Binh sĩ Pháp giám sát bên trong phi trường quốc tế Charles De Gaulle gần Paris, 23/03/2016. |
Chính quyền Pháp hứa hẹn an ninh tối đa cho giải
bóng đá châu Âu Euro 2016 tổ chức tại Pháp. Nhưng trong nội bộ, giới
cảnh sát, quan chức cao cấp và chuyên gia rất lo ngại nguy cơ khủng bố,
vì đây là mục tiêu lý tưởng cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Sau
các vụ khủng bố tại Paris ngày 13 tháng 11 năm ngoái và tại Bruxelles
ngày 22 tháng Ba vừa qua, đã có những tiếng nói cất lên khẳng định rằng
một sự kiện tầm cỡ như thế, thu hút hàng triệu người cùng với các phóng
viên báo chí trên toàn thế giới, sẽ diễn ra từ ngày 10/06 đến
10/07/2016, hầu như không thể bảo vệ nổi. Tất cả những kẻ nào khủng bố
được sẽ tạo tiếng vang chưa từng thấy.
Một thành viên đơn vị chống khủng bố Pháp nói với AFP : «
Đối với Euro 2016, thực sự chúng tôi rất khủng hoảng. Tôi vừa tham dự
một hội nghị với ban tổ chức. Họ muốn biết nếu bị tấn công, liệu các
trận thi đấu có thể nối lại vào hôm sau hoặc hôm sau nữa hay không. Tôi
rất bực, hỏi lại : ‘Phải có bao nhiêu người chết thì mới dừng lại ?’
Tệ
hại nhất là các khu vực dành cho người hâm mộ. Làm thế nào bảo vệ nổi ?
Hơn nữa chúng tôi biết rằng nhiều địa phương thực sự do dự, có ý định
hủy bỏ các trận đấu. Họ thậm chí không tìm được các nhân viên bảo vệ tư
nhân trên thị trường. Và dù sao đi nữa, trách nhiệm ngăn trở điều tồi tệ
xảy ra không phải thuộc về họ ».
Các vụ tấn công vào các nhà hàng và quán cà phê Paris đã chứng tỏ rằng việc nổ súng vào các « mục tiêu dễ ăn » gồm những thường dân vô tình tụ tập lại, có thể gây tác động rất mạnh.
Nếu
giữ nguyên các khu vực khép kín dành cho người hâm mộ - dự kiến sẽ có
khoảng bảy triệu người mê bóng đá tụ họp lại để xem trước màn ảnh lớn -
thì chỉ cần tấn công vào một quán bar đông khách ở cách đó chừng một
trăm mét để khủng bố Euro 2016. Tuy gián tiếp, nhưng kết quả gây hoảng
loạn là tương tự.
Một nguồn tin cảnh sát khẳng định với AFP : «
Tìm cách trả đũa bọn khủng bố vốn có thể tấn công vào mọi lúc với các
khẩu kalachnikov, là điều bất khả thi. Nhưng không thể hủy bỏ một sự
kiện như thế, cho dù mối đe dọa khủng bố là cao độ, có thể bị tấn công.
Không cho công chúng xem các trận thi đấu, hay bỏ các khu vực dành cho
fan bóng đá không phải là giải pháp, vì sẽ mang lại một hình ảnh thảm
hại cho giải đấu. Chúng tôi chuẩn bị đối phó trong trường hợp bị tấn
công, và đáng buồn thay, điều này có khả năng xảy ra ».
Đối với Yves Trotignon, từng là nhà phân tích chống khủng bố của DGSE (cơ quan phản gián Pháp) :
« Không ai có thể tự cho phép hủy bỏ giải Euro vì sự kiện quan trọng
này mang tính biểu tượng và cả về kinh tế nữa. Cần phải bình tĩnh vượt
qua. Nhưng mọi người đều ngần ngại, và họ có lý ».
Ông nói thêm : «
Cơn ác mộng tệ hại nhất là phải đối đầu với các ê-kíp khủng bố hùng hậu
như ở Bruxelles. Bọn chúng có dư thời gian để chuẩn bị : ngày giờ và
địa điểm đã biết rõ, tha hồ đi thám sát. Cũng như tấn công một ngân hàng
: bọn cướp có thể dành nhiều tháng trời để nghiên cứu trước.
Ác
mộng thứ hai, là hành động đơn lẻ của một kẻ nào đó. Hắn ta hoàn toàn
độc lập, không có dấu hiệu gì để có thể phát hiện trước : không có cuộc
điện thoại hay thông điệp nào được phát đi. Không thể tránh nổi ! ».
Ngoài
vai trò về mặt chính trị và kinh tế, giải Euro 2016 cũng sẽ ảnh hưởng
đến việc chọn lựa thành phố chủ nhà cho Thế vận hội 2024 vào năm 2017.
Paris là ứng cử viên cùng với nhiều thành phố khác, trong đó có Los
Angeles.
Ông Pascal Boniface, một người yêu bóng đá và là giám đốc Viện Quan hệ Chiến lược Quốc tế (IRIS), xác nhận : «
Đối với Pháp cũng như mọi nước khác, vấn đề an ninh hết sức quan trọng.
Nhưng cần phải nói sự thật : không thể có zero nguy cơ. Chẳng có gì dễ
dàng hơn là tổ chức một vụ khủng bố. Bạn bảo vệ 1.000 mục tiêu, và chính
là mục tiêu thứ 1.001 sẽ bị nhắm đến (…) Việc lái xe hơi chạy qua và xả
súng vào một đám đông người đi bộ, là nằm trong khả năng của nhiều
người ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.