Hai
ứng viên độc lập Bùi Minh Quốc (trái) và Nguyễn Tường Thụy (phải)
|
Nhà
báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết, ngay sau khi anh ký Thông báo số 13/Hội
NBĐLVN thông tin về 2 phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) tự ứng
cử đại biểu Quốc hội khóa 14 là ông Nguyễn Tường Thụy và ông Bùi Minh
Quốc.
Cơ
quan an ninh thuộc Công an TP.HCM lập tức tổ chức « canh theo » đối
với anh rất ráo riết để răn đe. Có đến bốn, năm nhân viên an ninh thường xuyên
túc trực trước hẻm nhà anh và bám chặt anh vào mọi lúc, mọi nơi mà anh đi.
Không quá khó để nhận ra rằng, chế độ « canh
theo » như trên biểu lộ thái độ răn đe đối với hai ứng viên độc lập của
IJAVN là ông Nguyễn Tường Thụy và ông Bùi Minh Quốc khi hai ứng viên này còn
phải trải qua vòng lấy ý kiến nơi cư trú và hội nghị hiệp thương lần ba, trước
khi đi đến danh sách bầu cử. Bất chấp tuyên ngôn « Dân chủ đến thế là cùng! » của Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng, cơ quan công an TP.HCM vẫn hành xử với các nhà báo tự do tương tự
cách thức mà cơ quan này đã ngăn chặn trái phép quyền tự do đi lại của nhiều
trí thức và người dân tưởng niệm Hoàng Sa, Gạc Ma và kỷ niệm cuộc chiến tranh
biên giới phía Bắc 1979.
Bằng
chứng « canh theo » mới nhất của Công an TP.HCM đối với nhà báo Phạm
Chí Dũng không chỉ nhằm cản trở quyền tự do ứng cử của công dân, mà còn cho
thấy cơ quan này có nhiều dấu hiệu xâm phạm quyền tự do báo chí như đã ghi rõ
trong Hiến pháp Việt Nam từ năm 1992 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị mà Nhà nước Việt Nam ký kết từ năm 1982.
Hàng
năm, lực lượng công an Việt Nam chiếm một khoản lớn trong kinh phí dành cho an
ninh, quốc phòng và hành chính xã hội. Kinh phí này xuất nguyên từ tiền túi của
người dân.
Trong một động thái khác liên quan đến phát ngôn « một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước
ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động »
của một thành viên đoàn giám sát thuộc Tiểu ban An ninh, Trật tự, An toàn
Xã hội của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, báo chí Việt Nam cho biết Thiếu tướng Lê
Mã Lương cho rằng, nếu không chỉ rõ được ai thì không được nói chung chung như
vậy, sẽ phương hại đến người tự ứng cử. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Túc - Chủ
nhiệm Hội đồng Tư vấn các vấn đề văn hoá xã hội - nói ông hơi sửng sốt khi mà
đang vận động người dân tự ứng cử, thì lại nói có tổ chức phản động đứng sau.
Nói chung chung như thế là xúc phạm những người tự ứng cử.
Dư
luận trong nước đang đặt câu hỏi bức bối về quan chức nào của Tiểu ban an ninh
đã hoặc quá hồ đồ hoặc quá thâm hiểm khi quy chụp giới tự ứng cử là « phản
động » như thế…
Lê Dung (SBTN
20.03.2016)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.