dimanche 18 octobre 2015

Tập Cận Bình bị Đức Giáo hoàng Phanxicô che khuất tại Mỹ

Dẫn theo bà vợ xinh đẹp, hát hay, nhưng chuyến đi của Tập chỉ được báo chí đưa tin bằng 1/5 so với Đức Giáo hoàng.
(Le Figaro 02/10/2015) Trưng ra bộ mặt hiền hòa giả tạo, Tập gia gia nói rằng ông ta thích nhà văn Ernest Hemingway, dẫn ra Ông già và biển cả. Người đứng đầu Trung Quốc cho biết đã thú vị thưởng thức mojito, thức uống yêu thích của nhà văn Mỹ lúc đến thăm Cuba. Không, những thủ đoạn chính trị Bắc Kinh và chiến dịch chống tham nhũng của ông ta không phải là một House of Cards (tạm dịch : "Lâu đài giấy") kiểu Trung Quốc – Tập Cận Bình khẳng định, hàm ý bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng của Mỹ nói về những cú đòn trong chính giới Washington…

Những thổ lộ nhỏ giọt của Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ mới đây nhằm vẽ ra một khuôn mặt nhân bản, đã thất bại. Tập Cận Bình bị Đức Giáo hoàng Phanxicô che khuất hoàn toàn – mà sức thu hút tự thân của Ngài đã làm nên khúc khải hoàn ca vang dội trong chuyến tông du nước Mỹ. Tập còn bị lu mờ cả trước ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.


Nhân vật số một của nền kinh tế thứ nhì thế giới, được coi là lãnh đạo Trung Quốc quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay, hy vọng áp đặt được với tư thế « bình đẳng giữa hai đại cường » trước Tổng thống Mỹ tại Hoa Kỳ, và gây ấn tượng mạnh mẽ tại Trung Quốc.

Đoàn đại biểu Bắc Kinh đặt điều kiện, chủ tịch Tập không muốn thấy bất kỳ một nhà đối lập nào trên lộ trình của ông ta trong suốt chuyến thăm Mỹ, cũng không muốn nghe gì từ họ. Báo chí Trung Quốc tin tràn ngập tin tức về chuyến công du của chủ tịch, nhấn mạnh một thông điệp từ tiềm thức : Trung Quốc có thể đường hoàng hy vọng cùng thống trị hành tinh bên cạnh Hoa Kỳ.

Nhiều người dân Philadelphia (Hoa Kỳ) phải leo lên cây để chờ đón xe chở Đức Giáo hoàng Phanxicô đi qua, 27/09/2015.
Xui xẻo thay, chuyến thăm Nhà Trắng đầu tiên của ông Tập lại tình cờ trùng hợp với chuyến tông du của Đức Giáo hoàng Phanxicô – Ngài được đón tiếp như một đấng cứu rỗi, thu hút được một triệu người đến dự thánh lễ tại Philadelphia. Kết quả : Sự hiện diện của Đức Thánh Cha quan trọng gấp 21 lần so với Tập Cận Bình trên các mạng lưới ở Mỹ, được đưa tin nhiều gấp 5 lần trên báo chí và gấp 3 lần trên thế giới mạng !

Chuyến công du Hoa Kỳ đã phô bày ra ánh sáng sự khác biệt về cách nhìn thế giới theo quan điểm của ông Tập, và thế giới thực mà ông ta đang sống. Vào thời đại toàn cầu hóa, Tập Cận Bình lại ôm tham vọng chế ngự cả hành tinh. Tuy nhiên ông ta lại tiến công với những vũ khí có từ thế kỷ trước.

Tại Hoa Kỳ, ông ta muốn tin rằng chỉ cần vài thủ thuật truyền thông là đủ để xóa nhòa bản tổng kết tệ hại của ba năm nắm quyền. Làm thế nào xoa dịu một dân tộc khao khát tự do trong khi coi rẻ tự do ? Liệu có nghe được chăng, khi rao giảng phải bảo vệ quyền lợi phụ nữ mà lại chà đạp lên nhân quyền, tống vào nhà tù các nhà đấu tranh cho nữ quyền ?

Bị ám ảnh về sự sống còn của đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã bắt chiếc đồng hồ của đất nước mình phải ngừng lại ở thời kỳ toàn trị, cá cược rằng sự thịnh vượng ngày càng tăng của đất nước đủ để dập tắt khát vọng tự do của người dân.

Nghịch lý giữa tình hình nội bộ Trung Quốc và ý muốn đóng vai trò hàng đầu trên trường quốc tế không tránh khỏi cặp mắt của người Mỹ. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton tấn công : « Nếu Tổng thống Obama sống ở Trung Quốc, với tư cách một người công giáo, luật sư về quyền dân sự, giáo sư về luật hiến định, rất có thể là ông đã bị bỏ tù, thậm chí là tệ hơn nữa ».

Từ khi lên cầm quyền, Tập Cận Bình nổi bật với sự tách biệt thường xuyên những giá trị toàn cầu, việc bóp nghẹt tự do và làn sóng bắt bớ tất cả những tiếng nói « nghịch nhĩ » : luật sư, nhà báo, giáo sư đại học, nhà văn, blogger, doanh nhân…

Ở Hoa Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cướp mất của ông Tập vai trò đối thủ địa chính trị chủ chốt của chính quyền Obama. Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sự cởi mở của Tập Cận Bình về khí hậu và đóng góp hào phóng của Trung Quốc cho Lực lượng giữ gìn hòa bình chẳng được quan tâm. Sự căng thẳng giữa Barack Obama và Vladimir Putin đã thu hút mọi sự chú ý.

Mời đọc lại:

Tại Mỹ, Tập Cận Bình tái khẳng định « chủ quyền » Biển Đông



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.