Đăng ngày 03-06-2015
Nước Úc không loại trừ khả năng tăng thêm các
chuyến bay tuần tra trên không phận Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Úc
Kevin Andrews hôm nay 03/06/2015 tuyên bố như trên, trong bối cảnh căng
thẳng do Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại vùng biển này. Ông cũng kêu gọi
xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại khu vực tranh chấp.
Khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra
tại Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Úc nhấn mạnh đây không phải là sự
kiện mới. Hiện chính phủ Úc chưa có cuộc bàn bạc chính thức nào với đồng
minh thân thiết Hoa Kỳ. Nhưng Canberra sẽ xem xét bày tỏ quan điểm, sau
khi có tin báo chí tiết lộ chính phủ Úc đang tích cực nghiên cứu việc
triển khai phi cơ giám sát P-3 tại khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo
nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.
Các luật gia của chính phủ Úc tin rằng các chuyến bay tuần tra như thế nằm trong phạm vi luật quốc tế, bởi vì « chỉ những dải đất cao hơn mực thủy triều mới được dùng làm căn cứ để tính lãnh hải ». Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, lãnh đạo phe đối lập ở Thượng viện nói với tờ The Guardian là ông ủng hộ các chuyến bay giám sát và tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo, vì các đảo này không được cộng đồng quốc tế công nhận. Ông nói : « Chúng ta có thể làm như thế, luật pháp quốc tế đứng về phía chúng ta ».
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Úc khẳng định, đảm bảo quyền tự do hàng hải là lợi ích của mọi quốc gia. Úc sẽ tiếp tục hải hành ở Biển Đông, kể cả các phi vụ giám sát theo luật quốc tế. Các phi vụ của Úc đã tiến hành từ 30 năm qua và sẽ còn tiếp tục trong tương lai, như một phần đóng góp vào việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Bắc Kinh phản đối các chuyến bay giám sát tại Biển Đông, trong khi Lầu Năm Góc khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra tại khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp. Tại Diễn đàn an ninh khu vực vào Chủ nhật 31/5, ông Andrews tuyên bố Úc quan ngại trước khả năng Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo, và mong muốn các nước liên quan quyết định xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tốt nhất cho vùng biển tranh chấp.
Trước đó hôm thứ Tư 27/5, Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng Dennis Richardson tuyên bố : « Tốc độ và quy mô việc bồi đắp đảo của Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về ý đồ và mục đích ». Theo ông, việc Bắc Kinh gia tăng hoạt động trong khu vực, kể cả sự hiện diện của các tàu chiến là tính toán sai lầm. Đây là lời phê bình thẳng thắn nhất từ một quan chức chính phủ Úc, đánh dấu một sự thay đổi ý nghĩa, vì lâu nay Canberra thường tỏ ra ôn hòa đối với đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Úc Trung Quốc Châu Á Quốc tế Biển Đông Không phận Tuần tra Quân sự
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150603-uc-co-the-mo-rong-tuan-tra-khong-phan-bien-dong/
Các luật gia của chính phủ Úc tin rằng các chuyến bay tuần tra như thế nằm trong phạm vi luật quốc tế, bởi vì « chỉ những dải đất cao hơn mực thủy triều mới được dùng làm căn cứ để tính lãnh hải ». Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, lãnh đạo phe đối lập ở Thượng viện nói với tờ The Guardian là ông ủng hộ các chuyến bay giám sát và tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo, vì các đảo này không được cộng đồng quốc tế công nhận. Ông nói : « Chúng ta có thể làm như thế, luật pháp quốc tế đứng về phía chúng ta ».
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Úc khẳng định, đảm bảo quyền tự do hàng hải là lợi ích của mọi quốc gia. Úc sẽ tiếp tục hải hành ở Biển Đông, kể cả các phi vụ giám sát theo luật quốc tế. Các phi vụ của Úc đã tiến hành từ 30 năm qua và sẽ còn tiếp tục trong tương lai, như một phần đóng góp vào việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Bắc Kinh phản đối các chuyến bay giám sát tại Biển Đông, trong khi Lầu Năm Góc khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra tại khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp. Tại Diễn đàn an ninh khu vực vào Chủ nhật 31/5, ông Andrews tuyên bố Úc quan ngại trước khả năng Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo, và mong muốn các nước liên quan quyết định xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tốt nhất cho vùng biển tranh chấp.
Trước đó hôm thứ Tư 27/5, Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng Dennis Richardson tuyên bố : « Tốc độ và quy mô việc bồi đắp đảo của Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về ý đồ và mục đích ». Theo ông, việc Bắc Kinh gia tăng hoạt động trong khu vực, kể cả sự hiện diện của các tàu chiến là tính toán sai lầm. Đây là lời phê bình thẳng thắn nhất từ một quan chức chính phủ Úc, đánh dấu một sự thay đổi ý nghĩa, vì lâu nay Canberra thường tỏ ra ôn hòa đối với đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Úc Trung Quốc Châu Á Quốc tế Biển Đông Không phận Tuần tra Quân sự
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150603-uc-co-the-mo-rong-tuan-tra-khong-phan-bien-dong/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.