Đăng ngày 13-04-2015
Sửa đổi ngày 13-04-2015 15:48
Cựu Chủ tịch Ủy ban Quản lý và Kiểm tra Tài sản
Nhà nước Trung Quốc, ông Tương Khiết Mẫn (Jiang Jiemin), một đồng minh
của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) hôm nay
13/04/2015 khi ra tòa vì tội tham nhũng, đã nhận tội và xin khoan hồng.
Tương
Khiết Mẫn là một trong số hơn một chục quan chức cao cấp nhất bị truy
tố trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình được tuyên truyền
rầm rộ. Từng giữ chức Chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia CNPC (China
National Petroleum Corporation), Tương Khiết Mẫn cũng là người thân tín
của Chu Vĩnh Khang, nhân vật đứng đầu ngành an ninh khét tiếng, nay đã
bị thất sủng.
AFP cho biết tòa án ở tỉnh Hồ Bắc kết tội ông Tương Khiết Mẫn tham nhũng và lạm dụng chức quyền, « sở hữu số tài sản khổng lồ có nguồn gốc bất minh ». Tân Hoa Xã cho biết Viện Kiểm sát lên án ông này « kiếm lợi bằng việc thông qua các dự án và thăng chức », nêu ra « 14 trường hợp mà Tương Khiết Mẫn đã đòi hỏi hay chấp nhận tiền bạc hoặc hiện vật một cách trực tiếp hay thông qua vợ ông ta », nhưng không cho biết chi tiết cụ thể.
Theo Reuters, trước tòa án ở tỉnh Hồ Bắc, bị cáo đã nói : « Các cáo buộc là rõ ràng, bằng chứng xác đáng và thuyết phục. Tôi xin nhận tội và rẩt ăn năn, mong được khoan hồng ». Phiên tòa kết thúc chiều nay, và tòa án « sẽ chọn lựa một thời điểm thích hợp để loan báo quyết định, sau khi nghị án theo luật định ». Tuy nhiên AFP nhấn mạnh, tại Trung Quốc, đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ ngành tư pháp.
Tháng 3/2013, Tương Khiết Mẫn được bổ nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quản lý và Kiểm tra Tài sản Nhà nước (SASAC), chuyên giám sát các tập đoàn quốc doanh hùng mạnh. Nhưng chưa đầy sáu tháng sau, Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng loan báo ông Tương bị điều tra do « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng » - ám chỉ tội tham nhũng. Theo báo chí chính thức, đây là lần đầu tiên một ủy viên trung ương đảng bị điều tra.
Tương Khiết Mẫn và nhiều người thân cận thuộc « phe dầu khí » trong đảng Cộng sản đã bị bắt giam và khai trừ đảng từ năm 2013. Trong số đó có Vương Vĩnh Xuân (Wang Yongchun), cựu Phó chủ tịch và mới đây là Liệu Vĩnh Viễn (Liao Yongyuan), Tổng giám đốc CNPC.
Các nhà phân tích cho rằng thay vì dùng các biện pháp như công khai tài sản quan chức, tư pháp độc lập và tự do báo chí để chống tham nhũng, Tập Cận Bình đã lợi dụng chiến dịch này để tiêu diệt các phe phái đối nghịch. Chính quyền Bắc Kinh còn đàn áp các phong trào độc lập chống tham nhũng, tống giam mấy chục nhà tranh đấu đã tham gia biểu tình kêu gọi các quan chức minh bạch về tài sản.
AFP cho biết tòa án ở tỉnh Hồ Bắc kết tội ông Tương Khiết Mẫn tham nhũng và lạm dụng chức quyền, « sở hữu số tài sản khổng lồ có nguồn gốc bất minh ». Tân Hoa Xã cho biết Viện Kiểm sát lên án ông này « kiếm lợi bằng việc thông qua các dự án và thăng chức », nêu ra « 14 trường hợp mà Tương Khiết Mẫn đã đòi hỏi hay chấp nhận tiền bạc hoặc hiện vật một cách trực tiếp hay thông qua vợ ông ta », nhưng không cho biết chi tiết cụ thể.
Theo Reuters, trước tòa án ở tỉnh Hồ Bắc, bị cáo đã nói : « Các cáo buộc là rõ ràng, bằng chứng xác đáng và thuyết phục. Tôi xin nhận tội và rẩt ăn năn, mong được khoan hồng ». Phiên tòa kết thúc chiều nay, và tòa án « sẽ chọn lựa một thời điểm thích hợp để loan báo quyết định, sau khi nghị án theo luật định ». Tuy nhiên AFP nhấn mạnh, tại Trung Quốc, đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ ngành tư pháp.
Tháng 3/2013, Tương Khiết Mẫn được bổ nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quản lý và Kiểm tra Tài sản Nhà nước (SASAC), chuyên giám sát các tập đoàn quốc doanh hùng mạnh. Nhưng chưa đầy sáu tháng sau, Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng loan báo ông Tương bị điều tra do « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng » - ám chỉ tội tham nhũng. Theo báo chí chính thức, đây là lần đầu tiên một ủy viên trung ương đảng bị điều tra.
Tương Khiết Mẫn và nhiều người thân cận thuộc « phe dầu khí » trong đảng Cộng sản đã bị bắt giam và khai trừ đảng từ năm 2013. Trong số đó có Vương Vĩnh Xuân (Wang Yongchun), cựu Phó chủ tịch và mới đây là Liệu Vĩnh Viễn (Liao Yongyuan), Tổng giám đốc CNPC.
Các nhà phân tích cho rằng thay vì dùng các biện pháp như công khai tài sản quan chức, tư pháp độc lập và tự do báo chí để chống tham nhũng, Tập Cận Bình đã lợi dụng chiến dịch này để tiêu diệt các phe phái đối nghịch. Chính quyền Bắc Kinh còn đàn áp các phong trào độc lập chống tham nhũng, tống giam mấy chục nhà tranh đấu đã tham gia biểu tình kêu gọi các quan chức minh bạch về tài sản.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150413-trung-quoc-cuu-chu-tich-uy-ban-quan-ly-tai-san-nha-nuoc-ra-toa/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.