Đại tướng Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tại Hà Nội, 14/08/2014. |
Lại “sum vầy”
(VNTB)- Chuyến công du của Đại tướng
Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đến Việt Nam
vào trung tuần tháng 8/2014 mang những hàm ý hay ẩn ý gì?
Gần hai
chục năm sau thời điểm tái lập bang giao Việt - Mỹ vào năm 1995, Martin
Dempsey là quan chức quốc phòng cao cấp nhất xuất hiện tại đất nước cựu thù
với Hoa Kỳ. Mặc dù nội dung của chuyến công du này chỉ lồng trong một thông báo
mang tính chung nhất, nhưng khó mà không liên tưởng sự vụ công cán của viên Chủ
tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ với hàng loạt sự kiện ngoại giao và
công vụ Việt - Mỹ gần đây.
Hiện
diện của Martin Dempsey tại Hà Nội chỉ diễn ra 3 ngày sau chuyến thăm đột ngột của Thượng nghĩ
sĩ John McCain. Biểu hiện của John McCain trước toàn bộ Bộ Chính trị Việt Nam
lại mang dáng dấp của tiếng nói Quốc hội Hoa Kỳ và có thể cả Chính phủ xứ Cờ
Hoa. An ninh, thương mại và nhân quyền là ba chủ đề chính mà Thượng nghị sĩ
John McCain có vẻ không gặp trở ngại nào trong lịch trình bàn thảo với các cơ
quan hữu quan Việt Nam.
Và cũng
dường như “chẳng có John McCain nếu không có Phạm Quang Nghị”. Hành động diện
kiến đầy bất ngờ của một người mà dư luận không rõ chức danh nào là chính - Ủy
viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội hay đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - trên phương diện đối ngoại với giới chính khách tại
Hoa Kỳ, hiển nhiên đã mở màn cho chuyến thăm “đáp lễ” của Thượng nghĩ sĩ John
McCain - người đóng vai trò quan trọng trong Ủy ban Quân vụ của Quốc hội Mỹ và
có thể tác động đáng kể đến việc Chính phủ Mỹ bỏ từng phần lệnh cấm vận vũ khí
sát thương đối với Việt Nam.
Tương tự
một năm trước, hàng loạt biểu hiện ngoại giao con thoi giữa hai quốc gia cựu
thù đã một lần nữa sum vầy vào tháng 8/2014. Hiện tượng này còn cho thấy một
chuyến công du dự kiến khác - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Việt Nam
vào tháng 9/2014 - là có khả năng xảy ra. Nếu hiện tượng thú vị này tác hợp,
Bắc Kinh sẽ âm thầm nổi đóa.
Căn cứ quân sự nào?
Thật ra,
mọi chuyện bắt đầu từ tháng 4/2013 với đợt “giao lưu Hải quân” giữa 3 tàu chiến
Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Tuy nhiên vào thời điểm đó, cuộc đối
thoại song phương nhân quyền Việt - Mỹ mới chỉ tái khởi động và chưa đem lại
kết quả đáng kể nào. Nhân quyền mới chỉ nằm trên bàn đàm phán mà chưa có bất cứ
tù nhân lương tâm nào bước qua khe cửa hoen gỉ của trại giam. Ngay cả Dan Baer
- trưởng đoàn đối thoại nhân quyền của Hoa Kỳ - muốn đến thăm một vài nhân vật
bất đồng chính kiến ở Hà Nội cũng gặp quá nhiều khó khăn.
Chỉ đến
gần đây, sau “món quà từ trên trời rơi xuống” có tên giàn khoan HD 981, hội ngộ
giao lưu hải quân Việt - Mỹ lại diễn ra và còn nồng ấm hơn cả năm 2013. Thậm
chí, lính Hải quân Mỹ còn giao lưu với cả sinh viên Đà Nẵng và làm công tác từ
thiện, kể cả “giao lưu quét sân” tại thành phố “đáng sống nhất Việt Nam” này.
Hình như
chưa bao giờ từ thời điểm năm 1975, Việt Nam cần đến Mỹ như bây giờ.
Bối cảnh
này cũng “trùng hợp” với sự kiện nhà nước Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân
lương tâm như Đinh Đăng Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung,
Vi Đức Hồi và gần nhất là Đỗ Thị Minh Hạnh. Nghe đâu sắp tới có thể cả Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải và vài con người nổi bật khác có thể được phóng thích vô điều
kiện.
Tất nhiên
mọi việc đều có ẩn ý và những nguồn cơn của nó. Nếu Quốc hội Hoa Kỳ tỏ ra đồng
thuận với chính quyền Việt Nam không chỉ về TPP mà cả vấn đề chủ quyền Biển
Đông, lẽ dĩ nhiên chuyến công du của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội
đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, mang hàm ý về khả năng người Mỹ đang đạt
được một thỏa thuận ban đầu với chính quyền Việt Nam về một vị trí quân sự của
Hoa Kỳ ở dải đất hình chữ S trong tương lai gần.
Cụ thể
hóa, vị trí đó có thể là một căn cứ “bán quân sự” ở Đà Nẵng và có thể cả Cam
Ranh.
“Vị trí
quân sự” cũng là một khái niệm không hẳn trừu tượng mà Thượng nghĩ sĩ John McCain không
quên nhắc tới trong buổi họp báo tại Hà Nội trước khi ông ra sân bay về nước.
Bất chấp
việc một bộ phận nào đó giới đảng và trong lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn bị
trì đọng bởi cách nhìn “Mỹ là kẻ thù số một”.
Bom , mìn của Mỹ vẩn còn nằm đầy trên đất Việt Nam.
RépondreSupprimerKhông ưa chiến tranh và ngoại bang ...
Bom mìn trung cộng không thấy trên đất VN ! vì chúng nó chặt đầu và bắn pháo tiêu diệt gần 4000 con người của sư 325 và 64 người lính hải quân đảo Gacma không 1 cái gì để chống cự bị ,cấp trên bắt làm bia cho hải quân trung cộng tập bắn ,không ai muốn chiến tranh ,nhưng nếu để bảo vệ đất nước người dân VN không từ chối khi nó bắt buột đến ,không thích ngoại bang ,nhưng tàu cộng là anh em 16 chử vàng 4 tốt ,anh em 1 nhà răng lưởi môi kề nhau nên tàu cộng đả cắn mất ải Nam quan ,cắn mất cả hoàng sa ,và chuẩn bị cắn tiếp cho đến khi nào dân VN quỳ mọp thiên triều kinh bắc thì ông mởi hả dạ hay sao ?tất cả là ngụy biện ,VN còn thật sự cai trị đất nước của mình hay không ! giàn khoan 981 nóng hổi vừa xong là ngoại bang nào muốn khai thác tài nguyên VN hay chúng nó là nội bang câu kết cùng bọn bán nước đang nằm sâu trong chiêu bài nhà nước ,đả làm người thì phải nhìn rỏ thiệt hơn thua thắng phải trái ,hảy nhìn bài học Tân cương Tây Tạng ,ngày đêm rên xiết dưới áp bức và cai trị của tàu cộng ,THÀ LÀM ĐẦY TỚ THẰNG KHÔN ,CÒN HƠN LÀM THẦY THẰNG DẠY ,nhửng nước như Hàn quốc Phillipine ,Singapore ,Thai lan tại sao đất nước họ giàu mạnh ,họ có cần ngoại bang không ,? ngay cả Nhật có cần ngoại bang không ? mà họ vẩn cứ giàu mạnh ,KHÔNG CÓ NGOẠI BANG GIÚP SỨC THÌ NHẬT THÁI HÀN PHI ,MẢ LAI ,INDO CÓ HÙNG MẠNH VÀ GIÀU CÓ NHƯ NGÀY NAY .! dân tộc ta anh hùng ,nhưng cứ đi xin viện trợ mải ,đi ra quốc tế thì có nhửng khẩu hiệu đọc thấy mà ...nhục ...công chức hạng nhất của nhà nước đi du học và hội thảo đều bỏ trốn dù rằng ở VN họ là vua trong sở ngoại vụ ,.vì họ đả thấy rận trong chăn không kể xiết .
RépondreSupprimer