Bài đăng : Thứ bảy 14 Tháng Sáu 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 14 Tháng Sáu 2014
Hôm nay
14/06/2014 Philippines cho biết đã gởi công hàm phản đối Bắc Kinh về
việc cải tạo đất ở một rạn san hô tranh chấp tại quần đảo Trường Sa. Đây
là lần phản kháng thứ tư trong vòng ba tháng qua.
Công hàm phản đối mới của Manila liên quan đến Đá Ken Nan
(McKeenan Reef) thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, nơi căng
thẳng không ngừng tăng lên do Trung Quốc thường sử dụng các chiến thuật
đe dọa các quốc gia khác cũng tranh chấp quần đảo này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Charles Jose tuyên bố công hàm đã được
gởi đi tuần rồi. Ông nói rằng Trung Quốc đang cải tạo đất tại đây, nhưng
không cho biết Bắc Kinh có trả lời hay không.
Hồi tháng Tư, Philippines đã gởi công hàm phản đối sau khi Trung Quốc xây dựng quy mô và di chuyển đất với khối lượng lớn tại Đá Gạc Ma (Johnson South Reef, thuộc cụm Sinh Tồn), có thể là nhằm biến đổi đảo này thành một hòn đảo có đường băng kiên cố, làm cơ sở cho việc tuyên bố vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông. Đây là hòn đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14/03/1988 làm 64 lính hải quân Việt Nam thiệt mạng.
Tiếp theo, Philippines lại phản đối việc Trung Quốc xây dựng tại Đá Gaven và Đá Lạc (Gaven Ree, thuộc cụm Nam Yết), Đá Châu Viên (Cuateron Reef, thuộc cụm Trường Sa). Bắc Kinh bác bỏ các phản kháng của Manila, với lý do đó là lãnh thổ của Trung Quốc.
Cả bốn đảo trên đều đang bị quân Trung Quốc chiếm cứ, nhưng Việt Nam và Philippines đòi hỏi chủ quyền.
Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp lên một tòa án Liên Hiệp Quốc hồi tháng Ba, tố cáo các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện.
Ngoài quần đảo Hoàng Sa đã chiếm được bằng vũ lực từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, Trung Quốc yêu sách chủ quyền không chỉ đối với quần đảo Trường Sa, mà hầu như toàn bộ Biển Đông, và ngày càng tỏ ra hung hăng hơn.
Trong những tuần lễ gần đây, Trung Quốc không ngày nào không cho tàu bè đủ loại trong đó có các tàu quân sự uy hiếp các tàu kiểm ngư và tàu cá Việt Nam hoạt động xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 mà Bắc Kinh ngang nhiên đặt tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở gần Hoàng Sa.
Hôm nay 14/06/2014, một tàu quân sự giả dạng của Trung Quốc đã hướng nòng pháo về phía tàu cảnh sát biển Việt Nam, hung hãn đâm va, một tàu quét mìn Trung Quốc cũng ngang nhiên đe dọa. Thế nhưng hôm qua Bắc Kinh lại đóng vai nạn nhân, to tiếng cáo buộc là tàu Việt Nam đâm vào các tàu Trung Quốc đến 1.500 lần.
Hồi tháng Tư, Philippines đã gởi công hàm phản đối sau khi Trung Quốc xây dựng quy mô và di chuyển đất với khối lượng lớn tại Đá Gạc Ma (Johnson South Reef, thuộc cụm Sinh Tồn), có thể là nhằm biến đổi đảo này thành một hòn đảo có đường băng kiên cố, làm cơ sở cho việc tuyên bố vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông. Đây là hòn đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14/03/1988 làm 64 lính hải quân Việt Nam thiệt mạng.
Tiếp theo, Philippines lại phản đối việc Trung Quốc xây dựng tại Đá Gaven và Đá Lạc (Gaven Ree, thuộc cụm Nam Yết), Đá Châu Viên (Cuateron Reef, thuộc cụm Trường Sa). Bắc Kinh bác bỏ các phản kháng của Manila, với lý do đó là lãnh thổ của Trung Quốc.
Cả bốn đảo trên đều đang bị quân Trung Quốc chiếm cứ, nhưng Việt Nam và Philippines đòi hỏi chủ quyền.
Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp lên một tòa án Liên Hiệp Quốc hồi tháng Ba, tố cáo các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện.
Ngoài quần đảo Hoàng Sa đã chiếm được bằng vũ lực từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, Trung Quốc yêu sách chủ quyền không chỉ đối với quần đảo Trường Sa, mà hầu như toàn bộ Biển Đông, và ngày càng tỏ ra hung hăng hơn.
Trong những tuần lễ gần đây, Trung Quốc không ngày nào không cho tàu bè đủ loại trong đó có các tàu quân sự uy hiếp các tàu kiểm ngư và tàu cá Việt Nam hoạt động xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 mà Bắc Kinh ngang nhiên đặt tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở gần Hoàng Sa.
Hôm nay 14/06/2014, một tàu quân sự giả dạng của Trung Quốc đã hướng nòng pháo về phía tàu cảnh sát biển Việt Nam, hung hãn đâm va, một tàu quét mìn Trung Quốc cũng ngang nhiên đe dọa. Thế nhưng hôm qua Bắc Kinh lại đóng vai nạn nhân, to tiếng cáo buộc là tàu Việt Nam đâm vào các tàu Trung Quốc đến 1.500 lần.
Hồi nhỏ lúc tôi đi học lơ’p một, đôi khi co’ những đư’a bạn râ’t hung dữ, hay ăn hiê’p người kha’c. Nê’u mình cư’ nhịn mãi thì no’ lại càng làm tơ’i.
RépondreSupprimerCho nên một trong những bài học tuổi thơ của tôi là phải biê’t phản kháng lại, cho nó biê't là … “hey, tao không có dễ ăn hiê'p như mày tưởng đâu nhé”.
Nhịn nhục quá ...hóa HÈN và NGU