Bài đăng : Thứ năm 17 Tháng Tư 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 17 Tháng Tư 2014
Báo cáo
thường niên của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) về các quốc gia mà những vụ
sát hại nhà báo không bị trừng phạt, được công bố hôm qua 16/04/2014
nhận định, Syria là « đất nước nguy hiểm nhất thế giới đối với báo chí
».
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tố cáo “Số vụ sát hại các nhà báo tăng
lên, mối đe dọa cho những phóng viên đang hoạt động tại nước này. Một số
lượng chưa từng thấy các vụ bắt cóc và tỉ lệ thiệt mạng cao vì trúng
đạn trong các cuộc đụng độ, đã khiến Syria vẫn tiếp tục là quốc gia nguy
hiểm nhất thế giới đối với báo chí ».
Mới đây hôm 14/4, đã có thêm ba nhà báo của kênh truyền hình Al Manar của Hezbollah bị thiệt mạng tại phía bắc Damas. Trước đó vào ngày 30/3, hai phóng viên Tây Ban Nha đã được trả tự do sau sáu tháng bị bị bắt cóc ở Syria.
Các đợt bạo động mới và tình trạng những kẻ giết hại các nhà báo không hề bị trừng phạt đã khiến Irak, Somalia và Philippines luôn chiếm ba ngôi vị đầu trong các bảng xếp hạng gần đây. Riêng Irak với 100% trường hợp không bị trừng phạt, luôn đứng đầu kể từ khi bảng xếp hạng của CPJ được thành lập vào năm 2008.
Chỉ số được CPJ tính toán dựa trên tỉ lệ các vụ sát hại nhà báo mà không bị trừng trị, so với dân số của từng quốc gia. Chỉ những nước nào xảy ra từ năm vụ trở lên mới được tính đến, và năm nay có 13 nước bị đưa vào danh sách.
Cũng như năm ngoái, đứng đầu danh sách là các nước Irak, Somalia, Philippines, Srilanka, còn Syria xếp thứ năm. Theo CPJ, các nhà báo trong nước chiếm đến 96% số nạn nhân, hầu hết viết về các đề tài chính trị, tham nhũng và chiến tranh tại nước mình.
Mới đây hôm 14/4, đã có thêm ba nhà báo của kênh truyền hình Al Manar của Hezbollah bị thiệt mạng tại phía bắc Damas. Trước đó vào ngày 30/3, hai phóng viên Tây Ban Nha đã được trả tự do sau sáu tháng bị bị bắt cóc ở Syria.
Các đợt bạo động mới và tình trạng những kẻ giết hại các nhà báo không hề bị trừng phạt đã khiến Irak, Somalia và Philippines luôn chiếm ba ngôi vị đầu trong các bảng xếp hạng gần đây. Riêng Irak với 100% trường hợp không bị trừng phạt, luôn đứng đầu kể từ khi bảng xếp hạng của CPJ được thành lập vào năm 2008.
Chỉ số được CPJ tính toán dựa trên tỉ lệ các vụ sát hại nhà báo mà không bị trừng trị, so với dân số của từng quốc gia. Chỉ những nước nào xảy ra từ năm vụ trở lên mới được tính đến, và năm nay có 13 nước bị đưa vào danh sách.
Cũng như năm ngoái, đứng đầu danh sách là các nước Irak, Somalia, Philippines, Srilanka, còn Syria xếp thứ năm. Theo CPJ, các nhà báo trong nước chiếm đến 96% số nạn nhân, hầu hết viết về các đề tài chính trị, tham nhũng và chiến tranh tại nước mình.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.