Đặc phái viên về nhân
quyền của LHQ tại Miến Điện Tomas Ojea Quintana trong cuộc họp báo ở Răngun
ngày 19/02/2014.
|
(RFA 23/02/2014) Ngay sau khi trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền liên hiệp quốc, giới lãnh đạo cầm quyền ở Việt Nam rất có thể đang phải chịu mối phân tâm giằng xé trong ý thích có nên thực hiện quyền con người hay không.
Ngã ba đường
Được xem là tâm điểm trong cả hai
chính sách “xoay trục” của người Mỹ sang châu Á- Thái Bình Dương và của quốc
gia “Mười sáu chữ vàng” đối với mục tiêu bất di bất dịch khống chế biển Đông,
cánh cửa hoen gỉ của các nhà tù Việt Nam cũng đang rơi vào tâm thế vật lộn giữa
đóng và mở.
Ngay trong kỳ họp kiểm điểm định kỳ
phổ quát của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Việt Nam tại
Geneva vào đầu tháng 2/2014, nhiều phái bộ ngoại giao các nước đã xoáy đậm vào
chủ đề vẫn còn đến 150-200 tù nhân lương tâm bị giam cầm ở Việt Nam. Riêng với
tính cách bộc trực không thèm che giấu của mình, người Mỹ còn thẳng thắn hơn:
các tù nhân lương tâm phải được trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức, trong
đó có bốn cái tên đang làm cho chính thể Hà Nội đau đầu nhất: Cù Huy Hà Vũ,
Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê
Quốc Quân.
Lời giải của bài toán tù nhân lương
tâm thật ra khá đơn giản: cho tới chứng nào Hà Nội vẫn còn mơ màng đến chuyện
“không biết đến cuối thể kỷ 21 có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam
hay không”, chừng đó vẫn chưa thể có bất cứ một ráng hồng xóa nợ quốc gia hoặc
kỳ vọng nào cho TPP đối với nhóm chính khách đặc quyền được chống đỡ bởi tâm
trạng lo sợ sụp đổ từ Bắc Kinh.
Chỉ trong ba năm qua, tâm thế trên
được xem là khác hoàn toàn với thế bứt phá trong câu chuyện cổ tích ở Myanmar.
Độ sớm Myanmar
Thậm chí kẻ bị xem là đi sau chót
như Myanmar vẫn còn khả quan hơn nhiều so với quốc gia đã chịu mở cửa kinh tế
từ hơn hai chục năm trước là Việt Nam. Không chỉ được Câu lạc bộ Paris và Nhật
Bản, Na Uy, Pháp, Đức xóa nợ đến ít nhất 8 tỷ USD, chính quyền của tổng thống
Thein Sein còn được hứa hẹn sẽ “đặc cách” ngồi vào bàn tròn TPP mà không phải
trải qua những thử thách khắc nghiệt như đối với chính thể tại Hà Nội.
Tất cả đều có nguyên do, và nguyên
cớ lại tạo nên mối quan hệ nhân quả không thể chi li hơn trong các nền chính
trị đương thời có qua có lại. Khi lắng nghe bài diễn văn nhậm chức tổng thống
đầy khuôn sáo của Thein Sein vào đầu năm 2011, khó ai hình dung được một tương
lai sán lạn sẽ mở ra chỉ 6 tháng sau đó. Nhưng mọi việc đã khởi nguồn đầy triển
vọng với vụ giải chế thủ lãnh đảng đối lập Aung San Suu Kyi.
Không thể có một xã hội phát triển
nếu ít nhất không biết chấp nhận những kẻ nói ngược quan điểm. Bài học gần gũi
nhất với nền chính trị Việt Nam là đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của Aung
San Suu Kyi đã thực sự có chỗ đứng với tư cách là một phe đối lập, nhưng lại là
một tình cảm đối lập ôn hòa và còn phần nào hỗ trợ chính quyền Thein Sein giải
quyết những bất đồng chính trị giữa các phe phái, bất công xã hội và chiêu dụ
đầu tư nước ngoài.
Tồn đọng số lượng tù nhân chính trị
còn nhiều hơn cả Việt Nam, nhưng Myanmar với nhà lãnh đạo cách tân Thein Sein
đã gần như thoát hẳn cái bóng quân phiệt ròng rã hàng chục năm. Những đợt thả
người nhanh chóng vào năm 2012 của chế độ cầm quyền quốc gia này đã dẫn tới
chuyến nhập cảnh bất ngờ của người đứng đầu nước Mỹ Barak Obama vào Myanmar
ngay cuối năm đó.
Nhưng cùng trong năm 2012, giới chức
Bộ Chính trị ở Hà Nội dường như vẫn bất động, im lặng theo dõi diễn tiến ở đất
nước chỉ cách họ chưa đầy một trăm cây số đường chim bay. Họ có thể mích lòng
vì Obama đã không màng tới chuyện đặt chân lên mảnh đất ngàn năm văn hiến. Song
vẫn không một cá nhân chính khách cao cấp nào, từ Tổng bí thư đến Chủ tịch nước
và Thủ tướng chính phủ, dám liều lĩnh đưa ra một quyết định vượt thoát khỏi
hàng rào tập thể truyền thống được dán nhãn “xã hội chủ nghĩa”.
Chỉ đến năm 2013, khi cuộc hội kiến
được báo chí phương Tây ca ngợi giữa tổng thống Thein Sein với Nghị viện châu
Âu, cùng lễ đón tiếp Aung San Suu Kyi tại Nhà trắng tương đương cấp nguyên thủ
quốc gia, mới có vẻ khiến cho Bộ chính trị đảng Việt Nam nao lòng. Gần như cùng
thời điểm, cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ được nối lại, sau khi đã bị hoãn
một thời gian dài trước đó do vấn đề “nhân quyền Việt Nam thụt lùi sâu sắc”.
Độ trễ Việt Nam
Dù khởi hành sớm hơn rất nhiều so
với Myanmar, nhưng giờ đây Hà Nội lại bị thụt lùi rất đáng kể so với người hàng
xóm cùng khu vực Đông Nam Á. Vì sao vậy?
Bất chấp điều luôn được cơ chế độc
đảng và độc quyền kinh tế ở Việt Nam coi là “thành tích kinh tế”, độ trễ về não
trạng chính trị giữa Hà Nội với Myanmar lại là hố phân cách không thể chấp nhận
được, nếu xét về tính cố chấp đến mức mất hẳn óc sáng suốt.
Khoảng cách đó càng trở nên tôn bật
khi vào cuối năm 2013, Then Sein đã hoàn thiện lời hứa của ông trước Cộng đồng
châu Âu không thể tốt đẹp hơn: toàn bộ tù chính trị, có đến hơn 300 người, đã
được phóng thích khỏi các nhà tù ở Myanmar. Đến lúc này, một làn sóng đầu tư
nước ngoài đang chờ chực đổ vào đất nước còn gần như nguyên vẹn sự thuần phác
tính cách và tương lai phát triển này.
Trong khi đó, Hà Nội vẫn loay hoay
trong mớ hỗn độn về não trạng tư tưởng, giữa hai “nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” và khái niệm “một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh,
cạnh tranh sòng phẳng và minh bạch” mà họ rất cần để có thể được chấp nhận vào
TPP. Ở vào thế quá khó với nợ công quốc gia lên đến ít nhất 95% GDP cùng ít
nhất 25 tỷ USD nợ xấu đang tồn đọng trong ít nhất 1/3 số ngân hàng thương mại,
toàn bộ nền kinh tế Việt Nam như nằm trên một thùng thuốc súng có thể nổ tung
vào bất cứ lúc nào.
Nền chính trị cũng bởi thế đang trở
nên mẫn cảm không kém. Bất cứ một tia lửa kích phát nào từ khối quần chúng
trong xã hội cũng có thể khiến cho các quan chức trong Bộ Chính trị mất ngủ.
Tình thế hỗn mang quốc nội lại đang
có dấu hiệu biến diễn đặc biệt xáo trộn kể từ đầu năm 2014 - năm con Ngựa theo
phong thủy châu Á và cũng là năm mà một viên sĩ quan công an mang cấp hàm
thượng tướng cầm tinh Quý Ngọ ra đi vĩnh viễn.
Sau những “thành tích nổi bật về đối
ngoại” vào năm con Rắn, thế trườn bò của nền chính trị trong năm ngoái đã bất
ngờ chuyển sang trạng thái phi mã vào năm Giáp Ngọ này với những cuộc tranh đấu
không khoan nhượng giữa các nhóm lợi ích – thân hữu.
Lời chứng về tham nhũng có thể là lời
kết cho số phận một chế độ tham lam vô độ. Đã từ quá lâu nay, độc đảng đã gây
ra độc quyền, còn nạn độc đoán điều hành lại tạo ra các nhóm lợi ích và nhóm
thân hữu mà đã bít chặt gần hết các lối thoát của dân chúng.
Gần đây nhất, một trong những lối
thoát cho chế độ đã hiển hiện, nhưng tiếc thay lại không được vận dụng “linh
hoạt và uyển chuyển” như cụm tính từ đặc thù trong các báo cáo của Đảng và
Chính phủ. Trong khi kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) ở Thụy Sĩ vào đầu
tháng 2/2014 là một cơ hội hiếm hoi cho Hà Nội để trình báo lòng thành của họ
trong con mắt của thế giới, nhưng đã chẳng có bất cứ một phát tiết nào từ hành
vi “đọc báo cáo” của phái bộ Việt Nam - một cử chỉ được giới quan sát
quốc tế bình luận chẳng khác gì “nói như vẹt”.
Hai tuần sau UPR Geneva, cơ hội giải
tỏa cho trường hợp dễ dàng nhất là Lê
Quốc Quân cũng bị chà đạp với thái độ xét xử còn lâu mới được
xem là thức thời.
Giờ đây và hơn bao giờ hết, điều oái
oăm là gần như toàn bộ số phận của nền chính trị và tương lai có ổn định hay không
của xã hội Việt Nam lại phụ thuộc vào sứ mệnh của “phe lợi ích”. Nếu sự ra đi
vĩnh hằng và có vẻ được trông đợi của viên tướng công an Phạm Quý Ngọ có thể là
một dấu mốc khiến xoay chuyển cả đại cục, những người của “phe lợi ích” sẽ đánh
mất cơ hội cuối cùng nếu không thể lợi dụng được thời gian cuối cùng trước đại
hội 12 của đảng để làm nên một hình ảnh nhân quyền tối thiểu như Thein Sein đã
kiến tạo ở Myanmar.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.