Bài đăng : Thứ bảy 08 Tháng Ba 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 08 Tháng Ba 2014
Sau buổi
lễ khai mạc bị phủ bóng bởi cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraina, cuộc
tranh tài đã bắt đầu hôm nay 08/03/2014 tại Sotchi với bốn huy chương
vàng cho nước chủ nhà Thế vận hội mùa đông dành cho người khuyết tật.
Vài giờ sau lễ khai mạc chính thức tối qua với sự hiện diện của
Tổng thống Vladimir Putin, thật khó bỏ qua các sự kiện tại bán đảo
Crimée ở Ukraina, bên kia bờ Hắc hải. Để gây dấu ấn, các vận động viên
Ukraina đã quyết định chỉ để một người duy nhất tham gia diễu hành là
vận động viên trượt tuyết và hai môn phối hợp, Mykhailo Tkachenko, 37
tuổi.
Nước Nga, nay trở thành cường quốc về các môn thể thao mùa đông dành cho người khuyết tật và mong muốn dẫn đầu bảng xếp hạng như trong Thế vận hội Sotchi cách đây 15 ngày, đã nhanh chóng chiếm được bốn trên tổng số năm huy chương vàng hai môn trượt tuyết và bắn súng phối hợp. Vận động viên Nhật Akira Kano giành ngôi vị đầu môn trượt dốc nam, cô gái Pháp Marie Bochet đoạt huy chương vàng cho nữ.
Nếu tuyết vẫn hiện diện trên đường đua, sau Thế vận hội mùa đông vừa qua cỏ mọc hai bên vệ đường và tiếng chim hót tạo cảm giác xuân về trong một Olympic được cho là mùa đông.
Về phía các cổ động viên Nga đến dự đông đảo, họ không muốn đứng về phía nào trong cuộc khủng hoảng giữa Matxcơva và Kiev về Crimée. Natalia Kazimirova, một cô gái Nga trên mặt vẽ cờ tổ quốc nói: “Tôi hết sức lo ngại cho Ukraina và hôm qua khi thấy có mỗi một vận động viên Ukraina đơn độc diễu hành, tôi đã khóc. Và tôi vỗ tay hoan hô cả hai đội Nga và Ukraina, tôi không quan tâm đến chính trị”.
Nếu Putin bày tỏ hy vọng Paralympics sẽ giúp “giảm bớt căng thẳng” giữa Nga và Ukraina, đối với các vận động viên Nga trước tiên là nêu bật hình ảnh người tàn tật trong một đất nước không minh bạch về vấn đề này.
Sergei Shilov, sáu lần vô địch thế vận trượt tuyết, được chọn lựa để đốt đuốc Olympic trong lễ khai mạc, Thế vận hội khuyết tật lần này rất quan trọng cho người tàn tật tại Nga. Anh nói: “Thời Liên Xô người ta coi như không có người khuyết tật, và giờ đây bỗng dưng họ xuất hiện, đòi hỏi được quan tâm. Sotchi sẽ là chất xúc tác cho một bước đại nhảy vọt”.
Nga vắng mặt tại Paralympics cho đến năm 1988, khi khởi đầu đổi mới thì mới tham gia Thế vận mùa hè Seoul. Người khuyết tật thường phải sống bó hẹp trong nhà hay những trung tâm đặc biệt, hiếm khi trông thấy họ. Nhưng định kiến đối với người tàn tật vẫn nặng nề ở Nga, một nước chỉ mới bắt đầu chú ý đến cơ sở hạ tầng dành cho người khuyết tật.
Nước Nga, nay trở thành cường quốc về các môn thể thao mùa đông dành cho người khuyết tật và mong muốn dẫn đầu bảng xếp hạng như trong Thế vận hội Sotchi cách đây 15 ngày, đã nhanh chóng chiếm được bốn trên tổng số năm huy chương vàng hai môn trượt tuyết và bắn súng phối hợp. Vận động viên Nhật Akira Kano giành ngôi vị đầu môn trượt dốc nam, cô gái Pháp Marie Bochet đoạt huy chương vàng cho nữ.
Nếu tuyết vẫn hiện diện trên đường đua, sau Thế vận hội mùa đông vừa qua cỏ mọc hai bên vệ đường và tiếng chim hót tạo cảm giác xuân về trong một Olympic được cho là mùa đông.
Về phía các cổ động viên Nga đến dự đông đảo, họ không muốn đứng về phía nào trong cuộc khủng hoảng giữa Matxcơva và Kiev về Crimée. Natalia Kazimirova, một cô gái Nga trên mặt vẽ cờ tổ quốc nói: “Tôi hết sức lo ngại cho Ukraina và hôm qua khi thấy có mỗi một vận động viên Ukraina đơn độc diễu hành, tôi đã khóc. Và tôi vỗ tay hoan hô cả hai đội Nga và Ukraina, tôi không quan tâm đến chính trị”.
Nếu Putin bày tỏ hy vọng Paralympics sẽ giúp “giảm bớt căng thẳng” giữa Nga và Ukraina, đối với các vận động viên Nga trước tiên là nêu bật hình ảnh người tàn tật trong một đất nước không minh bạch về vấn đề này.
Sergei Shilov, sáu lần vô địch thế vận trượt tuyết, được chọn lựa để đốt đuốc Olympic trong lễ khai mạc, Thế vận hội khuyết tật lần này rất quan trọng cho người tàn tật tại Nga. Anh nói: “Thời Liên Xô người ta coi như không có người khuyết tật, và giờ đây bỗng dưng họ xuất hiện, đòi hỏi được quan tâm. Sotchi sẽ là chất xúc tác cho một bước đại nhảy vọt”.
Nga vắng mặt tại Paralympics cho đến năm 1988, khi khởi đầu đổi mới thì mới tham gia Thế vận mùa hè Seoul. Người khuyết tật thường phải sống bó hẹp trong nhà hay những trung tâm đặc biệt, hiếm khi trông thấy họ. Nhưng định kiến đối với người tàn tật vẫn nặng nề ở Nga, một nước chỉ mới bắt đầu chú ý đến cơ sở hạ tầng dành cho người khuyết tật.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.