Bài đăng : Thứ bảy 02 Tháng Mười Một 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 02 Tháng Mười Một 2013
Theo tờ
báo The Guardian của Anh số ra ngày hôm nay 02/12/2013, các cơ quan tình
báo Tây Âu cũng phối hợp làm việc trong một chương trình giám sát
internet và điện thoại có quy mô tương đương với Hoa Kỳ.
Dựa trên các tài liệu mật do cựu nhân viên Edward Snowden của
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) cung cấp, nhật báo The Guardian
cho biết, châu Âu thu thập các dữ liệu được chuyển qua cáp quang hay bí
mật hợp tác với các công ty viễn thông tư nhân.
Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan nằm trong số các nước mà cơ quan tình báo triển khai các phương pháp trên khi hợp tác với các cơ quan khác như tình báo Anh GCHQ.
Thông tin do tờ báo Anh đưa ra gây bối rối cho Đức và Pháp, hai nước vừa tỏ thái độ giận dữ trước việc NSA nghe lén trên diện rộng tại châu Âu. Đức và Brazil hôm qua đã trình một dự thảo nghị quyết lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, yêu cầu chấm dứt việc giám sát điện tử quá trớn và việc vi phạm trắng trợn cuộc sống riêng tư. Dư luận Đức đặc biệt bị sốc khi biết điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel cũng bị Mỹ nghe lén.
Các tài liệu của GCHQ do Edward Snowden tiết lộ cho thấy tình báo Anh tự hào là đã tư vấn cho các đồng nghiệp châu Âu những cách tốt nhất để tránh né luật pháp sở tại nhằm hạn chế khả năng giám sát. Dẫn một báo cáo của GCHQ năm 2008, The Guardian cho biết gián điệp Anh quốc đặc biệt ấn tượng trước BND (tình báo liên bang Đức) vì có “tiềm năng kỹ thuật khổng lồ và xâm nhập được vào trung tâm internet”.
Cơ quan tình báo Anh cũng ca ngợi DGSE (tình báo Pháp), nhất là quan hệ của cơ quan này với một công ty viễn thông không được nêu tên, một quan hệ mà GCHQ hy vọng sẽ lợi dụng được.
Những phân tích tương tự về Tây Ban Nha, Thụy Điển hay Hà Lan cũng được đưa ra. CNI (Trung tâm tình báo quốc gia Tây Ban Nha) được khen về quan hệ với một công ty viễn thông Anh, FRA của Thụy Điển thì có lợi thế nhờ một luật thông qua năm 2008 mở rộng quyền giám sát. Chỉ có Ý không làm tình báo Anh hài lòng, vì sự dẫm chân giữa nhiều cơ quan và quá nhiều luật hạn chế hoạt động tình báo.
Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan nằm trong số các nước mà cơ quan tình báo triển khai các phương pháp trên khi hợp tác với các cơ quan khác như tình báo Anh GCHQ.
Thông tin do tờ báo Anh đưa ra gây bối rối cho Đức và Pháp, hai nước vừa tỏ thái độ giận dữ trước việc NSA nghe lén trên diện rộng tại châu Âu. Đức và Brazil hôm qua đã trình một dự thảo nghị quyết lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, yêu cầu chấm dứt việc giám sát điện tử quá trớn và việc vi phạm trắng trợn cuộc sống riêng tư. Dư luận Đức đặc biệt bị sốc khi biết điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel cũng bị Mỹ nghe lén.
Các tài liệu của GCHQ do Edward Snowden tiết lộ cho thấy tình báo Anh tự hào là đã tư vấn cho các đồng nghiệp châu Âu những cách tốt nhất để tránh né luật pháp sở tại nhằm hạn chế khả năng giám sát. Dẫn một báo cáo của GCHQ năm 2008, The Guardian cho biết gián điệp Anh quốc đặc biệt ấn tượng trước BND (tình báo liên bang Đức) vì có “tiềm năng kỹ thuật khổng lồ và xâm nhập được vào trung tâm internet”.
Cơ quan tình báo Anh cũng ca ngợi DGSE (tình báo Pháp), nhất là quan hệ của cơ quan này với một công ty viễn thông không được nêu tên, một quan hệ mà GCHQ hy vọng sẽ lợi dụng được.
Những phân tích tương tự về Tây Ban Nha, Thụy Điển hay Hà Lan cũng được đưa ra. CNI (Trung tâm tình báo quốc gia Tây Ban Nha) được khen về quan hệ với một công ty viễn thông Anh, FRA của Thụy Điển thì có lợi thế nhờ một luật thông qua năm 2008 mở rộng quyền giám sát. Chỉ có Ý không làm tình báo Anh hài lòng, vì sự dẫm chân giữa nhiều cơ quan và quá nhiều luật hạn chế hoạt động tình báo.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.