Bài đăng : Thứ tư 10 Tháng Bẩy 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 10 Tháng Bẩy 2013
AFP hôm
nay 10/07/2013 dẫn lời một viên chức ngân hàng giấu tên cho biết, một
đạo luật mới cho phép Ngân hàng Trung ương Miến Điện độc lập hơn sắp
được ban hành. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Miến Điện đang tiến
hành một loạt cải cách kinh tế, nhằm thu hút các nhà đầu tư ngoại quốc.
Viên chức trên của Ngân hàng Trung ương Miến Điện (CBM) nói
rằng, dự luật trên đã được Quốc hội thông qua hôm thứ Hai 8/7 và sẽ được
Tổng thống Thein Sein ký ban hành từ nay đến cuối tuần, trước khi lên
đường công du châu Âu vào Chủ nhật tới. Theo nhân vật này, thì « Điều quan trọng nhất là Ngân hàng Trung ương sẽ trở thành một cơ quan độc lập, không còn lệ thuộc vào Bộ Tài chính ».
Cũng theo nguồn tin trên, hoạt động của Ngân hàng Trung uơng Miến Điện sẽ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Tổng thống sẽ bổ nhiệm Thống đốc và ba Phó thống đốc, với sự phê chuẩn của Quốc hội.
Từ khi tập đoàn quân sự giải thể vào tháng 3/2011, tân chính phủ Miến Điện đã tiến hành hàng loạt cải cách chính trị và kinh tế, đưa đất nước ra khỏi tình trạng cô lập kéo dài nửa thế kỷ qua dưới chế độ độc tài.
Tháng 4/2012, tỉ lệ hối đoái đã được thống nhất. Trước đó, đồng tiền Miến Điện bị đặt dưới các hối suất chính thức, bán chính thức và không chính thức, với tỉ lệ quy đổi hết sức cách biệt : từ 1 cho đến 100 đồng kyat cho một đô la.
Một chính sách tiền tệ độc lập được xem là trụ cột của một nền kinh tế thị trường tân tiến, nhưng đến nay vẫn chưa rõ Ngân hàng Trung ương Miến Điện sẽ được độc lập đến mức nào. Theo các chuyên gia, vai trò chủ yếu của Ngân hàng này xưa nay chỉ là in tiền để bù vào thâm hụt ngân sách. Và trái với các Ngân hàng Trung ương khác trên thế giới, CBM chưa hề sử dụng việc tăng hay giảm lãi suất để tác động lên nền kinh tế.
Sean Turnell, nhà kinh tế thuộc trường đại học Macquarie ở Sydney nhận định : « Sẽ rất khó khăn cho CBM khi muốn thực hiện một chính sách tiền tệ hiệu quả chống lại lạm phát, nếu đồng thời phải cho chính phủ vay tiền để bù đắp vào ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu ». Việc thiếu các chuyên gia trong lãnh vực này cũng là một trở ngại đối với Ngân hàng Trung ương Miến Điện.
Cũng theo nguồn tin trên, hoạt động của Ngân hàng Trung uơng Miến Điện sẽ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Tổng thống sẽ bổ nhiệm Thống đốc và ba Phó thống đốc, với sự phê chuẩn của Quốc hội.
Từ khi tập đoàn quân sự giải thể vào tháng 3/2011, tân chính phủ Miến Điện đã tiến hành hàng loạt cải cách chính trị và kinh tế, đưa đất nước ra khỏi tình trạng cô lập kéo dài nửa thế kỷ qua dưới chế độ độc tài.
Tháng 4/2012, tỉ lệ hối đoái đã được thống nhất. Trước đó, đồng tiền Miến Điện bị đặt dưới các hối suất chính thức, bán chính thức và không chính thức, với tỉ lệ quy đổi hết sức cách biệt : từ 1 cho đến 100 đồng kyat cho một đô la.
Một chính sách tiền tệ độc lập được xem là trụ cột của một nền kinh tế thị trường tân tiến, nhưng đến nay vẫn chưa rõ Ngân hàng Trung ương Miến Điện sẽ được độc lập đến mức nào. Theo các chuyên gia, vai trò chủ yếu của Ngân hàng này xưa nay chỉ là in tiền để bù vào thâm hụt ngân sách. Và trái với các Ngân hàng Trung ương khác trên thế giới, CBM chưa hề sử dụng việc tăng hay giảm lãi suất để tác động lên nền kinh tế.
Sean Turnell, nhà kinh tế thuộc trường đại học Macquarie ở Sydney nhận định : « Sẽ rất khó khăn cho CBM khi muốn thực hiện một chính sách tiền tệ hiệu quả chống lại lạm phát, nếu đồng thời phải cho chính phủ vay tiền để bù đắp vào ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu ». Việc thiếu các chuyên gia trong lãnh vực này cũng là một trở ngại đối với Ngân hàng Trung ương Miến Điện.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.