Bài đăng : Thứ tư 03 Tháng Bẩy 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 03 Tháng Bẩy 2013
Chính
phủ Bồ Đào Nha hôm nay 03/07/2013 đang lung lay, sau khi hai bộ trưởng
quan trọng từ chức làm liên minh cầm quyền có nguy cơ sụp đổ. Cuộc khủng
hoảng chính trị này làm cho các nhà đầu tư lo ngại, và các đối tác châu
Âu e rằng chính sách khắc khổ sẽ không tiếp tục được.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso tuyên bố: “Tình
hình phải rõ ràng hơn càng sớm càng tốt”. Ông kêu gọi “tinh thần trách
nhiệm” để các nỗ lực thắt lưng buộc bụng từ hai năm nay của Bồ Đào Nha
không trở thành vô ích. Chủ tịch Eurogroupe, Jeroen Dijsselbloem cũng
kêu gọi tương tự, trong khi chính quyền Đức “tin rằng” Bồ Đào Nha sẽ
tiếp tục các cải cách.
Hậu quả đầu tiên của cuộc khủng hoảng chính trị là lãi suất vay thời hạn 10 năm của Bồ Đào Nha lần đầu tiên kể từ tháng 11/2012 đã vượt qua mức 8%. Thị trường chứng khoán Lisboa bị sụt giảm trên 6% ngay sau khi mở cửa, kéo theo các thị trường chứng khoán châu Âu khác.
Tuy vậy Thủ tướng Pedro Passos Coelho, hôm qua trong một bài diễn văn trang trọng vẫn khẳng định sẽ không từ chức. Ông cố giữ vẻ bình thường khi vẫn đến Berlin tham dự một nghị về việc làm cho giới trẻ như đã dự kiến.
Sau sự ra đi của Bộ trưởng Tài chính Vitor Gaspar hôm thứ Hai 1/7, hôm qua đến lượt Ngoại trưởng Paulo Portas từ chức, do bất đồng với Thủ tướng Coelho. Ông Coelho cho biết rất bất ngờ trước quyết định này, và từ chối đơn từ nhiệm của ông Portas - nhân vật số hai trong chính phủ và là người lãnh đạo đảng bảo thủ CDS-PP, đối tác của đảng Dân chủ Xã hội trong liên minh trung tả nắm quyền từ năm 2011.
Thủ tướng Bồ Đào Nha thậm chí còn cam đoan là sẽ cố vượt qua khủng hoảng cùng với đảng liên kết CDS-PP, để duy trì ổn định chính trị của đất nước. Nhưng các nhà phân tích lo ngại hai đảng này khó thể lại đồng thuận với nhau. Hơn nữa báo chí còn cho biết hai Bộ trưởng Nông nghiệp và An sinh Xã hội thuộc đảng của Thủ tướng Pedro Passos Coelho cũng sẽ từ chức.
Nhiều nhà bình luận cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay sẽ làm tan rã liên minh đã giúp chính phủ có được đa số trong Quốc hội, để thực thi các biện pháp khắc khổ do châu Âu đòi hỏi trong hai năm qua, nhằm đổi lấy gói cứu trợ 78 tỉ euro. Kịch bản có nhiều khả năng diễn ra nhất là việc bầu cử Quốc hội trước thời hạn.
Trong bối cảnh Quốc hội có nguy cơ bị giải thể, Tổng thống Anibal Cavaco Silva sẽ gặp gỡ Thủ tướng Coelho ngày mai, sau đó tiếp xúc với đại diện các đảng chính trị có mặt trong Quốc hội. Còn ngay chiều nay ông gặp Antonio José Seguro, lãnh đạo đảng Xã hội là đảng đối lập chính hiện đang muốn bầu cử Quốc hội trước thời hạn.
Trên lãnh vực kinh tế tài chính, một số người đã đề cập đến khả năng Bồ Đào Nha phải yêu cầu một kế hoạch cứu trợ lần thứ hai, và rơi vào số phận tương tự như Hy Lạp, đang sống nhờ tiền hỗ trợ. Bộ ba Liên hiệp châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu và các chủ nợ của Bồ Đào Nha ngày 15/7 tới sẽ họp lại đánh giá các cải cách của nước này, đang bị suy thoái và thất nghiệp kỷ lục, để có thể giải ngân đợt cứu trợ thứ hai.
Tuy vậy trước mắt nhiều nhà phân tích không băn khoăn nhiều về tác động của cuộc khủng hoảng này, vì nhu cầu tài chính Bồ Đào Nha được đảm bảo cho đến cuối năm.
Hậu quả đầu tiên của cuộc khủng hoảng chính trị là lãi suất vay thời hạn 10 năm của Bồ Đào Nha lần đầu tiên kể từ tháng 11/2012 đã vượt qua mức 8%. Thị trường chứng khoán Lisboa bị sụt giảm trên 6% ngay sau khi mở cửa, kéo theo các thị trường chứng khoán châu Âu khác.
Tuy vậy Thủ tướng Pedro Passos Coelho, hôm qua trong một bài diễn văn trang trọng vẫn khẳng định sẽ không từ chức. Ông cố giữ vẻ bình thường khi vẫn đến Berlin tham dự một nghị về việc làm cho giới trẻ như đã dự kiến.
Sau sự ra đi của Bộ trưởng Tài chính Vitor Gaspar hôm thứ Hai 1/7, hôm qua đến lượt Ngoại trưởng Paulo Portas từ chức, do bất đồng với Thủ tướng Coelho. Ông Coelho cho biết rất bất ngờ trước quyết định này, và từ chối đơn từ nhiệm của ông Portas - nhân vật số hai trong chính phủ và là người lãnh đạo đảng bảo thủ CDS-PP, đối tác của đảng Dân chủ Xã hội trong liên minh trung tả nắm quyền từ năm 2011.
Thủ tướng Bồ Đào Nha thậm chí còn cam đoan là sẽ cố vượt qua khủng hoảng cùng với đảng liên kết CDS-PP, để duy trì ổn định chính trị của đất nước. Nhưng các nhà phân tích lo ngại hai đảng này khó thể lại đồng thuận với nhau. Hơn nữa báo chí còn cho biết hai Bộ trưởng Nông nghiệp và An sinh Xã hội thuộc đảng của Thủ tướng Pedro Passos Coelho cũng sẽ từ chức.
Nhiều nhà bình luận cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay sẽ làm tan rã liên minh đã giúp chính phủ có được đa số trong Quốc hội, để thực thi các biện pháp khắc khổ do châu Âu đòi hỏi trong hai năm qua, nhằm đổi lấy gói cứu trợ 78 tỉ euro. Kịch bản có nhiều khả năng diễn ra nhất là việc bầu cử Quốc hội trước thời hạn.
Trong bối cảnh Quốc hội có nguy cơ bị giải thể, Tổng thống Anibal Cavaco Silva sẽ gặp gỡ Thủ tướng Coelho ngày mai, sau đó tiếp xúc với đại diện các đảng chính trị có mặt trong Quốc hội. Còn ngay chiều nay ông gặp Antonio José Seguro, lãnh đạo đảng Xã hội là đảng đối lập chính hiện đang muốn bầu cử Quốc hội trước thời hạn.
Trên lãnh vực kinh tế tài chính, một số người đã đề cập đến khả năng Bồ Đào Nha phải yêu cầu một kế hoạch cứu trợ lần thứ hai, và rơi vào số phận tương tự như Hy Lạp, đang sống nhờ tiền hỗ trợ. Bộ ba Liên hiệp châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu và các chủ nợ của Bồ Đào Nha ngày 15/7 tới sẽ họp lại đánh giá các cải cách của nước này, đang bị suy thoái và thất nghiệp kỷ lục, để có thể giải ngân đợt cứu trợ thứ hai.
Tuy vậy trước mắt nhiều nhà phân tích không băn khoăn nhiều về tác động của cuộc khủng hoảng này, vì nhu cầu tài chính Bồ Đào Nha được đảm bảo cho đến cuối năm.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.