Bài đăng : Thứ hai 01 Tháng Bẩy 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 01 Tháng Bẩy 2013
Các cuộc bạo động ở Tân Cương không phải là « xung đột chủng tộc » giữa dân địa phương người Duy Ngô Nhĩ với người Hán tộc, mà là « khủng bố ». Báo chí chính thức Trung Quốc ngày 01/07/2013 khẳng định như trên, và loan báo việc siết chặt an ninh tại khu tự trị ở miền tây bắc có đa số dân theo đạo Hồi.
Sau các vụ nổi dậy đẫm máu tuần rồi, Bắc Kinh đã vội vàng gởi
đến Tân Cương ủy viên thường trực Bộ Chính trị Du Chính Thanh (Yu
Zhengsheng). Theo tờ China Daily, ông này hứa hẹn sẽ « có các biện pháp tăng cường để đàn áp các nhóm khủng bố ».
Lời tuyên bố trên đây được đưa ra nhân một hội nghị tổ chức vào ngày 29/06/2013 tại Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương, vào thời điểm sắp đến ngày kỷ niệm các vụ nổi dậy đẫm máu của người Duy Ngô Nhĩ chống lại người Hán ngày 05/07/2009, mà theo con số chính thức thì đã làm cho 197 người chết.
Báo chí Trung Quốc cũng cho biết đã bắt giữ Ahmatniyaz Sidiq (cách viết khác là Ahmetniaz Stek), một trong những người được cho là cầm đầu vụ nổi dậy ngày 26/06/2013 tại Lukqiu. Người này bị cho là đã tổ chức một « đơn vị khủng bố » gồm 17 thành viên, đã quyết định tấn công vào thành phố nằm cách Urumqi 250 km, sau khi một thành viên của nhóm bị bắt.
Vũ trang bằng dao, họ đã tấn công vào các đồn công an và trụ sở chính quyền ở Lukqiu, giết chết 24 người « trong đó có hai phụ nữ và 16 người Duy Ngô Nhĩ », theo China Daily. Có 11 người nổi dậy đã bị bắn chết.
Cũng theo tờ báo Nhà nước, có 19 người đã bị bắt vì « loan truyền tin đồn qua tin nhắn SMS và trên internet ».
Tại vùng đất rộng mênh mông thưa dân này, những thập kỷ gần đây nhiều triệu người Hán đã ồ ạt đến sinh sống, và chính quyền phải đối mặt với các thử thách « khủng bố, cực đoan tôn giáo và ly khai » - theo tờ Global Times.
Xã luận của tờ báo chính thức có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa cho rằng « một lần nữa, dư luận phương Tây lại đi ngược với các sự kiện và tình cảm của nhân dân Trung Quốc », nhưng « dư luận Trung Quốc phải vượt lên phương Tây và ngăn chận bọn khủng bố ở Tân Cương ».
Tờ báo này đả kích các phương tiện truyền thông đã nêu ra lời tố cáo của Hội nghị Duy Ngô Nhĩ thế giới, một tổ chức ly khai ở hải ngoại, theo đó các vụ bạo động là do « sự đàn áp liên tục và sự khiêu khích » của chính quyền Trung Quốc
Ông Du Chính Thanh khi phát biểu với các cán bộ đảng ở Tân Cương đã nhấn mạnh là họ phải « hoàn toàn ý thức về tình trạng phức tạp và trầm trọng của cuộc chiến đấu lâu dài chống các phong trào ly khai », mà ông cũng cho là « khủng bố ».
Các phóng viên của AFP vào tối tngày 29/06/2013 đã chứng kiến một cuộc tập trận hùng hậu tại Urumqi, với sự tham gia của nhiều ngàn binh lính thuộc đơn vị chống nổi dậy của công an vũ trang Trung Quốc, mà báo chí Nhà nước hôm nay gọi là một cuộc « mít-tinh chống khủng bố ».
Ở phía nam Tân Cương, một khu tự trị khác là Tây Tạng cũng bị siết chặt an ninh cao độ, sau các vụ bạo động mà hầu hết các nhà quan sát cho là từ sự thù địch của người dân địa phương trước khi vùng đất này bị người Hán tràn ngập. Phía Bắc Kinh thì tuyên bố đây là do « những người ly khai » bị Đạt Lai Lạt Ma xúi giục.
Lời tuyên bố trên đây được đưa ra nhân một hội nghị tổ chức vào ngày 29/06/2013 tại Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương, vào thời điểm sắp đến ngày kỷ niệm các vụ nổi dậy đẫm máu của người Duy Ngô Nhĩ chống lại người Hán ngày 05/07/2009, mà theo con số chính thức thì đã làm cho 197 người chết.
Báo chí Trung Quốc cũng cho biết đã bắt giữ Ahmatniyaz Sidiq (cách viết khác là Ahmetniaz Stek), một trong những người được cho là cầm đầu vụ nổi dậy ngày 26/06/2013 tại Lukqiu. Người này bị cho là đã tổ chức một « đơn vị khủng bố » gồm 17 thành viên, đã quyết định tấn công vào thành phố nằm cách Urumqi 250 km, sau khi một thành viên của nhóm bị bắt.
Vũ trang bằng dao, họ đã tấn công vào các đồn công an và trụ sở chính quyền ở Lukqiu, giết chết 24 người « trong đó có hai phụ nữ và 16 người Duy Ngô Nhĩ », theo China Daily. Có 11 người nổi dậy đã bị bắn chết.
Cũng theo tờ báo Nhà nước, có 19 người đã bị bắt vì « loan truyền tin đồn qua tin nhắn SMS và trên internet ».
Tại vùng đất rộng mênh mông thưa dân này, những thập kỷ gần đây nhiều triệu người Hán đã ồ ạt đến sinh sống, và chính quyền phải đối mặt với các thử thách « khủng bố, cực đoan tôn giáo và ly khai » - theo tờ Global Times.
Xã luận của tờ báo chính thức có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa cho rằng « một lần nữa, dư luận phương Tây lại đi ngược với các sự kiện và tình cảm của nhân dân Trung Quốc », nhưng « dư luận Trung Quốc phải vượt lên phương Tây và ngăn chận bọn khủng bố ở Tân Cương ».
Tờ báo này đả kích các phương tiện truyền thông đã nêu ra lời tố cáo của Hội nghị Duy Ngô Nhĩ thế giới, một tổ chức ly khai ở hải ngoại, theo đó các vụ bạo động là do « sự đàn áp liên tục và sự khiêu khích » của chính quyền Trung Quốc
Ông Du Chính Thanh khi phát biểu với các cán bộ đảng ở Tân Cương đã nhấn mạnh là họ phải « hoàn toàn ý thức về tình trạng phức tạp và trầm trọng của cuộc chiến đấu lâu dài chống các phong trào ly khai », mà ông cũng cho là « khủng bố ».
Các phóng viên của AFP vào tối tngày 29/06/2013 đã chứng kiến một cuộc tập trận hùng hậu tại Urumqi, với sự tham gia của nhiều ngàn binh lính thuộc đơn vị chống nổi dậy của công an vũ trang Trung Quốc, mà báo chí Nhà nước hôm nay gọi là một cuộc « mít-tinh chống khủng bố ».
Ở phía nam Tân Cương, một khu tự trị khác là Tây Tạng cũng bị siết chặt an ninh cao độ, sau các vụ bạo động mà hầu hết các nhà quan sát cho là từ sự thù địch của người dân địa phương trước khi vùng đất này bị người Hán tràn ngập. Phía Bắc Kinh thì tuyên bố đây là do « những người ly khai » bị Đạt Lai Lạt Ma xúi giục.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.