Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (phải) và đại biểu
Đỗ Thị Huyền Tâm (trái), vợ mới của cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại phiên khai mạc
Quốc hội Việt Nam ngày 20/05/2013.
|
Đôi lời: Blog Thụy My lại
hân hạnh nhận được bài viết mới từ Saigon của tác giả Thường Sơn. Xin trân trọng
giới thiệu với bạn đọc bài bình luận với cách viết cẩn trọng và giọng văn độc
đáo, của cây bút đầy nhiệt huyết này.
Không còn mang ý nghĩa sống
động như những người đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của dân chúng, cũng
không thể hiện được giao cảm cầu nối giữa Quốc hội và cử tri, các nghị sĩ và
báo chí sẽ ra sao trong nỗi bức bách thoái cảm và thoái khẩu?
Song thoái
Nghị
trường Việt Nam
chưa bao giờ rơi vào cơn nghịch lý não trạng như hiện thời.
Mùa
hè 2013. Trong lúc nhiều cuộc biểu tình chống trưng thu đất đai và lên án người
bạn “Mười sáu chữ vàng” vẫn liên tiếp làm rúng động Thủ đô, một tâm thế thoái
khẩu như bao trùm mọi hàng ghế và các ngóc ngách của hội trường Quốc hội.
Một
cựu dân biểu kể lại rằng theo ghi chép của ông, có đến hàng trăm nghị sĩ bị
“thoái khẩu” trong khá nhiều kỳ họp của cơ quan đại diện tối cao cho nhân dân
này.
Thoái
đảng cũng lại là một làn gió mới ở Trung
Quốc, được phe phẩy bởi cái quạt của Chủ tịch nước Tập Cận
Bình. Vào tháng 5/2013 và trùng với kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội Việt Nam, tờ
phụ trương của Nhân dân nhật báo đăng một bài viết cho rằng cần chỉ cần giữ lại
30 triệu tấm thẻ đảng trong tổng số tám chục triệu đảng viên như hiện nay.
Tính
đảng cũng luôn được đề cao trong Quốc hội Việt Nam, với mật độ thẻ đảng lên tới
90%.
Chỉ
có điều, mật độ trên lại có vẻ quá dày đặc, nếu đối chiếu với hiện tượng 500
nghị sĩ hầu như thể hiện vai trò “người tốt im lặng”.
Biểu
thị rõ rệt nhất của nghịch lý người tốt im lặng đã diễn ra bằng vào trạng thái
kín tiếng quá đỗi của quá nhiều nghị sĩ, lồng trong bối cảnh quá nhiều vấn nạn
và tai ương đang diễn biến rộng khắp trên bề mặt Chữ S.
Tình thế đã quá đỗi khẩn
trương.
Món nợ chính phủ
Khác hẳn với không khí có
vẻ khá bình yên của Quốc hội cách đây 7 năm, khác nhiều với ánh hồng lạc quan của
một chính phủ mới được Quốc hội thông qua cách đây hai năm và cũng chưa có quá
nhiều dư luận về những cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ hay về một chính
khách cao cấp nào đó cần phải bị “thoái đảng”…, tới giờ này hầu như mọi lối ra
của nền kinh tế đều bị bít kín.
Hoàn toàn không giống với
thời gian năm 2006 khi ông Nguyễn Tấn Dũng mới chấp nhiệm chức vụ thủ tướng và
Quốc hội cũng chưa có quá nhiều vấn đề gai góc cần phải mổ xẻ, cũng khác bẳn với
năm 2011 là thời điểm mà giới nghị sĩ Quốc hội còn mải trông chờ vào những lớp
hứa hẹn của Chính phủ trong khi kinh tế chưa bị phanh phui cái thực chất suy
thoái của nó, cho đến giờ hậu quả lớn nhất mà Quốc hội đang phải đối mặt là những
món nợ khủng khiếp do công tác điều hành của chính quyền gây ra.
Chỉ trong vòng hai năm,
ít nhất 100.000 doanh nghiệp đã bị đưa lên “đoạn đầu đài” khi buộc phải phá sản
và giải thể - theo một con số công bố chính thực của Ủy ban thường vụ quốc hội
vào đầu năm 2013.
Nhiều vấn nạn vốn đã bị
che giấu trong suốt những năm qua, nay đang bộc lộ một cách chẳng đặng đừng. Nợ
xấu và nợ công là những tử huyệt mang tầm cỡ quốc gia mà có thể để lại khối ung
thư di truyền cho nhiều thế hệ tương lai.
Vào năm 2011, vài đại biểu
Quốc hội đã không giấu được mối nghi ngờ về triển vọng nợ xấu thực tồn trong hệ
thống ngân hàng. Nhưng cũng khi đó, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn
Bình lại khẳng định tỷ lệ nợ xấu này chỉ là 3,4% - một con số quá nhỏ bé so với
ước tính đến 13% của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings vào cùng
thời điểm.
Gần như tương tự, chủ đề
nợ công vẫn được Chính phủ “kềm chế quyết liệt” dưới 55% GDP.
Nhưng trong suốt năm
2012, chỉ rải rác tiếng nói của đại biểu Quốc hội về hiện trạng nợ xấu và nợ
công. Tuy thế, ngoài việc Ngân hàng nhà nước bất ngờ thông báo tỷ lệ nợ xấu
tăng vọt lên 10% vào giữa năm 2012, để rồi bị cơ quan này đột ngột “rút” xuống
6% vào đầu năm 2013, không một ngôn ngữ nào của giới nghị sĩ được biến thành cầu
nối truyền khẩu từ nghị trường đến người dân.
Như câu ngạn ngữ “Khi giả
dối lên tiếng thì sự thật phải câm lặng”…
Món nợ Quốc hội
Cùng với nợ xấu, nợ công
là hệ quả tổng lực của tất cả những gì bị nhân dân và giới chuyên gia phản biện
độc lập cáo buộc là “yếu kém trong công tác điều hành của Chính phủ” trong những
năm qua.
Hệ quả đó cũng là sự dồn
tích, đè nén để sau hết bộc lộ trong tận cùng bi quan ở đoạn cuối con đường “nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong lúc con số của
Chính phủ vẫn tràn đầy “quyết tâm” về tỷ lệ nợ công chỉ khoảng 55,4%, nhiều
chuyên gia tài chính lại phản biện thẳng thừng rằng tỷ lệ này phải lên đến ít
nhất 95%, thậm chí đến 106%.
Nguồn cơn tạo ra chênh lệch
quá lớn như thế là do các cơ quan tham mưu quan yếu nhất của Việt Nam như Bộ
tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư đã “quên” không tính nợ của doanh nghiệp - như
một thành phần không thể thiếu theo tiêu chuẩn chính thức của Liên hiệp quốc -
vào phạm trù nợ công quốc gia.
Nợ công quốc gia lại là đầu
mối biểu hiện của quan điểm sắt đá về độc quyền. Quá nhiều vấn đề của khối
doanh nghiệp đã tập trung chủ yếu vào các tập đoàn kinh tế độc đoán của nhà nước.
Từ cuối năm 2011, một báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã cho biết
có đến ba chục tập đoàn như thế khó có khả năng trả nợ.
Cũng như nhiều vấn đề tồn
tích từ các thị trường đầu cơ tài chính như chứng khoán, vàng và thị trường bất
động sản, cùng vô số hệ lụy từ đầu tư trái ngành và lỗ lã ngập ngụa của khối
doanh nghiệp nhà nước đã khiến cho nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất và
người dân vô hình trung trở thành một thứ con tin của những nhóm lợi ích ở Việt
Nam.
Trong vòng hai chục năm
qua, chưa bao giờ cảnh tượng thất nghiệp lại được phổ cập hóa như hiện nay, cho
dù những người phụ trách Bộ lao động, thương binh và xã hội vẫn thản nhiên với
điều trần “Suy thoái không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo”.
Cũng như không thể có
chuyện vòng quay vốn xã hội giảm từ hơn 2 lần xuống còn 0,8 lần trong hai năm
2011 và 2012, nhưng mức tăng trưởng GDP vẫn được báo cáo trên 5%.
Song thay vì mổ xẻ những
nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp gây ra các hậu quả quá trầm kha về kinh tế, giới nghị sĩ Quốc hội lại vẫn dành quá nhiều
thời giờ cho những bài diễn văn đường lối và những gì phải thể hiện tính “nghị
quyết”.
Từ nhiều kỳ họp trước, bất
chấp hậu quả kinh tế đã lừng lững ập xuống, đại đa số nghị sĩ Việt Nam đã chỉ
thể hiện một cách ứng xử mà bị giới truyền thông lề dân phác họa thành “nghị gật”.
“Người tốt im lặng”
Song hiện trạng kinh tế
chỉ là một phần của cuộc sống. Phần tất yếu không kém của đời sống ấy thuộc về
những giá trị được coi là tinh thần và tất nhiên là dân tộc tính.
Vào những ngày Quốc hội
đang họp ở Hà Nội, tại Biển Đông lại xảy ra sự kiện một “tàu lạ” đâm thẳng vào
tàu cá Việt Nam và khiến một ngư dân bị chết. Toàn bộ câu chuyện đó lồng trong
bầu không khí họp hành hết sức nghiêm túc của nghị trường - nơi không một tiếng
nói nào cất lên để phản đối hành vi cố sát của “người lạ”, trái ngược hoàn toàn
với cuộc xuống đường của hàng trăm người dân Hà Nội không còn chịu nổi tâm thế
nhu nhược.
Nhưng không những không
được đáp ứng nguyện vọng biểu thị lòng yêu nước, số người xuống đường chống sự
xâm phạm của Trung Quốc
còn phải tổ chức một cuộc biểu thị khác - biểu tình nằm - nhằm chống lại sự can
thiệp đầy bất công của công an Hà Nội.
Hai bất công trong cùng một
động thái - từ Bắc Kinh xuống Hà Nội và ngay trong lòng Hà thành.
Những người phản đối hành
vi xâm phạm chủ quyền lại nhanh chóng rơi vào tâm thế vi hiến. Cũng cho tới
nay, vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào được cấp chính quyền triển khai để thực
thi quyền biểu tình của người dân - điều đã được Hiến pháp năm 1992 hiến định.
Luật biểu tình cũng vì thế
lại một lần nữa bị lỗi hẹn. Nhưng điều đáng kinh ngạc là vào lần này, trong khi
cơ quan hành pháp cao nhất là Chính phủ thậm chí còn tỏ thái độ đồng thuận với
dân chúng khi đề xuất Luật biểu tình, thì chính Ủy ban thường vụ Quốc hội lại
kín đáo loại nó ra.
Không chỉ Luật biểu tình,
mà cả những quyết sách lớn liên hệ mật thiết đến dân quyền và dân sinh như Luật
trưng cầu ý dân, vấn đề thu hồi đất liên quan đến các dự án kinh tế xã hội cũng
bị Ủy ban thường vụ quốc hội - thay mặt cho 500 đại biểu - bác bỏ việc đưa vào
chương trình nghị luật năm 2014.
Nhưng trước tất cả những gì
bị coi là nghịch lý khó có thể giấu diếm như thế, đại đa số nghị sĩ Việt Nam dường
như vẫn công nhiên kiên định với tâm thế “người tốt im lặng” - như một tinh thần
của vở “Người hảo tâm thành Tứ Xuyên” của nhà soạn kịch người Đức Bertol
Brecht.
Quá nhiều ẩn ý trong vở kịch
trên về đất nước Trung Hoa
vào đầu thế kỷ 20 đang có thể ứng nghiệm với nghị trường Việt Nam giờ
đây.
Win - Win?
Những gì được xem là thủ
pháp tự sự biện chứng trên sâu khấu của Brecht rốt cuộc chỉ nên xem là nỗi tư
biện trong từng con người nghị sĩ.
Tư biện lại là một biểu
hiện của điều bị giới truyền thông trong nước lên án như một thái độ vô cảm. Mỗi
người dân - khi tỏ ra thờ ơ với cảnh đồng loại của mình bị cướp giật công khai
trên đường phố và giữa ban ngày - đều có những lý do riêng tư để điều trần cho
cách hành xử đáng kính như vậy.
Báo chí trong nước - với
sĩ số 700 tờ và đã từ khá lâu nay không còn thật sự mặn mà với những cuộc tranh
luận về cái gọi là “suy thoái tư tưởng và đạo đức” nơi nghị trường, vào lần này
đã trở thành một tiêu chí nổi bật phản ánh không khí nín lặng của các nghị sĩ.
Một ít tờ báo như
Vietnamnet, Vneconomy, Tuổi Trẻ và vài ba gương mặt nghị sĩ như Dương Trung Quốc, Trương Trọng Nghĩa, Lê Thị Nga dường như là tất cả những
gì được xem là tiếng nói nhỏ nhặt của Quốc hội trong thời buổi nước sôi lửa bỏng
hiện thời.
Đã ngậm ngùi trôi qua cái
thời của những đại biểu cho dân như Nguyễn
Ngọc Trân, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng, Đỗ Trọng Ngoạn - những người đã
xoáy vào “nỗi đau” của Chính phủ bằng nhiều câu hỏi liên quan đến vụ án Vinashin
hay bằng thái độ phủ nhận đối với tính độc quyền man dã của các tập đoàn kinh tế
nhà nước như Petrolimex (xăng dầu), EVN (điện lực)…
“Quốc hội nào, Chính phủ
nấy” - như một ẩn ý của Dương Trung Quốc. Sự im lặng
triết học của ông vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011 có lẽ đã trở thành điểm nhấn
cuối cùng cho hình ảnh “nghị gật” phổ biến trong đại trà nghị trường.
Giờ đây, không còn mang ý
nghĩa sống động như những người đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của dân
chúng, cũng không thể hiện được giao cảm cầu nối giữa Quốc hội và cử tri, các
nghị sĩ và báo chí sẽ ra sao trong nỗi bức bách thoái cảm và thoái khẩu?
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần
đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam đang sắp diễn ra. Nhưng đối diện
với những gì bạc nhược như đang biểu thị một cách khó có thể vô cảm hơn, liệu
giới cử tri phổ thông có thể nhìn ra một tương lai nào khác ngoài thực tồn “Win
- Win” - tất cả cùng thắng?
Thường Sơn Thụy My
Huyền Tâm lấy Mạnh làm tư ! nay đang bị Mạnh ly dị, Kim Ngân thay áo liên tục !
RépondreSupprimerTrọng đã nói rồi: làm gì thì làm, phải giữ ghế cho chắc !
Vi loi ich cua My, My se ko can thiep de binh vuc cho ben nao trong cac ben dang tranh chap o bien dong,ngoai tru vai quoc gia dong minh da co hiep uoc doi tac toan dien song phuong va tu do luu thong duong bien phai duoc ton trong.Trong khi do, luc luong Trung quoc cang ngay cang hung hau de vuon duong luoi bo tu chin doan ra thanh 10 doan va y do Trung quoc cang ngay cang hung han...CHIEM, CHIEM VA GIU, GIU,de bien nhung lanh dia , lanh hai vua chiem duoc thanh lanh tho cua Tau. Khi su viec da thanh VIEC DA ROI,thi...VN voi trang thai bai liet nhu bay gio phai lam sao day de doi lai va bao ve nhan dan va lanh tho VN ?????
RépondreSupprimerVới thói háo dâm của Nông Đức Mạnh, Kim Ngân thăng tiến là chuyện không mấy khó hiểu
RépondreSupprimerHai thê thiếp của cha Mạnh
RépondreSupprimerMất tên trùm Việt Cộng, trước ở trong rừng lấy tuyền hộ lý, Việt Cộng cái, xấu như khỉ đột. Nay quyền cao chức trọng, tiền bạc nhiều dĩ nhiên phải bỏ khỉ dột lấy gái chân dài chứ.
RépondreSupprimerkẻ thù của nhân dân...
RépondreSupprimerSuy thoái đâu có ảnh hưởng đến người nghèo đâu! Vì sao? Vì người nghèo nào cũng đã thực hiện được 1 phần 3 lời dạy của Hồ chủ tịt: "Không có gì ..."
RépondreSupprimer