Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry, hôm nay 13/04/2013, đến Bắc Kinh để cố thuyết phục
chính quyền Trung Quốc gây áp lực lên Bắc Triều Tiên, cũng như góp phần
làm tan băng trong quan hệ Seoul – Bình Nhưỡng trong giai đoạn quyết
định này của cuộc khủng hoảng.
Sau khi đến thăm Seoul và khẳng định Washington hoàn toàn ủng
hộ đồng minh Hàn Quốc, ông John Kerry hôm nay đã đến Bắc Kinh để hội đàm
với Ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) trước khi gặp Chủ tịch nước Trung
Quốc Tập Cận Bình. Ông John Kerry cho rằng có vô số thử thách trước
mắt, còn theo ông Vương Nghị thì cuộc gặp gỡ diễn ra trong « giai đoạn
quyết định » của cuộc khủng hoảng.
Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản, ba nước hôm qua đã bị Bắc Triều Tiên đe dọa tấn công nguyên tử, tìm cách khuyến cáo Bình Nhưỡng từ bỏ ý định bắn thử một hay nhiều hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung, có thể làm tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên sôi bỏng.
Từ một năm qua, Bình Nhưỡng đã bắn hỏa tiễn hai lần, trong đó có một lần thành công vào tháng 12/2012, được phương Tây xem là một vụ thử tên lửa đạn đạo ngụy trang ; và thử hạt nhân một lần vào hôm 12/02/2013 khiến Liên Hiệp Quốc phải đưa ra các biện pháp trừng phạt mới.
Cho đến nay vẫn tiếp tục leo thang, làm ngơ trước những cảnh báo của Trung Quốc, Bắc Triều Tiên mới đây đã triển khai ở vùng duyên hải phương đông hai hỏa tiễn Musudan, có tầm bắn trên lý thuyết là 4.000 km, tức có thể bay đến Hàn Quốc, Nhật Bản và ngay cả đảo Guam của Hoa Kỳ. Theo các chuyên gia, vụ bắn tên lửa sắp tới có thể diễn ra vào ngày 15/04, nhân kỷ niệm sinh nhật cố lãnh tụ Kim Il Sung.
Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc, người đồng minh duy nhất và nguồn hỗ trợ kinh tế của Bắc Triều Tiên, có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn chận trước khi Bình Nhưỡng tiến hành điều tệ hại nhất. Trong một thông cáo chung với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, ông John Kerry nhận định « Trung Quốc có tiềm năng khổng lồ về vấn đề này », « Rõ ràng là trên toàn thế giới, không quốc gia nào có quan hệ chặt chẽ cũng như ảnh hưởng lớn như thế đối với Bắc Triều Tiên, ngoài Trung Quốc ».
Tuần qua, ông Tập Cận Bình đã cảnh cáo Bình Nhưỡng – tuy không nêu đích danh - là không nên đẩy bán đảo Triều Tiên vào cảnh hỗn loạn. Theo Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, người đã gặp ông Tập Cận Bình hôm qua tại Bắc Kinh, thì Chủ tịch Trung Quốc « rất lo lắng » trước tình hình, và đảm bảo là « nỗ lực tối đa để làm giảm căng thẳng ».
Vừa tỏ ra cứng rắn trước đe dọa của Bình Nhưỡng, nhưng Ngoại trưởng Mỹ cũng ủng hộ thái độ hòa hoãn của Seoul trước người anh em phương Bắc. Xuất thân từ cánh hữu bảo thủ vốn thù địch với chế độ cộng sản, nhưng Tổng thống Park Geun Hye hôm qua tuyên bố « Hàn Quốc sẵn sàng lắng nghe Bắc Triều Tiên ».
Một dấu hiệu hòa dịu khác của Hoa Kỳ là tuần rồi đã không cho bắn thử hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa từ California, đồng thời ông John Kerry cũng hủy chuyến đi thăm Bàn Môn Điếm ở biên giới hai nước Triều Tiên.
Sau Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến thăm Nhật Bản. Tối qua chế độ Bắc Triều Tiên đã đe dọa « ngọn lửa nguyên tử » sau khi Tokyo cho triển khai hệ thống chống hỏa tiễn và ra lệnh cho quân đội phá hủy tất cả các tên lửa nào đe dọa đến lãnh thổ Nhật.
Ông Kerry bày tỏ hy vọng Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đạt được đoàn kết để đề ra « các giải pháp hành động ». Về phần Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, thì tuyên bố muốn có các cuộc thảo luận sáu bên về Bắc Triều Tiên tại Thụy Sĩ, như Berne đã đề nghị.
Các cuộc thương thảo này giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã được tiến hành sáu lần từ 2003 đến 2007, nhưng đến năm 2009 Bình Nhưỡng đã đơn phương rời bàn hội nghị sau khi bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt vì thử hạt nhân.
Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản, ba nước hôm qua đã bị Bắc Triều Tiên đe dọa tấn công nguyên tử, tìm cách khuyến cáo Bình Nhưỡng từ bỏ ý định bắn thử một hay nhiều hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung, có thể làm tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên sôi bỏng.
Từ một năm qua, Bình Nhưỡng đã bắn hỏa tiễn hai lần, trong đó có một lần thành công vào tháng 12/2012, được phương Tây xem là một vụ thử tên lửa đạn đạo ngụy trang ; và thử hạt nhân một lần vào hôm 12/02/2013 khiến Liên Hiệp Quốc phải đưa ra các biện pháp trừng phạt mới.
Cho đến nay vẫn tiếp tục leo thang, làm ngơ trước những cảnh báo của Trung Quốc, Bắc Triều Tiên mới đây đã triển khai ở vùng duyên hải phương đông hai hỏa tiễn Musudan, có tầm bắn trên lý thuyết là 4.000 km, tức có thể bay đến Hàn Quốc, Nhật Bản và ngay cả đảo Guam của Hoa Kỳ. Theo các chuyên gia, vụ bắn tên lửa sắp tới có thể diễn ra vào ngày 15/04, nhân kỷ niệm sinh nhật cố lãnh tụ Kim Il Sung.
Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc, người đồng minh duy nhất và nguồn hỗ trợ kinh tế của Bắc Triều Tiên, có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn chận trước khi Bình Nhưỡng tiến hành điều tệ hại nhất. Trong một thông cáo chung với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, ông John Kerry nhận định « Trung Quốc có tiềm năng khổng lồ về vấn đề này », « Rõ ràng là trên toàn thế giới, không quốc gia nào có quan hệ chặt chẽ cũng như ảnh hưởng lớn như thế đối với Bắc Triều Tiên, ngoài Trung Quốc ».
Tuần qua, ông Tập Cận Bình đã cảnh cáo Bình Nhưỡng – tuy không nêu đích danh - là không nên đẩy bán đảo Triều Tiên vào cảnh hỗn loạn. Theo Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, người đã gặp ông Tập Cận Bình hôm qua tại Bắc Kinh, thì Chủ tịch Trung Quốc « rất lo lắng » trước tình hình, và đảm bảo là « nỗ lực tối đa để làm giảm căng thẳng ».
Vừa tỏ ra cứng rắn trước đe dọa của Bình Nhưỡng, nhưng Ngoại trưởng Mỹ cũng ủng hộ thái độ hòa hoãn của Seoul trước người anh em phương Bắc. Xuất thân từ cánh hữu bảo thủ vốn thù địch với chế độ cộng sản, nhưng Tổng thống Park Geun Hye hôm qua tuyên bố « Hàn Quốc sẵn sàng lắng nghe Bắc Triều Tiên ».
Một dấu hiệu hòa dịu khác của Hoa Kỳ là tuần rồi đã không cho bắn thử hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa từ California, đồng thời ông John Kerry cũng hủy chuyến đi thăm Bàn Môn Điếm ở biên giới hai nước Triều Tiên.
Sau Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến thăm Nhật Bản. Tối qua chế độ Bắc Triều Tiên đã đe dọa « ngọn lửa nguyên tử » sau khi Tokyo cho triển khai hệ thống chống hỏa tiễn và ra lệnh cho quân đội phá hủy tất cả các tên lửa nào đe dọa đến lãnh thổ Nhật.
Ông Kerry bày tỏ hy vọng Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đạt được đoàn kết để đề ra « các giải pháp hành động ». Về phần Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, thì tuyên bố muốn có các cuộc thảo luận sáu bên về Bắc Triều Tiên tại Thụy Sĩ, như Berne đã đề nghị.
Các cuộc thương thảo này giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã được tiến hành sáu lần từ 2003 đến 2007, nhưng đến năm 2009 Bình Nhưỡng đã đơn phương rời bàn hội nghị sau khi bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt vì thử hạt nhân.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.