vendredi 22 mars 2013

Phóng viên Không biên giới trả lời các chỉ trích của báo Nhân Dân về việc trao giải Netizen 2013 cho Huỳnh Ngọc Chênh


(RSF 22/03/2013) Trong một bài báo trên mạng ngày14/03/2013, nhật báo Nhân Dân đã chỉ trích việc Phóng viên Không biên giới trao giải Netizen 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh. Cũng như những người đồng hương Tạ Phong Tần và Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Ngọc Chênh đã được tặng thưởng về những hoạt động vì tự do báo chí và thông tin ở Việt Nam, và vì lòng can đảm mà ông đã chứng tỏ qua việc dùng trang blog của mình để cổ vũ cho tự do ngôn luận mang tính xây dựng, đưa ra những ý kiến khác nhau về đời sống chính trị xã hội của đất nước.

Phóng viên Không biên giới xin trả lời ở đây về những chỉ trích và phê bình trong bài báo của Nhân Dân :

Trước hết, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên về quan điểm đầy mâu thuẫn của người viết bài về giải thưởng do một tổ chức ngoại quốc trao tặng. Tác giả không ngần ngại nói về « vinh dự cho tổ quốc » đối với một số giải thưởng quốc tế, trong khi lại chụp mũ là « can thiệp vào công việc nội bộ » với những giải không được tán thành.


Phản ứng này cho thấy mối quan tâm hàng đầu của tờ Nhân Dân. Theo tác giả bài báo, « hình ảnh của đất nước » quan trọng hơn là các tác động tích cực từ những bài viết của các blogger được tặng các giải thưởng quốc tế, sự đóng góp của họ vào việc thông tin cho người dân Việt Nam. Việc giới thiệu một quan điểm chính trị khác với của Đảng, làm phong phú thêm hoặc tạo ra một cuộc tranh luận công khai và dân chủ trên mạng, sẽ không thể có được nếu tất cả không gian ngôn luận và thông tin chỉ được dành riêng cho Đảng chính trị duy nhất hoạt động tại quốc gia này.

Khi cho đăng tải những cảm nghĩ về các vấn đề chính trị và xã hội của Việt Nam - mà tác giả không chối cãi (giới hạn không thể phản bác) -Huỳnh Ngọc Chênh, Tạ Phong Tần và Nguyễn Hoàng Vi không làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam. Ngược lại họ đã giúp cải thiện hình ảnh đó, và nhất là mang lại hy vọng rằng một xã hội dân chủ, có đầy đủ thông tin, không bị bất kỳ sự kiểm soát về ý tưởng và kiểm duyệt độc đoán nào, có thể được ra đời tại Việt Nam.

Nếu không cần thiết phải trả lời luận điệu hoang tưởng nói rằng một liên minh gồm các báo đài nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các chính quyền muốn « phá hoại Nhà nước Việt Nam » bằng mọi giá, thì một lần nữa cũng cần giải thích thêm quan điểm của chúng tôi về tự do ngôn luận và thông tin - hai quyền tự do căn bản được công nhận trong bản tuyên ngôn nhân quyền thế giới.

Hai quyền tự do này gồm cả quyền chỉ trích tất cả các định chế chính trị, quyền thông tin và phê bình một sự kiện hay một tình hình, quyền nói về các chủ đề nhạy cảm như việc khai thác bauxite, tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc, và nói chung là các hoạt động của chính quyền Việt Nam. Tại nhiều nước tương đối tôn trọng tự do báo chí, các phương tiện truyền thông hàng ngày vẫn chỉ trích chính quyền, chế nhạo hay châm biếm chính phủ mà vẫn không bị kết tội là tìm cách gây bất ổn đất nước hoặc muốn lật đổ chế độ. Thậm chí ngay cả khi họ công bố các thông tin sai lạc chống lại các quan chức cao cấp.

Tại Việt Nam, những ai tự cho mình những quyền hợp pháp này có nguy cơ bị cầm tù nhiều năm. Chúng tôi lấy làm tiếc về việc hình sự hóa những vấn đề về báo chí và tư tưởng, thường qua việc quy ngay là vi phạm điều 88 Luật hình sự, để trừng phạt những ai cố gắng thông tin một cách độc lập cho các đồng bào mình.

Khi trao giải Netizen 2013 cho Huỳnh Ngọc Chênh, chúng tôi cũng muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lòng can đảm của 31 blogger và nhà báo công dân hiện đang bị giam giữ. Khi tặng thưởng cho Huỳnh Ngọc Chênh, chúng tôi muốn truyền đi một thông điệp: tự do thông tin còn quan trọng hơn là hình ảnh giả tạo của Việt Nam mà chính quyền đương nhiệm đang cố gắng tuyên truyền. Về lâu về dài, chính việc bảo vệ quyền tự do này sẽ góp phần khiến quốc tế thêm tôn trọng Việt Nam hơn bất cứ thứ gì khác.

Nay thì chúng tôi có thể đơn thuần hy vọng là Nhân Dân sẽ cho đăng bài trả lời này trên trang báo của mình ?

5 commentaires:

  1. Hi vọng báo Nhân Dân đăng lại bài trả lời này ư ? Cũng giống như hi vọng vớt được trăng dưới suối thôi.

    RépondreSupprimer
  2. Không có hy vọng bác ND à. Tuy thì .. thách báo ND đăng bài này đấy. Cá 1 ăn 100 tỉ USD hà hà

    RépondreSupprimer
  3. Các nhà lãnh đạo VN nói chung và các bồi bút VN làm gì biết xấu hổ đâu. Họ không có cả lòng tự trọng trước quốc tế nữa.
    Tôi cứ nghĩ nếu tôi là nguyên thủ quốc gia như họ đến công du với các nước như Singapore, Mỹ, Châu Âu... thấy dân nước họ sống sung túc thế chắc chắn sẽ thấy xẩu hổ và nhục nhã lắm vì mình đã không làm được việc là đưa ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng không, họ vẫn trâng tráo nhơn nhơn ra không cả thèm để ý đến thái độ coi thường của các đối tác đó. Họ cứ nghĩ bản thân gia đình họ giàu có ngang với các nguyên thủ của quốc tế là được rồi, họ thiếu cả đạo đức lẫn trách nhiệm người lãnh đạo.
    Cứ nhìn mặt mấy ông lãnh đạo VN trong các cuộc tiếp kiến với quốc tế là chán k buồn nói, nhất là mặt đồng chí X là nhơn nhơn, trơ tráo nhất. Tởm lắm !
    Mõ Làng Chờ

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Xấu hổ và lương tâm là hai từ không có trong từ điển của người cộng sản bác ơi

      Supprimer
  4. Đề nghị báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Vệt nam đăng bài phản bác lại, công khai tranh luận thế nào là dân chủ với tác giả này, như thế mới công bằng chứ!

    RépondreSupprimer

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.