Tin tức, bình luận, phóng sự, hậu trường chính trị quốc tế
▼
mardi 30 octobre 2012
Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (1)
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
(New York Times/Courrier International)
Từ nhiều năm qua, đã có nhiều tin đồn về gia tài khổng lồ của gia đình Thủ
tướng Ôn Gia Bảo. Với tài liệu trong tay, New York Times công bố kết quả cuộc
điều tra tỉ mỉ, khẳng định những nghi ngờ trên. Kết quả điều tra này được tung
ra lúc chỉ còn 12 ngày nữa là khai mạc đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ thay
đổi hoàn toàn ban lãnh đạo - công cuộc chuẩn bị này đã bị hoen ố vì xì-căng-đan
Bạc Hy Lai.
Mẹ
của Thủ tướng Trung Quốc là giáo viên ở miền bắc. Cha của ông bị chuyển đến một
trại nuôi heo trong một chiến dịch chính trị của Mao Trạch Đông. Trong một bài
diễn văn vào năm ngoái, ông Ôn Gia Bảo nói : « Gia đình tôi cực nghèo ».
Nhưng
đối với người mẹ, bà Dương Chí Vân (Yang Zhiyun), năm nay 90 tuổi, thì sự cơ
hàn chỉ còn là một kỷ niệm xa xưa. Bà đã trở nên giàu có một cách khủng khiếp,
ít nhất là trên giấy tờ. Cách đây 5 năm, bà đã đầu tư vào một công ty tài chính
lớn của Trung Quốc với số tiền lên đến 92 triệu euro.
Không
thể biết được chính xác vì sao bà Dương, một phụ nữ góa bụa, có thể tích lũy
một gia tài như thế, và cũng khó lòng biết được bà có hay biết về các hoạt động
được thực hiện dưới tên mình hay không.
Nhiều
người thân của ông Ôn Gia Bảo, trong đó có con trai, con gái, em trai và em rể
ông, đã làm giàu một cách đáng kinh ngạc trong nhiệm kỳ của ông (sẽ chấm dứt
vào tháng Ba sang năm) – theo như điều tra của New York Times. Khi nghiên cứu tài liệu lưu trữ của một số công ty
và các cơ quan quản lý, người ta nhận ra rằng các thân nhân của Thủ tướng –
trong đó có những người như vợ ông chẳng hạn – rõ ràng ưa thích các phương pháp
kinh doanh thô bạo, kiểm soát một lượng tài sản có giá trị ít nhất 2 tỉ euro.
Thường
thì danh tính họ được giấu kỹ sau vô số công ty bình phong, đầu tư thông qua
bạn bè, đồng nghiệp hay người hùn vốn. Khi lần gỡ mớ bòng bong tài chính này,
người ta phát hiện những chi tiết hiếm khi được đưa ra ánh sáng, về phương cách
mà những nhân vật chính trị thế lực đã lợi dụng quan hệ giữa chính quyền và việc
kinh doanh. Nhà nước và các nhà tài phiệt tư nhân có khuynh hướng sóng đôi nhau, trong một nền kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng với tốc độ chóng mặt.
Trái với
đa số các công ty mới thành lập ở Trung Quốc, việc kinh doanh của gia đình ông
Ôn Gia Bảo đã có được sự hỗ trợ tài chính của các tập đoàn quốc doanh, trong đó
có China Mobile, một trong những tập đoàn điện thoại lớn nhất nước. Các công ty
này còn được một số nhà tỉ phú quyền lực nhất châu Á nâng đỡ. New York Times được biết các thân nhân
của ông Ôn nắm giữ nhiều phần hùn trong các ngân hàng, công ty kim hoàn, các
địa điểm nghỉ mát, các công ty viễn thông và các dự án hạ tầng, đôi khi thông
qua các định chế nước ngoài. Trong số các tài sản của họ, còn có thể kể một khu
dân cư ở Bắc Kinh, một nhà máy vỏ xe ở miền bắc Trung Quốc, một công ty tham
gia xây dựng một số sân vận động Olympic của thủ đô, trong đó có sân vận động
« Tổ chim » nổi tiếng, và công ty bảo hiểm Bình An (Ping An), một
trong những công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới.
Là
Thủ tướng trong một nền kinh tế trong đó quốc doanh vẫn là chủ đạo, ông Ôn Gia
Bảo, cho dù nổi tiếng là giản đơn và thực tế, vẫn có quyền hành không thể chối
cãi đối với đại công ty, nơi mà những người thân của ông làm giàu. Chẳng hạn,
các công ty Trung Quốc không thể niêm yết trên thị trường chứng khoán nếu không
được sự chấp thuận của cơ quan chức năng mà ông Ôn là người chỉ đạo. Hơn nữa,
ông còn có khả năng gây ảnh hưởng lên việc đầu tư trong các lãnh vực chiến lược,
như năng lượng và viễn thông.
Việc
tranh luận trong chính phủ Trung Quốc hiếm khi được công bố, nên không thể biết
được ông Ôn Gia Bảo, năm nay 70 tuổi, đóng vai trò như thế nào – nếu ông có một
vai trò – trong đa số các quyết định chính trị và quy chuẩn. Nhưng trong một số
trường hợp, những người thân của ông đã làm mọi cách để hưởng lợi từ những
quyết định này.
Chẳng
hạn em trai của Thủ tướng là chủ nhân một công ty được giao số hợp đồng và tiền
tài trợ lên đến trên 23 triệu euro, để xử lý nước thải và rác y tế trong một số
thành phố lớn của Trung Quốc – theo ước tính từ số liệu của chính phủ. Những
hợp đồng này được ký kết sau khi ông Ôn ra lệnh tăng cường quản lý việc xử lý
rác y tế vào năm 2003, từ sau nạn dịch SARS.
Năm
2004, Hội đồng Nhà nước do ông Ôn lãnh đạo, đã miễn cho công ty bảo hiểm Bình
An và các công ty khác khỏi các hạn chế theo quy định. Nhờ đó Bình An đã huy
động được 1,4 tỉ euro khi niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo
các tài khoản đầu tư mà New York Times
tham khảo được và phân tích của các chuyên gia, với danh sách các cổ đông được
tiết lộ trong các tài liệu công khai gần đây nhất vào năm 2007, họ nắm giữ gần
1,7 tỉ euro cổ phiếu của Bình An. Tổng giá trị của Bình An lúc này được ước
tính gần 46 tỉ euro.
Trong
một tuyên bố chính thức, công ty này khẳng định « Không biết nguồn gốc của các định chế đứng đằng sau các cổ đông
(…) Bình An không có phương tiện nào để biết được ý định của các cổ đông khi họ
mua bán các cổ phiếu ».
Nếu
nguyên tắc của Đảng Cộng sản đòi hỏi các viên chức cao cấp phải công khai tài
sản của mình và của các thành viên trong gia đình, thì lại không có đạo luật
nào, không một quy định nào cấm cản thân nhân của họ, ngay cả của các lãnh đạo
quyền lực nhất, ký kết các hợp đồng hay đầu tư. Đây là một lỗ hổng cho phép
trong thực tế có thể lợi dụng tên tuổi của lãnh đạo. Một số người Trung Quốc
cho rằng khi để cho thân nhân các lãnh đạo Đảng hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế
của đất nước, thì giới chóp bu sẽ ủng hộ các cải cách có lợi cho nền kinh tế
thị trường.
Dù
sao đi nữa, các hoạt động tài chính của thân nhân ông Ôn đôi khi được giấu kỹ
đến nỗi có thể nghĩ rằng họ tìm cách giấu kín thân thế - như hồ sơ của cơ quan
quản lý Trung Quốc đã cho thấy. Các phần hùn của họ thường núp sau một mạng
lưới phức tạp, đôi khi qua đến năm tầng nấc kể từ công ty đầu tiên.
Liên
quan đến thân mẫu ông Ôn, New York Times
đã tính toán phần hùn của bà tại Bình An, bằng cách nghiên cứu các số liệu công
khai và các giấy chứng minh, đã lần được đến ba công ty đầu tư Trung Quốc. Đứng
tên các cổ phần của bà là Thái Hồng (Taihong), một công ty chứng khoán đăng ký tại Thiên Tân, nguyên quán của Thủ
tướng.
Những
nỗ lực che giấu tài sản là bằng chứng cho những căng thẳng chính trị đang ngự
trị trong giới lãnh đạo cao cấp - nhiều người sở hữu các khối tài sản khổng lồ
nhưng không muốn ai biết mình giàu. Hồi tháng Sáu, khi Bloomberg News đưa tin
gia đình Phó chủ tịch Tập Cận Bình, người được cho là sẽ trở thành tân Chủ tịch
nước (sau khi lên chức Tổng bí thư ĐCSTQ trong đại hội Đảng thứ 18 sẽ khai mạc
ngày 8/11), đã thu vén được nhiều trăm triệu euro tài sản, chính quyền Trung
Quốc đã chặn trang web của Bloomberg.
« Không có gia đình cán bộ cao cấp
nào lại tránh được việc này ». Một cựu viên chức chính phủ
đã làm việc với ông Ôn Gia Bảo hơn hai chục năm qua, bình phẩm với điều kiện
phải giấu tên. « Những kẻ thù của
ông Ôn cố tình tìm cách bôi lọ ông bằng cách hé ra các thông tin trên ».
New York Times đã
trao các dữ liệu này cho chính quyền Trung Quốc. Bộ Ngoại giao từ chối trả lời
các câu hỏi về những vụ đầu tư của Thủ tướng và thân nhân ông. Các thành viên
gia đình ông Ôn Gia Bảo cũng khước từ mọi bình luận.
Đoạn
Vĩ Hồng (Duan Wehong), nữ doanh nhân giàu có mà công ty của bà là Thái Hồng
được sử dụng làm bình phong trong việc đầu tư vào Bình An của mẹ và các người thân
khác của Thủ tướng, tuyên bố rằng đó là đầu tư của chính bà. Bà Đoạn, là đồng
hương với Thủ tướng, là bạn của Ôn phu nhân. Bà giải thích nếu tên của các thân
nhân ông Ôn Gia Bảo xuất hiện trên các giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu, thì đó
là để che giấu phần hùn của bà.
Bà
Đoạn Vĩ Hồng nói : « Khi tôi
đầu tư vào Bình An, tôi không muốn người ta xì xào về tôi, nên đã nhờ gia đình
tìm những người khác đứng tên cổ phiếu giùm ». Nhưng theo bà, thì tình
cờ công ty bà đã lựa chọn những người thân của Thủ tướng để đứng tên hộ – theo quy
định thì phải đăng ký số giấy chứng minh nhân dân và chữ ký. Cho đến khi New York Times đưa cho xem tên các nhà
đầu tư, thì bà nói không hiểu vì sao họ lại chọn các thân nhân ông Ôn Gia Bảo.
Phân
tích tài liệu lưu trữ của các công ty và cơ quan quản lý trong thời kỳ từ 1992
đến 2012, không có một cổ phiếu nào đứng tên ông Ôn. Và từ các tài liệu này,
không thể nào biết được ông có tránh đưa ra những quyết định có thể ảnh hưởng
đến giá trị cổ phiếu của người nhà, hay là họ có được ưu tiên nhận thầu hay
không.
Trong
suốt nhiệm kỳ của ông Ôn Gia Bảo, liên tục có những đồn đoán về các nỗ lực của
thân nhân ông nhằm lợi dụng vị trí của ông.Dù vậy, trước khi chúng tôi tiến
hành điều tra, chưa có cuộc kiểm tra nào về tài sản gia đình Thủ tướng được
thực hiện.
Trương
Bội Lị (Zhang Beili), phu nhân Thủ tướng, là một trong những chuyên gia giỏi
nhất của Trung Quốc về kim hoàn và đá quý, và là một nữ doanh nhân xông xáo.
Đứng đầu một công ty quốc doanh về kim cương sau này được tư nhân hóa, bà đã
giúp đỡ những người thân làm sinh sôi nảy nở những phần hùn thiểu số thành một
gia tài 1 tỉ đô la, đầu tư vào bảo hiểm, kỹ thuật và địa ốc.
Con
trai độc nhất của Thủ tướng là sáng lập viên một công ty kỹ thuật, được bán lại
cho Lý Gia Thành (Li Kashing), người giàu nhất Hồng Kông, với cái giá 7,7 triệu
đô la. Tương tự, các tài liệu cũng như các cuộc trao đổi với những người trong
ngành ngân hàng cho thấy, số tiền này được dùng vào việc đầu tư vào New Horizon
Capital - nay đã trở thành một trong những tên tuổi nặng ký trong giới đầu tư
mạo hiểm tại Trung Quốc - với nhiều đối tác khác nhau trong đó có chính phủ
Singapore.
Những
tài liệu chúng tôi tham khảo được cũng cho thấy em trai út của Thủ tướng là Ôn
Gia Hoành (Wen Jiahong), sở hữu số tài sản khoảng 155 triệu euro, trong đó có
các trung tâm xử lý nước thải và các nhà máy tái chế.
Bọn này phải dựa cột chưa oan. Chỉ có nền dân chủ ở các nước tư bản thì mới công bằng. Chứ đảng cộng sản thì ở nước nào cũng vậy: độc tài, phi dân chủ, tham nhũng, tàn bạo...
So di DCS no quyet tam bao ve che do doc tai dang tri la kg phai vi dan vi nuoc gi ma vi de hut mau moi nguoi dan lam giau cho nmhung dang vien .Du viec lam doc ac vo luong bon CS sang sang lam ko gom tay la Vay.Do la dieu nhieu nguoi biet .nhung chua co thoi co tieu diec bon chung ma thoi
Bọn này phải dựa cột chưa oan. Chỉ có nền dân chủ ở các nước tư bản thì mới công bằng. Chứ đảng cộng sản thì ở nước nào cũng vậy: độc tài, phi dân chủ, tham nhũng, tàn bạo...
RépondreSupprimerSo di DCS no quyet tam bao ve che do doc tai dang tri la kg phai vi dan vi nuoc gi ma vi de hut mau moi nguoi dan lam giau cho nmhung dang vien .Du viec lam doc ac vo luong bon CS sang sang lam ko gom tay la Vay.Do la dieu nhieu nguoi biet .nhung chua co thoi co tieu diec bon chung ma thoi
RépondreSupprimer