Bài đăng : Thứ tư 12 Tháng Chín 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 12 Tháng Chín 2012
Các vụ
xô xát đã xảy ra hôm nay 12/09/2012 giữa lực lượng an ninh và những
người Hồng Kông ủng hộ Trung Quốc toan đột nhập vào lãnh sự quán Nhật
tại Hồng Kông, sau khi chính quyền Tokyo quyết định mua lại các hòn đảo ở
biển Hoa Đông mà Bắc Kinh đang tranh chấp.
Khoảng mười lăm người biểu tình đã giương các biểu ngữ chống
Nhật, đốt cờ Nhật Bản, đòi hỏi Tokyo phải rời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ông Tằng Kiện Thành (Tsang Kin Shing), thuộc nhóm cực đoan đã bị cảnh
sát Nhật bắt giữ sau khi đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng Tám, cho
biết họ rất giận dữ trước việc chính quyền Nhật Bản mua lại các hòn đảo
trên, và đang chuẩn bị cho một hoạt động tiếp theo. Ông nói : « Tàu của
chúng tôi đang sẵn sàng ra khơi ».
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vốn giàu hải sản và có tiềm năng dầu khí, hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc và Đài Loan đòi hỏi chủ quyền. Đây là sở hữu tư nhân của gia đình Kurihara người Nhật, họ đã mua lại những hòn đảo này vào năm 1972 từ một gia đình Nhật khác, là chủ nhân của Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) từ năm 1890.
Hôm thứ Ba, Tokyo khẳng định đã hoàn tất việc mua lại Senkaku/Điếu Ngư với giá 2,05 tỉ yen (20 triệu euro), với mục đích « duy trì hòa bình và ổn định quần đảo » từ nay sẽ do lực lượng tuần duyên Nhật quản lý.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cảnh báo vào đầu tuần là Bắc Kinh sẽ « không bao giờ nhượng bộ một centimet » tại biển Hoa Đông. Hai chiếc tàu hải giám đã được điều đến gần Senkaku/Điếu Ngư để « khẳng định chủ quyền » của Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã.
Phản ứng của quân đội Trung Quốc
Theo Tân Hoa Xã, ngày hôm nay, 12/09/2012, bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố là lực lượng vũ trang nước này kiên quyết chống lại việc chính phủ Nhật Bản mua quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Theo Bắc Kinh, chính phủ và lực lượng vũ trang Trung Quốc khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển nổi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Tân Hoa Xã nhấn mạnh là Trung Quốc theo dõi sát sao diễn biến tình hình và dành quyền đưa ra các biện pháp đáp trả. Bởi vì, theo Bắc Kinh, việc chính phủ Nhật Bản mua các hòn đảo này là hoàn toàn bất hợp pháp và không có giá trị pháp lý.
Cũng nhân dịp này, bộ Quốc phòng Trung Quốc tố cáo là trong những năm gần đây, Nhật Bản đã phát triển bộ máy quân sự, thường xuyên làm cho tình hình trong khu vực căng thẳng, đặc biệt ở vùng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Bắc Kinh kêu gọi các nước châu Á và cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ tình hình tại biển Hoa Đông.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vốn giàu hải sản và có tiềm năng dầu khí, hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc và Đài Loan đòi hỏi chủ quyền. Đây là sở hữu tư nhân của gia đình Kurihara người Nhật, họ đã mua lại những hòn đảo này vào năm 1972 từ một gia đình Nhật khác, là chủ nhân của Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) từ năm 1890.
Hôm thứ Ba, Tokyo khẳng định đã hoàn tất việc mua lại Senkaku/Điếu Ngư với giá 2,05 tỉ yen (20 triệu euro), với mục đích « duy trì hòa bình và ổn định quần đảo » từ nay sẽ do lực lượng tuần duyên Nhật quản lý.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cảnh báo vào đầu tuần là Bắc Kinh sẽ « không bao giờ nhượng bộ một centimet » tại biển Hoa Đông. Hai chiếc tàu hải giám đã được điều đến gần Senkaku/Điếu Ngư để « khẳng định chủ quyền » của Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã.
Phản ứng của quân đội Trung Quốc
Theo Tân Hoa Xã, ngày hôm nay, 12/09/2012, bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố là lực lượng vũ trang nước này kiên quyết chống lại việc chính phủ Nhật Bản mua quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Theo Bắc Kinh, chính phủ và lực lượng vũ trang Trung Quốc khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển nổi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Tân Hoa Xã nhấn mạnh là Trung Quốc theo dõi sát sao diễn biến tình hình và dành quyền đưa ra các biện pháp đáp trả. Bởi vì, theo Bắc Kinh, việc chính phủ Nhật Bản mua các hòn đảo này là hoàn toàn bất hợp pháp và không có giá trị pháp lý.
Cũng nhân dịp này, bộ Quốc phòng Trung Quốc tố cáo là trong những năm gần đây, Nhật Bản đã phát triển bộ máy quân sự, thường xuyên làm cho tình hình trong khu vực căng thẳng, đặc biệt ở vùng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Bắc Kinh kêu gọi các nước châu Á và cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ tình hình tại biển Hoa Đông.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.