Người biểu tình lật xe, đứng chật trước sân ủy ban Khải Đông ngày 28/07/12. |
Bài đăng : Thứ bảy 28 Tháng Bẩy 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 28 Tháng Bẩy 2012
Lần thứ
hai trong tháng, lại có thêm một dự án gây ô nhiễm bị chính quyền Trung
Quốc hủy bỏ, sau khi hàng chục ngàn người đã biểu tình phản đối hôm nay
28/07/2012 tại Khải Đông (Qidong), gần Thượng Hải. Những người biểu tình
đã đập phá trụ sở ủy ban Khải Đông, và cuối cùng đã bị công an giải
tán.
Từ sáng sớm, rất đông người đã tập họp để phản đối một dự án
đường ống dẫn nước thải từ một nhà máy của tập đoàn Nhật Bản Oji Paper
Group cách đó hàng trăm cây số, đến thành phố duyên hải này và đổ ra một
trong bốn ngư cảng của Khải Đông. Theo kế hoạch thì khi hoạt động hết
công suất, nhà máy trên sẽ xả ra đến 150.000 tấn nước thải mỗi ngày.
Theo Tân Hoa Xã, số lượng biểu tình là « nhiều ngàn » người, nhưng một trong số những người tham gia nói với AFP là con số này lên đến 50.000 người. Trên các tiểu blog, người ta ước lượng có đến 100.000 người dân biểu tình.Nhiều người đã tràn vào trụ sở ủy ban, và theo các tường thuật trên mạng, thì người biểu tình chen chân khắp chốn từ các đường phố, trên nóc nhà, trên tường …
Trong một tấm ảnh mà AFP có được, sân của ủy ban và trên các ban-công tòa nhà này đen nghịt người, hai chiếc xe hơi bị lật ngửa. Một tấm khác trên mạng cho thấy một người đàn ông - được cư dân mạng nhận ra là bí thư thành ủy - ở trần vì đã bị người dân lột áo, được lực lượng công an hộ tống đi nơi khác. Những người biểu tình đã thu nhặt nhiều chai rượu và thuốc lá, là các vật phẩm hối lộ mà các cán bộ địa phương thường nhận, đem trưng bày trước cửa ủy ban. Từ khóa « Khải Đông » trên mạng Vi Bác sau đó đã nhanh chóng bị kiểm duyệt.
Công an được điều đến rất đông, những vụ xô xát đã diễn ra. Đồng thời chính quyền cũng thông báo là dự án đường ống nước thải của nhà máy giấy hiện đang bị tạm ngưng, nay sẽ hoàn toàn bị hủy bỏ. Tiểu blog của công an và truyền hình địa phương đều đưa thông báo : « Chính quyền Nam Thông (Nantong) nơi có nhà máy giấy đã quyết định hủy bỏ hẳn dự án xả nước thải ra biển, chúng tôi yêu cầu dân chúng quay về nhà ». Cuối cùng đoàn biểu tình đã bị giải tán.
Kể từ năm ngoái, các vụ biểu tình phản đối gây ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều hơn tại Trung Quốc, sau ba thập kỷ công nghiệp hóa. Đầu tháng Bảy tại thành phốThập Phương (Shifang) tỉnh Tứ Xuyên, những người biểu tình đã đối đầu với lực lượng an ninh suốt nhiều ngày, trước khi được cam kết từ bỏ một dự án nhà máy luyện kim gây ô nhiễm. Còn trong mùa hè 2011, một nhà máy sản xuất tấm năng lượng mặt trời đã phải tạm đóng cửa ở thị xã Hải Ninh (Haining) tỉnh Chiết Giang. Dân cư thành phố Đại Liên (Dalian) tỉnh Liêu Ninh cũng thành công trong việc buộc một nhà máy hóa dầu phải di dời đi nơi khác.
Theo Tân Hoa Xã, số lượng biểu tình là « nhiều ngàn » người, nhưng một trong số những người tham gia nói với AFP là con số này lên đến 50.000 người. Trên các tiểu blog, người ta ước lượng có đến 100.000 người dân biểu tình.Nhiều người đã tràn vào trụ sở ủy ban, và theo các tường thuật trên mạng, thì người biểu tình chen chân khắp chốn từ các đường phố, trên nóc nhà, trên tường …
Trong một tấm ảnh mà AFP có được, sân của ủy ban và trên các ban-công tòa nhà này đen nghịt người, hai chiếc xe hơi bị lật ngửa. Một tấm khác trên mạng cho thấy một người đàn ông - được cư dân mạng nhận ra là bí thư thành ủy - ở trần vì đã bị người dân lột áo, được lực lượng công an hộ tống đi nơi khác. Những người biểu tình đã thu nhặt nhiều chai rượu và thuốc lá, là các vật phẩm hối lộ mà các cán bộ địa phương thường nhận, đem trưng bày trước cửa ủy ban. Từ khóa « Khải Đông » trên mạng Vi Bác sau đó đã nhanh chóng bị kiểm duyệt.
Công an được điều đến rất đông, những vụ xô xát đã diễn ra. Đồng thời chính quyền cũng thông báo là dự án đường ống nước thải của nhà máy giấy hiện đang bị tạm ngưng, nay sẽ hoàn toàn bị hủy bỏ. Tiểu blog của công an và truyền hình địa phương đều đưa thông báo : « Chính quyền Nam Thông (Nantong) nơi có nhà máy giấy đã quyết định hủy bỏ hẳn dự án xả nước thải ra biển, chúng tôi yêu cầu dân chúng quay về nhà ». Cuối cùng đoàn biểu tình đã bị giải tán.
Kể từ năm ngoái, các vụ biểu tình phản đối gây ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều hơn tại Trung Quốc, sau ba thập kỷ công nghiệp hóa. Đầu tháng Bảy tại thành phốThập Phương (Shifang) tỉnh Tứ Xuyên, những người biểu tình đã đối đầu với lực lượng an ninh suốt nhiều ngày, trước khi được cam kết từ bỏ một dự án nhà máy luyện kim gây ô nhiễm. Còn trong mùa hè 2011, một nhà máy sản xuất tấm năng lượng mặt trời đã phải tạm đóng cửa ở thị xã Hải Ninh (Haining) tỉnh Chiết Giang. Dân cư thành phố Đại Liên (Dalian) tỉnh Liêu Ninh cũng thành công trong việc buộc một nhà máy hóa dầu phải di dời đi nơi khác.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.