Để đưa tin về cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung sẽ diễn ra ngày 01/04/2012, các nhà báo Miến Điện bằng mọi giá tránh né các hạn chế do chính phủ áp đặt, đặc biệt là nhờ Facebook và Twitter. Pháp, Mỹ kêu gọi bầu cử "công bằng và tự do".
Cách đây nửa thế kỷ, tập đoàn quân sự cầm quyền đã quốc hữu hóa tất cả các nhật báo và ngày nay báo chí tư nhân đều là tuần báo. Open News, một trong các báo tư nhân xin được giấy phép đặc biệt của chính quyền để ra một ấn bản ngay sau hôm bầu cử, cho biết tất cả các báo đều muốn ra số ngày thứ Hai.
Các tờ báo khác thông báo cho độc giả theo dõi tin tức trên Facebook và Twitter. Tờ 7Day News, một tuần báo lớn với 1,5 triệu độc giả, nhấn mạnh sẽ cập nhật liên tục từng giờ, kể từ lúc các phòng phiếu mở cửa.
Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi mới cách đây một năm vẫn vắng bóng trên báo chí Miến Điện, nay ảnh của bà chiếm trang nhất của nhiều tờ báo. Nhiều đề tài trước nay vẫn là cấm kỵ, đang dần dần được báo chí đề cập đến, như các trận đánh giữa quân đội và một số quân nổi dậy người thiểu số.
Chính quyền đã hứa sẽ bãi bỏ chế độ kiểm duyệt, nhưng đối với các tuần báo thì bài vở vẫn phải đem trình duyệt trước. Ngày càng có nhiều tuần báo gánh lấy rủi ro là không đem duyệt một số bài, còn trên Facebook và Twitter thì họ cứ đăng mà không hề đưa kiểm duyệt.
Nhưng nếu các viên chức kiểm duyệt không thể ngăn trở việc đưa tin bài về bầu cử trên internet, thì các nhà báo lại lo ngại vấn đề trục trặc kỹ thuật, vốn thường xảy ra tại Miến Điện trong các thời điểm nhạy cảm, nhất là đường truyền internet chậm chạp. Tờ Eleven Media dự kiến thông báo cho khách hàng bằng tin nhắn SMS hôm bầu cử, nghĩa là sử dụng mọi phương tiện có thể. Tổng biên tập tờ báo trên cho rằng, dưới sự quan sát của quốc tế, cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung lần này là một thử nghiệm cho tự do báo chí tại Miến Điện.
Hoa Kỳ và Pháp kêu gọi Miến Điện bầu cử công bằng và tự do
Ngày 30/03/2012 Hoa Kỳ đã kêu gọi bầu cử công bằng và tự do tại Miến Điện, nhấn mạnh là việc này sẽ có tác động lên quan hệ song phương trong tương lai. Về phần mình, nước Pháp cho biết đang chờ đợi chính quyền Miến Điện đảm bảo một cuộc bầu cử « dân chủ và minh bạch ».
Ông Mark Toner, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố với báo chí: “Chúng tôi muốn thấy cuộc bầu cử tự do và công bằng vào Chủ nhật này, điều đó chắc chắn sẽ mang lại sức bật cho quan hệ đôi bên. Tuy nhiên chúng tôi cũng ghi nhận có một số bất hợp lệ trước khi bước vào cuộc bầu cử ».
Ngày 28/03/2012 Hoa Kỳ loan báo việc gởi đến Miến Điện hai quan sát viên xuất thân từ các hiệp hội xúc tiến dân chủ. Ông Mark Toner cũng chia sẻ mối lo âu của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, ngày 30/032012 bà đã cho biết ghi nhận được « rất nhiều trường hợp bị đe dọa ».
Về phía Paris, ông Bernard Valero, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp cho biết đang tập trung chú ý đến một cuộc bầu cử « dân chủ và minh bạch » tại Miến Điện ngày mai. Một nhà ngoại giao tại đại sứ quán Pháp ở Miến Điện sẽ tham gia phái đoàn quan sát của Liên Hiệp Châu Âu.
Chế độ Naypyidaw đã cho phép các quan sát viên các nước ASEAN, Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đến tham gia giám sát bầu cử. Cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung lần này nhằm chọn ra 45 đại biểu, giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi tham gia ứng cử tại một đơn vị bầu cử ở nông thôn, gần Rangoon. Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ tố cáo nhiều trường hợp bất hợp lệ trong việc lập danh sách cử tri, cũng như hăm dọa và phá hoại.
Các tờ báo khác thông báo cho độc giả theo dõi tin tức trên Facebook và Twitter. Tờ 7Day News, một tuần báo lớn với 1,5 triệu độc giả, nhấn mạnh sẽ cập nhật liên tục từng giờ, kể từ lúc các phòng phiếu mở cửa.
Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi mới cách đây một năm vẫn vắng bóng trên báo chí Miến Điện, nay ảnh của bà chiếm trang nhất của nhiều tờ báo. Nhiều đề tài trước nay vẫn là cấm kỵ, đang dần dần được báo chí đề cập đến, như các trận đánh giữa quân đội và một số quân nổi dậy người thiểu số.
Chính quyền đã hứa sẽ bãi bỏ chế độ kiểm duyệt, nhưng đối với các tuần báo thì bài vở vẫn phải đem trình duyệt trước. Ngày càng có nhiều tuần báo gánh lấy rủi ro là không đem duyệt một số bài, còn trên Facebook và Twitter thì họ cứ đăng mà không hề đưa kiểm duyệt.
Nhưng nếu các viên chức kiểm duyệt không thể ngăn trở việc đưa tin bài về bầu cử trên internet, thì các nhà báo lại lo ngại vấn đề trục trặc kỹ thuật, vốn thường xảy ra tại Miến Điện trong các thời điểm nhạy cảm, nhất là đường truyền internet chậm chạp. Tờ Eleven Media dự kiến thông báo cho khách hàng bằng tin nhắn SMS hôm bầu cử, nghĩa là sử dụng mọi phương tiện có thể. Tổng biên tập tờ báo trên cho rằng, dưới sự quan sát của quốc tế, cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung lần này là một thử nghiệm cho tự do báo chí tại Miến Điện.
Hoa Kỳ và Pháp kêu gọi Miến Điện bầu cử công bằng và tự do
Ngày 30/03/2012 Hoa Kỳ đã kêu gọi bầu cử công bằng và tự do tại Miến Điện, nhấn mạnh là việc này sẽ có tác động lên quan hệ song phương trong tương lai. Về phần mình, nước Pháp cho biết đang chờ đợi chính quyền Miến Điện đảm bảo một cuộc bầu cử « dân chủ và minh bạch ».
Ông Mark Toner, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố với báo chí: “Chúng tôi muốn thấy cuộc bầu cử tự do và công bằng vào Chủ nhật này, điều đó chắc chắn sẽ mang lại sức bật cho quan hệ đôi bên. Tuy nhiên chúng tôi cũng ghi nhận có một số bất hợp lệ trước khi bước vào cuộc bầu cử ».
Ngày 28/03/2012 Hoa Kỳ loan báo việc gởi đến Miến Điện hai quan sát viên xuất thân từ các hiệp hội xúc tiến dân chủ. Ông Mark Toner cũng chia sẻ mối lo âu của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, ngày 30/032012 bà đã cho biết ghi nhận được « rất nhiều trường hợp bị đe dọa ».
Về phía Paris, ông Bernard Valero, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp cho biết đang tập trung chú ý đến một cuộc bầu cử « dân chủ và minh bạch » tại Miến Điện ngày mai. Một nhà ngoại giao tại đại sứ quán Pháp ở Miến Điện sẽ tham gia phái đoàn quan sát của Liên Hiệp Châu Âu.
Chế độ Naypyidaw đã cho phép các quan sát viên các nước ASEAN, Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đến tham gia giám sát bầu cử. Cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung lần này nhằm chọn ra 45 đại biểu, giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi tham gia ứng cử tại một đơn vị bầu cử ở nông thôn, gần Rangoon. Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ tố cáo nhiều trường hợp bất hợp lệ trong việc lập danh sách cử tri, cũng như hăm dọa và phá hoại.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.