Bài đăng : Thứ sáu 30 Tháng Ba 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 30 Tháng Ba 2012
Hôm nay 30/03/2012 Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Cam Bốt, trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp diễn ra tại thủ đô Phnom Penh. Cam Bốt hiện đang là chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Phải chăng Trung Quốc đang cố gây sức ép để nước chủ nhà gạt bỏ hồ sơ Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự?
Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với thông tín viên Phạm Phan ở Phnom Penh.
RFI: Xin chào thông tín viên Phạm Phan. Chuyến viếng thăm của ông Hồ Cẩm Đào là một sự kiện quan trọng đối với chính phủ Phnom Penh phải không thưa anh?
Phạm Phan: Theo thông tin chính thức của Tân Hoa Xã và viên đại sứ Pan Guangxue (Phan Quảng Học) của Trung Quốc tại Phnom Penh, thì chuyến viếng thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Phnom Penh kéo dài bốn ngày là một sự kiện quan trọng nhất từ 12 năm qua.
Phát biểu của Đại Sứ Trung Quốc ở Phnom Penh trong một cuộc họp báo như sau: “Chuyến viếng thăm sẽ củng cố sâu rộng trên mọi phương diện trong quan hệ song phương như kinh tế, thương mại, văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị. Mối quan hệ Trung Quốc – Cam Bốt là mối quan hệ của những người anh em tốt, đối tác tốt, láng giềng tốt, và là người bạn tốt”.
Trong thời gian lưu lại Phnom Penh, khi Thượng đỉnh ASEAN diễn ra, ông Hồ Cẩm Đào sẽ có cuộc diện kiến với Quốc vương Sihamoni. Theo nhận xét của Tân Hoa Xã, thì đây là sự kiện rất quan trọng trong tiến trình đắp xây quan hệ Bắc Kinh – Phnom Penh.
Trong chương trình nghị sự, ngoài các cuộc gặp mặt những nhân vật lãnh đạo xứ Chùa Tháp, một số hợp đồng sẽ được ký kết, phần lớn là Trung Quốc sẽ tiếp tục đổ đô la vào cho Phnom Penh. Giai đoạn hiện nay được đánh dấu như một thời kỳ phát triển tốt đẹp giữa Bắc Kinh – Phnom Penh vốn đã được thiết lập từ thập niên 1950.
Nhân vật quyền uy tột đỉnh của Trung Quốc cũng sẽ bay đi Siêm Riệp để viếng đền Angkor. Tại đây, ông đến thăm công trình trùng tu đền Ta Keo mà các chuyên gia khảo cổ học người Trung Quốc đang cùng các chuyên viên Cam Bốt làm việc với sự tài trợ của Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh cho biết Bắc Kinh cám ơn Cam Bốt về sự giúp đỡ chung thủy cho Trung Quốc, về các vấn đề liên hệ đến quyền lợi thiết yếu, và cam kết tiếp tục phụ giúp cho Phnom Penh trong nhiều lĩnh vực kinh tế trong tương lai như cơ cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực, phòng chống thiên tai..
Liệu sự hiện diện của ông Hồ Cẩm Đào có là sức ép để Cam Bốt gạt chủ đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự?
Các dữ kiện do Hội đồng Phát triển Cam Bốt trưng ra cho thấy, tính đến cuối năm 2011, Trung Quốc đã có 317 dự án đang được thực hiện tại Cam Bốt với tổng số tiền là 8, 9 tỷ Mỹ kim. Con số này đã nâng Trung Quốc lên vị trí nhà đầu tư lớn nhất ở xứ chùa Tháp. Về thương mại song phương đạt đến 2,5 tỷ Mỹ kim, cao gấp 11 lần so với năm 2000. Mối quan hệ song phương Bắc Kinh – Phnom Penh được đưa lên tầm hợp tác chiến lược toàn diện sau chuyến đi Bắc Kinh của Thủ tướng Hun Sen vào tháng 12/2010.
Mỹ và các quốc gia Châu Âu luôn kèm viện trợ phát triển với điều kiện phải tôn trọng nhân quyền, một chương trình viện trợ không hào phóng và có thể gây khó chịu cho những người đang cai trị ở Phnom Penh. Về mặt ngoại giao thì Bắc Kinh luôn miệng phát biểu chỉ viện trợ cho Cam Bốt mà không áp đặt bất kỳ điều kiện nào. Điều này có nghĩa là chuyện của Cam Bốt, Trung Quốc không can thiệp vào, dù có vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Nhưng trong thực tế, liệu Trung Quốc chỉ bỏ tiền ra mà không cần điều kiện gì hết?
Chuyến đi của ông Hồ Cẩm Đào diễn ra trước Thượng đỉnh ASEAN có hai ngày, trông có vẻ gấp rút, và không có bất kỳ chuyến viếng thăm của vị nguyên thủ trên thế giới nào diễn ra trong một thời điểm quan trọng như thế.
Vì sao? Vài thành viên trong khối ASEAN đang có vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, trong khi đó, Trung Quốc là nước duy nhất tự cho rằng: hầu hết lãnh hải ở Biển Đông là của họ.
Đây chính là một điều mà Trung Quốc rất cần ở Cam Bốt, một nước nhỏ nhưng năm nay làm chủ tịch luân phiên ASEAN, và điều quan trọng hơn là Cam Bốt có vị trí địa lý sát cạnh phía Tây của Việt Nam, cũng là một đồng minh chiến lược của Phnom Penh.
Thưa anh, Cam Bốt với vai trò chủ tịch ASEAN 2012 và đang ngấp nghé một chiếc ghế Hội đồng Bảo an, liệu có thể né tránh vấn đề Biển Đông?
Tại một hội nghị cách nay một tuần bao gồm 26 viên đại sứ và tổng lãnh sự của nhiều ngoại giao đoàn, Thủ tướng Hun Sen nói, năm nay Cam Bốt trong vai trò chủ tịch luân phiên khối ASEAN và đang nỗ lực kiếm một ghế thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cho nên trong các xung đột tiềm tàng tại khu vực như tranh chấp Biển Đông, nước chủ nhà Cam Bốt chỉ làm công việc điều phối ở vị thế trung lập, không đứng về bên này hay bên kia trong cuộc tranh chấp.
Theo nhận xét của ông Ou Virak, nhà hoạt động nhân quyền ở Cam Bốt, nếu Cam Bốt đứng trung lập thì tốt, nhưng điều này khiến một số thành viên ASEAN sẽ không hài lòng.
Ông Arata Mahapatra, một nhà phân tích, đang làm việc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại Ấn Độ, trong cuộc phỏng vấn với ban tiếng Cam Bốt của đài VOA cho rằng, một khi Cam Bốt đứng ở vị thế trung lập sẽ làm tăng uy tín Cam Bốt trên trường quốc tế. Nhưng trong khi phân nửa thành viên khối ASEAN đang có vấn đề tranh chấp về Biển Đông, tất nhiên họ không vui về quan điểm trung lập này.
Trong cuộc họp báo trước khi ông Hồ Cẩm Đào đến Phnom Penh, tòa đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh cho biết: “ Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề Biển Đông với những nước đòi hỏi chủ quyền trong khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông gọi tắt là DOC, và Trung Quốc có ý định hợp tác với các bên liên hệ nhằm giải quyết sự khác biệt để tìm kiếm công cuộc phát triển chung. Tuy nhiên, Trung Quốc mạnh mẽ phản đối ý định quốc tế hóa sự tranh chấp ở Biển Đông, và không cho phép các lực lượng bên ngoài can thiệp vào cuộc tranh chấp này”.
Trong tình hình hiện nay, liệu rằng Cam Bốt có giữ được vị thế trung lập giữa lúc Hà Nội, một đồng minh lâu đời của Phnom Penh, đang có tranh chấp về lãnh hải với Bắc Kinh?
Người ta cũng đặt một câu hỏi rằng, trong khi Biển Đông là một vùng biển liên hệ đến nhiều nước và là một tuyến hải hành tự do từ trước đến nay, và khi cộng đồng quốc tế, với Trung Quốc là một thành viên trong đó, đã có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), vậy tại sao Bắc Kinh không cho phép các nước liên hệ quốc tế hóa hồ sơ này?
RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn thông tín viên Phạm Phan từ Phnom Penh, đã cho biết thêm chi tiết về chuyến viếng thăm Cam Bốt của ông Hồ Cẩm Đào.
RFI: Xin chào thông tín viên Phạm Phan. Chuyến viếng thăm của ông Hồ Cẩm Đào là một sự kiện quan trọng đối với chính phủ Phnom Penh phải không thưa anh?
Phạm Phan: Theo thông tin chính thức của Tân Hoa Xã và viên đại sứ Pan Guangxue (Phan Quảng Học) của Trung Quốc tại Phnom Penh, thì chuyến viếng thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Phnom Penh kéo dài bốn ngày là một sự kiện quan trọng nhất từ 12 năm qua.
Phát biểu của Đại Sứ Trung Quốc ở Phnom Penh trong một cuộc họp báo như sau: “Chuyến viếng thăm sẽ củng cố sâu rộng trên mọi phương diện trong quan hệ song phương như kinh tế, thương mại, văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị. Mối quan hệ Trung Quốc – Cam Bốt là mối quan hệ của những người anh em tốt, đối tác tốt, láng giềng tốt, và là người bạn tốt”.
Trong thời gian lưu lại Phnom Penh, khi Thượng đỉnh ASEAN diễn ra, ông Hồ Cẩm Đào sẽ có cuộc diện kiến với Quốc vương Sihamoni. Theo nhận xét của Tân Hoa Xã, thì đây là sự kiện rất quan trọng trong tiến trình đắp xây quan hệ Bắc Kinh – Phnom Penh.
Trong chương trình nghị sự, ngoài các cuộc gặp mặt những nhân vật lãnh đạo xứ Chùa Tháp, một số hợp đồng sẽ được ký kết, phần lớn là Trung Quốc sẽ tiếp tục đổ đô la vào cho Phnom Penh. Giai đoạn hiện nay được đánh dấu như một thời kỳ phát triển tốt đẹp giữa Bắc Kinh – Phnom Penh vốn đã được thiết lập từ thập niên 1950.
Nhân vật quyền uy tột đỉnh của Trung Quốc cũng sẽ bay đi Siêm Riệp để viếng đền Angkor. Tại đây, ông đến thăm công trình trùng tu đền Ta Keo mà các chuyên gia khảo cổ học người Trung Quốc đang cùng các chuyên viên Cam Bốt làm việc với sự tài trợ của Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh cho biết Bắc Kinh cám ơn Cam Bốt về sự giúp đỡ chung thủy cho Trung Quốc, về các vấn đề liên hệ đến quyền lợi thiết yếu, và cam kết tiếp tục phụ giúp cho Phnom Penh trong nhiều lĩnh vực kinh tế trong tương lai như cơ cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực, phòng chống thiên tai..
Liệu sự hiện diện của ông Hồ Cẩm Đào có là sức ép để Cam Bốt gạt chủ đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự?
Các dữ kiện do Hội đồng Phát triển Cam Bốt trưng ra cho thấy, tính đến cuối năm 2011, Trung Quốc đã có 317 dự án đang được thực hiện tại Cam Bốt với tổng số tiền là 8, 9 tỷ Mỹ kim. Con số này đã nâng Trung Quốc lên vị trí nhà đầu tư lớn nhất ở xứ chùa Tháp. Về thương mại song phương đạt đến 2,5 tỷ Mỹ kim, cao gấp 11 lần so với năm 2000. Mối quan hệ song phương Bắc Kinh – Phnom Penh được đưa lên tầm hợp tác chiến lược toàn diện sau chuyến đi Bắc Kinh của Thủ tướng Hun Sen vào tháng 12/2010.
Mỹ và các quốc gia Châu Âu luôn kèm viện trợ phát triển với điều kiện phải tôn trọng nhân quyền, một chương trình viện trợ không hào phóng và có thể gây khó chịu cho những người đang cai trị ở Phnom Penh. Về mặt ngoại giao thì Bắc Kinh luôn miệng phát biểu chỉ viện trợ cho Cam Bốt mà không áp đặt bất kỳ điều kiện nào. Điều này có nghĩa là chuyện của Cam Bốt, Trung Quốc không can thiệp vào, dù có vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Nhưng trong thực tế, liệu Trung Quốc chỉ bỏ tiền ra mà không cần điều kiện gì hết?
Chuyến đi của ông Hồ Cẩm Đào diễn ra trước Thượng đỉnh ASEAN có hai ngày, trông có vẻ gấp rút, và không có bất kỳ chuyến viếng thăm của vị nguyên thủ trên thế giới nào diễn ra trong một thời điểm quan trọng như thế.
Vì sao? Vài thành viên trong khối ASEAN đang có vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, trong khi đó, Trung Quốc là nước duy nhất tự cho rằng: hầu hết lãnh hải ở Biển Đông là của họ.
Đây chính là một điều mà Trung Quốc rất cần ở Cam Bốt, một nước nhỏ nhưng năm nay làm chủ tịch luân phiên ASEAN, và điều quan trọng hơn là Cam Bốt có vị trí địa lý sát cạnh phía Tây của Việt Nam, cũng là một đồng minh chiến lược của Phnom Penh.
Thưa anh, Cam Bốt với vai trò chủ tịch ASEAN 2012 và đang ngấp nghé một chiếc ghế Hội đồng Bảo an, liệu có thể né tránh vấn đề Biển Đông?
Tại một hội nghị cách nay một tuần bao gồm 26 viên đại sứ và tổng lãnh sự của nhiều ngoại giao đoàn, Thủ tướng Hun Sen nói, năm nay Cam Bốt trong vai trò chủ tịch luân phiên khối ASEAN và đang nỗ lực kiếm một ghế thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cho nên trong các xung đột tiềm tàng tại khu vực như tranh chấp Biển Đông, nước chủ nhà Cam Bốt chỉ làm công việc điều phối ở vị thế trung lập, không đứng về bên này hay bên kia trong cuộc tranh chấp.
Theo nhận xét của ông Ou Virak, nhà hoạt động nhân quyền ở Cam Bốt, nếu Cam Bốt đứng trung lập thì tốt, nhưng điều này khiến một số thành viên ASEAN sẽ không hài lòng.
Ông Arata Mahapatra, một nhà phân tích, đang làm việc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại Ấn Độ, trong cuộc phỏng vấn với ban tiếng Cam Bốt của đài VOA cho rằng, một khi Cam Bốt đứng ở vị thế trung lập sẽ làm tăng uy tín Cam Bốt trên trường quốc tế. Nhưng trong khi phân nửa thành viên khối ASEAN đang có vấn đề tranh chấp về Biển Đông, tất nhiên họ không vui về quan điểm trung lập này.
Trong cuộc họp báo trước khi ông Hồ Cẩm Đào đến Phnom Penh, tòa đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh cho biết: “ Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề Biển Đông với những nước đòi hỏi chủ quyền trong khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông gọi tắt là DOC, và Trung Quốc có ý định hợp tác với các bên liên hệ nhằm giải quyết sự khác biệt để tìm kiếm công cuộc phát triển chung. Tuy nhiên, Trung Quốc mạnh mẽ phản đối ý định quốc tế hóa sự tranh chấp ở Biển Đông, và không cho phép các lực lượng bên ngoài can thiệp vào cuộc tranh chấp này”.
Trong tình hình hiện nay, liệu rằng Cam Bốt có giữ được vị thế trung lập giữa lúc Hà Nội, một đồng minh lâu đời của Phnom Penh, đang có tranh chấp về lãnh hải với Bắc Kinh?
Người ta cũng đặt một câu hỏi rằng, trong khi Biển Đông là một vùng biển liên hệ đến nhiều nước và là một tuyến hải hành tự do từ trước đến nay, và khi cộng đồng quốc tế, với Trung Quốc là một thành viên trong đó, đã có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), vậy tại sao Bắc Kinh không cho phép các nước liên hệ quốc tế hóa hồ sơ này?
RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn thông tín viên Phạm Phan từ Phnom Penh, đã cho biết thêm chi tiết về chuyến viếng thăm Cam Bốt của ông Hồ Cẩm Đào.