Thứ tư 22 Tháng Hai 2012
Trong tình hình người dân Hy Lạp phải thắt lưng buộc bụng, cộng đồng người Việt khoảng 500 người sinh sống tại đây cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Đa số đều đã định cư tại từ ba chục năm qua nên đều xem Hy Lạp như quê hương thứ hai, và hầu hết làm việc trong ngành kinh doanh ăn uống. Có người cũng đã nghĩ đến chuyện đi sang một quốc gia khác lập nghiệp, nhưng nói chung đều cố bám trụ, hy vọng trong tương lai kinh tế sẽ sáng sủa trở lại.
Hôm qua 21/02/2012, châu Âu đã thông qua gói cứu trợ kỷ lục 237 tỉ euro cho Hy Lạp, sau 14 tiếng đồng hồ thương lượng căng thẳng cho đến bốn giờ sáng. Như vậy Athens đã thoát được trong đường tơ kẽ tóc tình trạng mất khả năng chi trả, trong lúc một phần nợ công Hy Lạp sẽ đáo hạn vào ngày 20/3 tới. Đây là món tín dụng kỷ lục so với Achentina trước đây.
Tuy nhiên để đổi lại, Hy Lạp phải thắt lưng buộc bụng nhiều hơn nữa và chịu sự giám sát chặt chẽ của các chủ nợ châu Âu. Còn đối với người dân, thì tương lai chưa bao giờ u ám như thế. Lương bị cắt giảm, không còn phúc lợi xã hội, thất nghiệp tăng cao…Nếu trước đây số người vô gia cư và ăn xin trên toàn quốc chỉ khoảng một ngàn người, thì nay được ước tính là từ 15 đến 20 ngàn người, trong đó không chỉ là những người Afghanistan và Ả Rập tị nạn, mà nay còn có cả người Hy Lạp.
Tại thủ đô Athenes, các nhà thờ Chính thống giáo phải cung cấp số bữa ăn từ thiện cho người nghèo cao gấp mười lần. Còn tổ chức Y sĩ Không biên giới thì bị quá tải trước lượng bệnh nhân tăng vọt. Nếu trước đây chỉ có những người tị nạn, người không giấy tờ tìm đến, thì nay nhiều người nghèo không có tiền mua thuốc cũng đến đây. Không ít người đã tìm đường ra nước khác sinh sống, nhiều người dân thủ đô Athenes bỏ về quê để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
Người Việt định cư tại Hy Lạp có khoảng 500 người, trong đó hơn phân nửa sinh sống tại thủ đô Athenes, chủ yếu kinh doanh và làm việc trong các nhà hàng. Dân Hy Lạp đã như thế, thì tình cảnh những người Việt sinh sống tại đây như thế nào, phải xoay sở ra sao ? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với các ông Trần Thành Công và Nguyễn Trung Thành ở Athenes, là những người Việt đã định cư tại Hy Lạp từ ba chục năm qua.
Tuy nhiên để đổi lại, Hy Lạp phải thắt lưng buộc bụng nhiều hơn nữa và chịu sự giám sát chặt chẽ của các chủ nợ châu Âu. Còn đối với người dân, thì tương lai chưa bao giờ u ám như thế. Lương bị cắt giảm, không còn phúc lợi xã hội, thất nghiệp tăng cao…Nếu trước đây số người vô gia cư và ăn xin trên toàn quốc chỉ khoảng một ngàn người, thì nay được ước tính là từ 15 đến 20 ngàn người, trong đó không chỉ là những người Afghanistan và Ả Rập tị nạn, mà nay còn có cả người Hy Lạp.
Tại thủ đô Athenes, các nhà thờ Chính thống giáo phải cung cấp số bữa ăn từ thiện cho người nghèo cao gấp mười lần. Còn tổ chức Y sĩ Không biên giới thì bị quá tải trước lượng bệnh nhân tăng vọt. Nếu trước đây chỉ có những người tị nạn, người không giấy tờ tìm đến, thì nay nhiều người nghèo không có tiền mua thuốc cũng đến đây. Không ít người đã tìm đường ra nước khác sinh sống, nhiều người dân thủ đô Athenes bỏ về quê để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
Người Việt định cư tại Hy Lạp có khoảng 500 người, trong đó hơn phân nửa sinh sống tại thủ đô Athenes, chủ yếu kinh doanh và làm việc trong các nhà hàng. Dân Hy Lạp đã như thế, thì tình cảnh những người Việt sinh sống tại đây như thế nào, phải xoay sở ra sao ? Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với các ông Trần Thành Công và Nguyễn Trung Thành ở Athenes, là những người Việt đã định cư tại Hy Lạp từ ba chục năm qua.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.