Bài đăng : Thứ bảy 11 Tháng Hai 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 11 Tháng Hai 2012
Bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP hôm 10/02/2012 về vụ Tiên Lãng mang tựa đề « Người nông dân Việt Nam trở thành anh hùng sau khi đấu súng với công an ». Bài viết nhận định, anh em ông Đoàn Văn Vươn khi chống lại lực lượng cưỡng chế đã làm bị thương sáu nhân viên công lực – đây là một sự kiện hiếm hoi.
Nhưng thay vì lên án, công luận lại xem người nông dân Đoàn Văn Vươn như một anh hùng. Thậm chí có những tướng lãnh về hưu và cả một cựu Chủ tịch nước cũng lên tiếng bênh vực, còn báo chí nhà nước công khai ủng hộ qua các bài phóng sự điều tra.
Vụ Tiên Lãng đã thu hút sự quan tâm của dư luận cho đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải yêu cầu tiến hành điều tra. Và hôm qua Thủ tướng Việt Nam đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là sai, những cán bộ sai phạm phải bị trừng phạt, đồng thời yêu cầu địa phương để cho ông Vươn tiếp tục sử dụng đất.
Hãng AP cho rằng, cho dù nếu trường hợp ông Đoàn Văn Vươn không thúc đẩy việc chính phủ sửa đổi Luật đất đai đi nữa, thì cũng không còn có thể làm ngơ, khi mà trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Đây cũng là mối quan tâm của hàng triệu nông dân khác, khi thời hạn giao đất 20 năm quy định trong Luật đất đai năm 1993 sẽ hết hạn vào năm tới.
Ngay sau khi kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được công bố, RFI đã phỏng vấn luật sư Trần Đình Triển, văn phòng luật Vì Dân ở Hà Nội về vấn đề này.
RFI : Kính chào luật sư Trần Đình Triển, trước hết xin cảm ơn luật sư đã nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Xin luật sư cho biết nhận xét sơ bộ về kết luận của Thủ tướng Việt Nam qua vụ Tiên Lãng ?
LS Trần Đình Triển : Tôi có đọc toàn văn thông báo về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên báo về vụ Tiên Lãng. Nhận xét của tôi như sau. Kết luận của Thủ tướng như vậy là thể hiện một sự tiến bộ, một sự nghiêm khắc – tương đối nghiêm khắc.
Tuy nhiên tôi tin rằng văn bản này cũng đã được các bộ phận tham mưu để chuẩn bị cho Thủ tướng, trong đó, tôi thấy rằng nhiều từ ngữ, câu chữ chưa đúng quy định của pháp luật. Và kết luận đó tôi thấy quan trọng nhất là khẳng định được việc là cấp đất sai, thu hồi đất sai và cưỡng chế sai, cho toàn dân biết được. Tuy nhiên biện pháp xử lý và được đưa ra trong thông báo thì tôi tin rằng chưa hợp lòng dân, và chưa đúng pháp luật.
Thứ nhất, tôi cho rằng không thể sử dụng từ kiểm điểm được. Thủ tướng đã kết luận là sai thì phải xử lý. Xử lý những cán bộ làm sai, không chỉ có những cán bộ cấp huyện, mà cả cấp thành phố Hải Phòng. Những ai liên đới trách nhiệm, thậm chí ví dụ như đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng do dân bầu lên, có trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật tại địa phương, thì đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa. Đấy mới là kiểm điểm.
Còn những cán bộ có thẩm quyền, trực tiếp làm công việc theo dõi giám sát, mà để dẫn đến sự việc như thế tại địa phương thì phải nhận hình thức kỷ luật tương xứng. Chứ ở đây không có cái khái niệm kiểm điểm nữa. Đấy là quan điểm của tôi.
Thứ hai nữa là việc giải quyết sai phạm của công dân và ngược lại, sai phạm của cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Tôi thấy rằng trong mối quan hệ biện chứng hậu quả và mối quan hệ nhân quả này, kết luận chưa giải quyết chuẩn xác.
RFI : Thưa, luật sư thấy không chuẩn xác chỗ nào ạ ?
LS Trần Đình Triển : Thứ nhất, đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, Thủ tướng kết luận có những vấn đề gì sai thì đề nghị các cơ quan xem xét theo quy định của pháp luật. Chứ kể cả Thủ tướng không có quyền yêu cầu viện kiểm sát hay tòa án phải làm việc nọ việc kia, vì các cơ quan này độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật. Mọi tổ chức và cá nhân không ai được can thiệp vào tính độc lập của viện kiểm sát và của tòa án. Đấy là luật.Tôi cho rằng có lẽ là đội ngũ tham mưu cũng có những sơ suất khi trong văn bản có những vấn đề về mặt câu chữ không chuẩn.
Và tôi xin nhắc lại mối quan hệ nhân quả. Đã là quyết định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai, thì người ta chống lại cái đó là chống lại hành vi trái pháp luật của người và tổ chức khác, không thể nói rằng người ta chống thi hành công vụ được. Đã là thi hành công vụ, thì đấy là người công chức nhà nước hay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ để thực hiện việc công, và việc công đó phải đúng pháp luật.
Còn ở đây việc trái pháp luật thì tại sao lại gọi là chống người thi hành công vụ được. Tôi ví dụ như cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, mà người vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều, cảnh sát tuýt còi để xử phạt mà chống lại cái việc đó thì chống người thi hành công vụ. Nhưng ngược lại người cảnh sát đó, công dân người ta không vi phạm anh không có quyền kiểm tra người ta. Anh tuýt còi để đưa ra yêu cầu abc, mà người ta chống lại việc đó thì không thể gọi là chống người thi hành công vụ được. Đó là mối quan hệ biện chứng.
Cái nữa là trong bộ luật hình sự của Việt Nam đã nói rằng, người ta được quyền chống lại việc làm sai của pháp luật, nhưng không được vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bây giờ Thủ tướng đã khẳng định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai và phá dỡ nhà sai. Vậy thì người ta chống lại cái sai đó là hợp pháp, nhưng có mức độ. Chứ còn việc ông Vươn sử dụng vũ khí nọ kia thì đấy là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật không cho phép. Do đó việc truy tố một số người trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng pháp luật. Mà theo quan điểm của tôi là truy tố ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Đồng thời ở đây Thủ tướng chỉ nói đến là việc phá dỡ nhà ông Vươn sai, đó là tội phạm hủy hoại tài sản. Còn một tội nữa. Trong bộ luật hình sự nước CHXHCNVN đã có riêng quy định về đất đai. Có một điều luật chuyên biệt, đó là vi phạm về quản lý đất đai. Thì ở đây ra quyết định cưỡng chế sai, thu hồi sai, rõ ràng đã vi phạm điều đó, thì cần phải khởi tố những người thực hiện việc quản lý đất đai trong sự việc này, theo điều luật đó đã. Còn những ai chỉ đạo phá dỡ, thì đấy là phạm vào tội hủy hoại tài sản.
Hai nhóm tội phạm đó, hai hành vi đó khác nhau, nhưng tôi thấy rằng không nhắc gì đến vi phạm về quản lý đất đai. Và một điều quan trọng nhất mà dân rất chờ đợi, đó là việc cưỡng chế.
RFI : Chính quyền đã huy động hàng trăm công an, bộ đội để cưỡng chế, và ông Đoàn Văn Vươn phải phản ứng. Như vậy nếu truy tố vì tội « giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng » thì có nặng quá không thưa luật sư ?
LS Trần Đình Triển : Hiện nay cơ quan điều tra Hải Phòng khởi tố các cá nhân trong đại gia đình ông Vươn về hai tội : tội giết người, theo điều 93, và tội chống người thi hành công vụ theo điều 257 bộ Luật hình sự. Khởi tố vụ án theo tội hủy hoại và cố ý hủy hoại làm hư hỏng tài sản, theo điều 142 Luật hình sự về hành vi phá hoại tài sản của gia đình ông Vươn.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tội danh đối với hai nhóm hành vi của các cá nhân trong gia đình ông Vươn, và cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Nhưng có ý kiến cho rằng ông Vươn và một số người khác có tội, hoặc cần khởi tố thêm tội theo điều 233 – tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ.
Theo quan điểm cá nhân tôi, cụ thể là khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng. Nếu chiếu theo điều luật này thì họ có thể bị xét xử theo tiết A (giết nhiều người), tiết B (giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân, tiết L (bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người), tiết O (có tổ chức), thuộc khoản 1 điều 93, có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 bộ Luật hình sự, thì được áp dụng điều 47, quy định hình phạt nhẹ hơn, thì mức án nhẹ nhất của họ có thể được áp dụng theo khoản 2 điều 93 khung hình phạt liền kề thấp nhất cũng là 7 năm tù.
Thứ hai là căn cứ vào tính chất của hành vi, đặc biệt là kết luận của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đã khẳng định việc cưỡng chế, thu hồi đất, việc phá hủy tài sản của gia đình ông Vươn là việc làm trái pháp luật của chính quyền và một số cá nhân UBND huyện Tiên Lãng. Như vậy việc chống đối của các cá nhân trong gia đình ông Vươn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước - pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích tập thể - những hộ nuôi trồng thủy sản tại đây, và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Xét trên phương diện tương quan lực lượng giữa bên xâm hại và bên chống trả : Tuy nhiên hành vi chống đối của một số cá nhân trong gia đình ông Vươn không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân, tức là quá mức cần thiết, sử dụng phương tiện và phương pháp để chống trả có thể làm chết nhiều người, tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa đạt. Hành vi đó cũng gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng theo tôi là phạm điều 96 bộ Luật hình sự - tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Căn cứ tính chất của hành vi, thì một số cá nhân trong gia đình ông Vươn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 96 bộ Luật hình sự. Điều luật nói rõ rằng giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phạt tù từ 2 đến 7 năm. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo điều 46 và điều 60 bộ Luật hình sự, thì có thể xử phạt từ 2 đến 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.
Theo tôi, truy tố theo tội danh này là thể hiện đúng tính chất vi phạm, đúng pháp luật và thể hiện tính nghiêm minh, và tính chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong vụ việc này.
Còn việc khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ, theo quan điểm của tôi là không đúng. Vì khi nói đến người thi hành công vụ thì phải hội đủ cả ba điều kiện sau đây. Thứ nhất là người đó thực thi đúng nhiệm vụ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công phân nhiệm. Thứ hai là đang thực thi hành vi thi hành công vụ. Cái yếu tố thứ ba rất quan trọng, là nhiệm vụ phân công thực hiện phải đúng pháp luật.
Như vậy thì việc cưỡng chế, phá hủy tài sản v.v… đối với gia đình ông Vươn là trái pháp luật - kết luận của Thủ tướng đã nói rõ - thì không thể truy cứu trách nhiệm về tội danh này. Mặt khác mối quan hệ biện chứng của tính chất hành vi, giữa tội chống người thi hành công vụ đã được định khung trong điều 93, và không phải là công vụ trong điều 96. Vì vậy, đủ căn cứ để đình chỉ vụ án về tội danh này.
RFI : Dư luận cũng đặt ra câu hỏi về việc sử dụng lực lượng công an, quân đội để cưỡng chế…
LS Trần Đình Triển : Đấy là một quyết định hành chính, thì nó nằm trong pháp lệnh hành chính về quyết định hành chính phải có hiệu lực pháp luật. Nhưng lâu nay trong việc cưỡng chế hành chính thì chỉ có duy nhất là văn bản pháp luật nói rằng cưỡng chế hành chính về việc thu hồi đất đai thì được sử dụng lực lượng, tôi dùng chữ abc. Cho nên gây nên một sự bất bình đẳng trong các quyết định cưỡng chế hay xử phạt hành chính.
Tôi lấy ví dụ như cưỡng chế để thu thuế chẳng hạn, hay là cưỡng chế về việc xây dựng nhà trái phép, hay những nghĩa vụ khác v.v… về lao động chẳng hạn, cũng là quyết định hành chính. Nhưng đã là quyết định hành chính thì đều phải xử bình đẳng với nhau. Đã sử dụng lực lượng thì được sử dụng như nhau.
Nhưng lâu nay chúng ta cho chỉ có một phép, đó là sử dụng lực lượng cưỡng chế hành chính để thu hồi đất đai. Đấy là một cái dấu hỏi đặt ra bất bình đẳng trong pháp luật, và lâu nay sử dụng cả lực lượng quân đội, lực lượng công an. Tôi cho rằng đấy là việc không thể chấp nhận được.
Trong kết luận của Thủ tướng chính phủ không nói đến những vấn đề này. Tôi cho rằng Thủ tướng phải đưa ra một cách cương quyết, đó là cưỡng chế về thu hồi đất đai cần phải nghiêm cấm sử dụng lực lượng quân đội và công an. Vì lực lượng quân đội bảo vệ tổ quốc, lực lượng công an bảo vệ an ninh, chứ không thể sử dụng quân đội nhân dân và công an nhân dân để đi chống lại việc quyền lợi của nhân dân hay để yêu cầu nhân dân phải thực hiện. Đấy là việc của hành chính.
Có chăng thì thành lập một bộ phận cảnh sát tư pháp chẳng hạn hoặc cảnh sát hành chính để thực hiện nhiệm vụ đó thì dễ nghe hơn và được lòng dân hơn. Sử dụng lực lượng như vậy đưa lại sự việc cưỡng chế để thu hồi đất đai vì mục đích công cộng, vì an ninh quốc phòng thì có thể sử dụng các lực lượng đó được. Cái đấy là bảo vệ lợi ích công, và thu hồi cho lợi ích công.
Còn chúng ta thu hồi đất để cho người khác thuê, thu hồi đất cho các doanh nghiệp kinh doanh sinh lợi trên đấy, tạo nên sự bất công trong xã hội. Ví dụ trả cho dân thì hai trăm nghìn một mét, ngày hôm trước hôm sau thu lại cho doanh nghiệp thì bán 20 triệu một mét. Dân người ta chống lại những sự bất công đó. Sử dụng các lực lượng quân đội công an để đi cưỡng chế chuyện đó, tôi cho rằng đang làm mất niềm tin của nhân dân đối với lực lượng quân đội và công an. Tôi rất đồng tình quan điểm của đại tướng Lê Đức Anh chủ tịch nước, cũng như một số vị lão thành cách mạng, tôi hoàn toàn đồng tình.
Và trong văn bản nếu về báo chí thì chỉ cần một lời khen là đủ. Tức là các báo chí đã kịp thời đưa thông tin phản ánh một cách trung thực khách quan về vụ việc để dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra, và để các cơ quan nhà nước nắm thông tin để xử lý vụ việc được khách quan và đúng pháp luật là đủ. Còn sau đó còn xen là phải định hướng rồi phải thế nọ thế kia dễ cho người ta nhầm lẫn là ở đây vừa khen vừa chê, và người ta có thể suy luận là ẩn náu sau đó một vấn đề gì đó. Với góc độ Thủ tướng thì chỉ cần kết luận cái chính thôi, không nên đưa vào những chi tiết đó. Đừng để cho công luận người ta bình luận và dân người ta hiểu nhầm đi với tư cách là một nguyên thủ quốc gia.
RFI : Xin rất cảm ơn luật sư Trần Đình Triển đã vui lòng dành thời gian để trả lời RFI Việt ngữ.
Vụ Tiên Lãng đã thu hút sự quan tâm của dư luận cho đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải yêu cầu tiến hành điều tra. Và hôm qua Thủ tướng Việt Nam đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là sai, những cán bộ sai phạm phải bị trừng phạt, đồng thời yêu cầu địa phương để cho ông Vươn tiếp tục sử dụng đất.
Hãng AP cho rằng, cho dù nếu trường hợp ông Đoàn Văn Vươn không thúc đẩy việc chính phủ sửa đổi Luật đất đai đi nữa, thì cũng không còn có thể làm ngơ, khi mà trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Đây cũng là mối quan tâm của hàng triệu nông dân khác, khi thời hạn giao đất 20 năm quy định trong Luật đất đai năm 1993 sẽ hết hạn vào năm tới.
Ngay sau khi kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được công bố, RFI đã phỏng vấn luật sư Trần Đình Triển, văn phòng luật Vì Dân ở Hà Nội về vấn đề này.
RFI : Kính chào luật sư Trần Đình Triển, trước hết xin cảm ơn luật sư đã nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Xin luật sư cho biết nhận xét sơ bộ về kết luận của Thủ tướng Việt Nam qua vụ Tiên Lãng ?
Tuy nhiên tôi tin rằng văn bản này cũng đã được các bộ phận tham mưu để chuẩn bị cho Thủ tướng, trong đó, tôi thấy rằng nhiều từ ngữ, câu chữ chưa đúng quy định của pháp luật. Và kết luận đó tôi thấy quan trọng nhất là khẳng định được việc là cấp đất sai, thu hồi đất sai và cưỡng chế sai, cho toàn dân biết được. Tuy nhiên biện pháp xử lý và được đưa ra trong thông báo thì tôi tin rằng chưa hợp lòng dân, và chưa đúng pháp luật.
Thứ nhất, tôi cho rằng không thể sử dụng từ kiểm điểm được. Thủ tướng đã kết luận là sai thì phải xử lý. Xử lý những cán bộ làm sai, không chỉ có những cán bộ cấp huyện, mà cả cấp thành phố Hải Phòng. Những ai liên đới trách nhiệm, thậm chí ví dụ như đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng do dân bầu lên, có trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật tại địa phương, thì đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa. Đấy mới là kiểm điểm.
Còn những cán bộ có thẩm quyền, trực tiếp làm công việc theo dõi giám sát, mà để dẫn đến sự việc như thế tại địa phương thì phải nhận hình thức kỷ luật tương xứng. Chứ ở đây không có cái khái niệm kiểm điểm nữa. Đấy là quan điểm của tôi.
Thứ hai nữa là việc giải quyết sai phạm của công dân và ngược lại, sai phạm của cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Tôi thấy rằng trong mối quan hệ biện chứng hậu quả và mối quan hệ nhân quả này, kết luận chưa giải quyết chuẩn xác.
RFI : Thưa, luật sư thấy không chuẩn xác chỗ nào ạ ?
LS Trần Đình Triển : Thứ nhất, đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, Thủ tướng kết luận có những vấn đề gì sai thì đề nghị các cơ quan xem xét theo quy định của pháp luật. Chứ kể cả Thủ tướng không có quyền yêu cầu viện kiểm sát hay tòa án phải làm việc nọ việc kia, vì các cơ quan này độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật. Mọi tổ chức và cá nhân không ai được can thiệp vào tính độc lập của viện kiểm sát và của tòa án. Đấy là luật.Tôi cho rằng có lẽ là đội ngũ tham mưu cũng có những sơ suất khi trong văn bản có những vấn đề về mặt câu chữ không chuẩn.
Và tôi xin nhắc lại mối quan hệ nhân quả. Đã là quyết định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai, thì người ta chống lại cái đó là chống lại hành vi trái pháp luật của người và tổ chức khác, không thể nói rằng người ta chống thi hành công vụ được. Đã là thi hành công vụ, thì đấy là người công chức nhà nước hay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ để thực hiện việc công, và việc công đó phải đúng pháp luật.
Còn ở đây việc trái pháp luật thì tại sao lại gọi là chống người thi hành công vụ được. Tôi ví dụ như cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, mà người vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều, cảnh sát tuýt còi để xử phạt mà chống lại cái việc đó thì chống người thi hành công vụ. Nhưng ngược lại người cảnh sát đó, công dân người ta không vi phạm anh không có quyền kiểm tra người ta. Anh tuýt còi để đưa ra yêu cầu abc, mà người ta chống lại việc đó thì không thể gọi là chống người thi hành công vụ được. Đó là mối quan hệ biện chứng.
Cái nữa là trong bộ luật hình sự của Việt Nam đã nói rằng, người ta được quyền chống lại việc làm sai của pháp luật, nhưng không được vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bây giờ Thủ tướng đã khẳng định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai và phá dỡ nhà sai. Vậy thì người ta chống lại cái sai đó là hợp pháp, nhưng có mức độ. Chứ còn việc ông Vươn sử dụng vũ khí nọ kia thì đấy là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật không cho phép. Do đó việc truy tố một số người trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng pháp luật. Mà theo quan điểm của tôi là truy tố ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Đồng thời ở đây Thủ tướng chỉ nói đến là việc phá dỡ nhà ông Vươn sai, đó là tội phạm hủy hoại tài sản. Còn một tội nữa. Trong bộ luật hình sự nước CHXHCNVN đã có riêng quy định về đất đai. Có một điều luật chuyên biệt, đó là vi phạm về quản lý đất đai. Thì ở đây ra quyết định cưỡng chế sai, thu hồi sai, rõ ràng đã vi phạm điều đó, thì cần phải khởi tố những người thực hiện việc quản lý đất đai trong sự việc này, theo điều luật đó đã. Còn những ai chỉ đạo phá dỡ, thì đấy là phạm vào tội hủy hoại tài sản.
Hai nhóm tội phạm đó, hai hành vi đó khác nhau, nhưng tôi thấy rằng không nhắc gì đến vi phạm về quản lý đất đai. Và một điều quan trọng nhất mà dân rất chờ đợi, đó là việc cưỡng chế.
RFI : Chính quyền đã huy động hàng trăm công an, bộ đội để cưỡng chế, và ông Đoàn Văn Vươn phải phản ứng. Như vậy nếu truy tố vì tội « giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng » thì có nặng quá không thưa luật sư ?
LS Trần Đình Triển : Hiện nay cơ quan điều tra Hải Phòng khởi tố các cá nhân trong đại gia đình ông Vươn về hai tội : tội giết người, theo điều 93, và tội chống người thi hành công vụ theo điều 257 bộ Luật hình sự. Khởi tố vụ án theo tội hủy hoại và cố ý hủy hoại làm hư hỏng tài sản, theo điều 142 Luật hình sự về hành vi phá hoại tài sản của gia đình ông Vươn.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tội danh đối với hai nhóm hành vi của các cá nhân trong gia đình ông Vươn, và cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Nhưng có ý kiến cho rằng ông Vươn và một số người khác có tội, hoặc cần khởi tố thêm tội theo điều 233 – tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ.
Theo quan điểm cá nhân tôi, cụ thể là khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng. Nếu chiếu theo điều luật này thì họ có thể bị xét xử theo tiết A (giết nhiều người), tiết B (giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân, tiết L (bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người), tiết O (có tổ chức), thuộc khoản 1 điều 93, có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 bộ Luật hình sự, thì được áp dụng điều 47, quy định hình phạt nhẹ hơn, thì mức án nhẹ nhất của họ có thể được áp dụng theo khoản 2 điều 93 khung hình phạt liền kề thấp nhất cũng là 7 năm tù.
Thứ hai là căn cứ vào tính chất của hành vi, đặc biệt là kết luận của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đã khẳng định việc cưỡng chế, thu hồi đất, việc phá hủy tài sản của gia đình ông Vươn là việc làm trái pháp luật của chính quyền và một số cá nhân UBND huyện Tiên Lãng. Như vậy việc chống đối của các cá nhân trong gia đình ông Vươn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước - pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích tập thể - những hộ nuôi trồng thủy sản tại đây, và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Xét trên phương diện tương quan lực lượng giữa bên xâm hại và bên chống trả : Tuy nhiên hành vi chống đối của một số cá nhân trong gia đình ông Vươn không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân, tức là quá mức cần thiết, sử dụng phương tiện và phương pháp để chống trả có thể làm chết nhiều người, tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa đạt. Hành vi đó cũng gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng theo tôi là phạm điều 96 bộ Luật hình sự - tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Căn cứ tính chất của hành vi, thì một số cá nhân trong gia đình ông Vươn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 96 bộ Luật hình sự. Điều luật nói rõ rằng giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phạt tù từ 2 đến 7 năm. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo điều 46 và điều 60 bộ Luật hình sự, thì có thể xử phạt từ 2 đến 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.
Theo tôi, truy tố theo tội danh này là thể hiện đúng tính chất vi phạm, đúng pháp luật và thể hiện tính nghiêm minh, và tính chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong vụ việc này.
Còn việc khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ, theo quan điểm của tôi là không đúng. Vì khi nói đến người thi hành công vụ thì phải hội đủ cả ba điều kiện sau đây. Thứ nhất là người đó thực thi đúng nhiệm vụ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công phân nhiệm. Thứ hai là đang thực thi hành vi thi hành công vụ. Cái yếu tố thứ ba rất quan trọng, là nhiệm vụ phân công thực hiện phải đúng pháp luật.
Như vậy thì việc cưỡng chế, phá hủy tài sản v.v… đối với gia đình ông Vươn là trái pháp luật - kết luận của Thủ tướng đã nói rõ - thì không thể truy cứu trách nhiệm về tội danh này. Mặt khác mối quan hệ biện chứng của tính chất hành vi, giữa tội chống người thi hành công vụ đã được định khung trong điều 93, và không phải là công vụ trong điều 96. Vì vậy, đủ căn cứ để đình chỉ vụ án về tội danh này.
RFI : Dư luận cũng đặt ra câu hỏi về việc sử dụng lực lượng công an, quân đội để cưỡng chế…
LS Trần Đình Triển : Đấy là một quyết định hành chính, thì nó nằm trong pháp lệnh hành chính về quyết định hành chính phải có hiệu lực pháp luật. Nhưng lâu nay trong việc cưỡng chế hành chính thì chỉ có duy nhất là văn bản pháp luật nói rằng cưỡng chế hành chính về việc thu hồi đất đai thì được sử dụng lực lượng, tôi dùng chữ abc. Cho nên gây nên một sự bất bình đẳng trong các quyết định cưỡng chế hay xử phạt hành chính.
Tôi lấy ví dụ như cưỡng chế để thu thuế chẳng hạn, hay là cưỡng chế về việc xây dựng nhà trái phép, hay những nghĩa vụ khác v.v… về lao động chẳng hạn, cũng là quyết định hành chính. Nhưng đã là quyết định hành chính thì đều phải xử bình đẳng với nhau. Đã sử dụng lực lượng thì được sử dụng như nhau.
Nhưng lâu nay chúng ta cho chỉ có một phép, đó là sử dụng lực lượng cưỡng chế hành chính để thu hồi đất đai. Đấy là một cái dấu hỏi đặt ra bất bình đẳng trong pháp luật, và lâu nay sử dụng cả lực lượng quân đội, lực lượng công an. Tôi cho rằng đấy là việc không thể chấp nhận được.
Trong kết luận của Thủ tướng chính phủ không nói đến những vấn đề này. Tôi cho rằng Thủ tướng phải đưa ra một cách cương quyết, đó là cưỡng chế về thu hồi đất đai cần phải nghiêm cấm sử dụng lực lượng quân đội và công an. Vì lực lượng quân đội bảo vệ tổ quốc, lực lượng công an bảo vệ an ninh, chứ không thể sử dụng quân đội nhân dân và công an nhân dân để đi chống lại việc quyền lợi của nhân dân hay để yêu cầu nhân dân phải thực hiện. Đấy là việc của hành chính.
Có chăng thì thành lập một bộ phận cảnh sát tư pháp chẳng hạn hoặc cảnh sát hành chính để thực hiện nhiệm vụ đó thì dễ nghe hơn và được lòng dân hơn. Sử dụng lực lượng như vậy đưa lại sự việc cưỡng chế để thu hồi đất đai vì mục đích công cộng, vì an ninh quốc phòng thì có thể sử dụng các lực lượng đó được. Cái đấy là bảo vệ lợi ích công, và thu hồi cho lợi ích công.
Còn chúng ta thu hồi đất để cho người khác thuê, thu hồi đất cho các doanh nghiệp kinh doanh sinh lợi trên đấy, tạo nên sự bất công trong xã hội. Ví dụ trả cho dân thì hai trăm nghìn một mét, ngày hôm trước hôm sau thu lại cho doanh nghiệp thì bán 20 triệu một mét. Dân người ta chống lại những sự bất công đó. Sử dụng các lực lượng quân đội công an để đi cưỡng chế chuyện đó, tôi cho rằng đang làm mất niềm tin của nhân dân đối với lực lượng quân đội và công an. Tôi rất đồng tình quan điểm của đại tướng Lê Đức Anh chủ tịch nước, cũng như một số vị lão thành cách mạng, tôi hoàn toàn đồng tình.
Và trong văn bản nếu về báo chí thì chỉ cần một lời khen là đủ. Tức là các báo chí đã kịp thời đưa thông tin phản ánh một cách trung thực khách quan về vụ việc để dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra, và để các cơ quan nhà nước nắm thông tin để xử lý vụ việc được khách quan và đúng pháp luật là đủ. Còn sau đó còn xen là phải định hướng rồi phải thế nọ thế kia dễ cho người ta nhầm lẫn là ở đây vừa khen vừa chê, và người ta có thể suy luận là ẩn náu sau đó một vấn đề gì đó. Với góc độ Thủ tướng thì chỉ cần kết luận cái chính thôi, không nên đưa vào những chi tiết đó. Đừng để cho công luận người ta bình luận và dân người ta hiểu nhầm đi với tư cách là một nguyên thủ quốc gia.
RFI : Xin rất cảm ơn luật sư Trần Đình Triển đã vui lòng dành thời gian để trả lời RFI Việt ngữ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.