Bài đăng : Thứ tư 11 Tháng Giêng 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 11 Tháng Giêng 2012
Ông Joe Crowley, đại biểu đảng Dân Chủ tại New York, vốn ủng hộ việc trừng phạt Miến Điện để gây áp lực, sẽ đến thăm nước này vào ngày mai (12/1/2012) để đánh giá về tình hình cải cách chính trị tại đây. Ông Crowley là dân biểu Mỹ đầu tiên đến Miến Điện kể từ 12 năm qua, một tháng sau chuyến viếng thăm lịch sử của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Trong chuyến viếng thăm kéo dài hai ngày, dân biểu Joe Crowley sẽ tiếp xúc các viên chức chính phủ Miến Điện, gặp gỡ lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và lãnh đạo các nhóm thiểu số. Ông tuyên bố : « Tôi đến để đánh giá tình hình tại chỗ, đồng thời khuyến khích chính phủ Miến Điện tiếp tục con đường cải cách. Naypyidaw đã có một số bước tiến theo hướng này, bây giờ chỉ còn có việc thực hiện mà thôi ».
Hạ viện Mỹ là định chế duy nhất có thể bãi bỏ các biện pháp cấm vận mà Washington đã áp đặt lên chế độ Miến Điện, trước việc trấn áp đối lập tại nước này. Trong chuyến viếng thăm vào tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton cho rằng hãy còn quá sớm để bãi bỏ các biện pháp trừng phạt, và đòi hỏi Miến Điện cần phải nỗ lực hơn trên con đường dân chủ hóa.
Dân biểu Joe Crowley là một trong những nhân vật chủ chốt của đạo luật trừng phạt Miến Điện năm 2003. Các biện pháp chủ yếu được đưa ra là việc cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ các sản phẩm của Miến Điện – trong đó có đá quý, nguồn thu lớn của quốc gia này - và hạn chế số lượng visa cấp cho các thành viên chính phủ Miến Điện.
Hãng tin AFP nhận định, nếu giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi đưa ra những nhận xét tích cực, thì rất có hy vọng Hoa Kỳ sẽ xem xét bãi bỏ các biện pháp trừng phạt.
Tổng thống Thein Sein đã gây ngạc nhiên cho giới quan sát khi tiến hành đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, ngưng một dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ, và thương lượng ngưng bắn với các nhóm thiểu số nổi dậy. Tuy nhiên chính quyền Miến Điện vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của phương Tây và phe đối lập về việc trả tự do cho các tù nhân chính trị.
Hai nhà ngoại giao Mỹ là Derek Mitchell và Luis CdeBaca trong tuần này cũng quay lại Miến Điện để tiếp tục thương thảo. Trước đó sau chuyến công du của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, Ngoại trưởng của hai nước đã từng đô hộ Miến Điện là Anh quốc và Nhật Bản cũng đã lần lượt đến thăm Naypyidaw.
Hạ viện Mỹ là định chế duy nhất có thể bãi bỏ các biện pháp cấm vận mà Washington đã áp đặt lên chế độ Miến Điện, trước việc trấn áp đối lập tại nước này. Trong chuyến viếng thăm vào tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton cho rằng hãy còn quá sớm để bãi bỏ các biện pháp trừng phạt, và đòi hỏi Miến Điện cần phải nỗ lực hơn trên con đường dân chủ hóa.
Dân biểu Joe Crowley là một trong những nhân vật chủ chốt của đạo luật trừng phạt Miến Điện năm 2003. Các biện pháp chủ yếu được đưa ra là việc cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ các sản phẩm của Miến Điện – trong đó có đá quý, nguồn thu lớn của quốc gia này - và hạn chế số lượng visa cấp cho các thành viên chính phủ Miến Điện.
Hãng tin AFP nhận định, nếu giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi đưa ra những nhận xét tích cực, thì rất có hy vọng Hoa Kỳ sẽ xem xét bãi bỏ các biện pháp trừng phạt.
Tổng thống Thein Sein đã gây ngạc nhiên cho giới quan sát khi tiến hành đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, ngưng một dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ, và thương lượng ngưng bắn với các nhóm thiểu số nổi dậy. Tuy nhiên chính quyền Miến Điện vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của phương Tây và phe đối lập về việc trả tự do cho các tù nhân chính trị.
Hai nhà ngoại giao Mỹ là Derek Mitchell và Luis CdeBaca trong tuần này cũng quay lại Miến Điện để tiếp tục thương thảo. Trước đó sau chuyến công du của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, Ngoại trưởng của hai nước đã từng đô hộ Miến Điện là Anh quốc và Nhật Bản cũng đã lần lượt đến thăm Naypyidaw.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.