Bài đăng : Thứ bảy 03 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 03 Tháng Mười Hai 2011
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ báo chí chính thức của Miến Điện hôm nay (3/12) cho biết, Tổng thống Thein Sein đã chính thức ký ban hành Luật biểu tình cho phép người dân được biểu tình một cách hòa bình nếu có xin phép. Đây là một trong hàng loạt các cải cách gần đây của chính quyền Miến Điện.
Theo tờ báo nhà nước Myanmar Ahlin, Luật biểu tình vừa được Tổng thống Thein Sein ký ban hành vào hôm qua. Luật này quy định người dân muốn biểu tình phải thông báo cho chính quyền trước 5 ngày về thời gian, địa điểm và lý do. Người biểu tình cũng phải báo trước là sẽ hô hào, ca hát những gì trong lúc xuống đường, cũng như lộ trình sẽ đi qua.
Luật biểu tình cấm làm tắc nghẽn giao thông hay gây rối trong cuộc tập họp. Những người nào biểu tình không xin phép có thể bị phạt đến một năm tù. Còn những ai quấy nhiễu những cuộc biểu tình hợp pháp có nguy cơ lãnh bản án hai năm tù giam.
Đạo luật này đã được Quốc hội Miến Điện thông qua vào tháng trước. Do đa số đại biểu Quốc hội đều thuộc đảng của ông Thein Sein và các đồng minh từ quân đội, nên việc được Tổng thống ký ban hành chỉ là thủ tục hình thức.
Các cuộc biểu tình hiếm khi xảy ra trong các quốc gia độc tài như Miến Điện. Những cuộc biểu tình đòi dân chủ tại đây vào năm 1988 và 2007 đã bị tập đoàn quân sự thẳng tay đàn áp. Riêng « cuộc nổi dậy của những chiếc áo cà sa » do các nhà sư dẫn đầu, đã thu hút trên 100.000 người tham gia vào năm 2007, là thử thách gay go nhất cho các tướng lãnh.
Quốc hội mới của Miến Điện chỉ bắt đầu hoạt động vào tháng Giêng năm nay, sau gần năm thập kỷ tập đoàn quân sự nắm quyền với bàn tay sắt. Cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức lần đầu từ 20 năm qua vẫn bị nhiều nhà quan sát cho là gian dối. Hồi tháng 10, Quốc hội Miến Điện đã thông qua một luật cho phép đình công và tham gia các nghiệp đoàn.
Các nhà lãnh đạo mới của Miến Điện đã làm cho dư luận ngạc nhiên với một loạt các biện pháp cải cách chỉ trong vòng một năm qua, có lẽ là nhằm chấm dứt tình trạng bị quốc tế cô lập. Miến Điện vừa đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài ba ngày, vừa kết thúc hôm qua.
Cũng trong hôm nay, chính quyền Miến Điện đã ký kết thỏa thuận hưu chiến với một nhóm nổi dậy chủ chốt của người thiểu số.
Luật biểu tình cấm làm tắc nghẽn giao thông hay gây rối trong cuộc tập họp. Những người nào biểu tình không xin phép có thể bị phạt đến một năm tù. Còn những ai quấy nhiễu những cuộc biểu tình hợp pháp có nguy cơ lãnh bản án hai năm tù giam.
Đạo luật này đã được Quốc hội Miến Điện thông qua vào tháng trước. Do đa số đại biểu Quốc hội đều thuộc đảng của ông Thein Sein và các đồng minh từ quân đội, nên việc được Tổng thống ký ban hành chỉ là thủ tục hình thức.
Các cuộc biểu tình hiếm khi xảy ra trong các quốc gia độc tài như Miến Điện. Những cuộc biểu tình đòi dân chủ tại đây vào năm 1988 và 2007 đã bị tập đoàn quân sự thẳng tay đàn áp. Riêng « cuộc nổi dậy của những chiếc áo cà sa » do các nhà sư dẫn đầu, đã thu hút trên 100.000 người tham gia vào năm 2007, là thử thách gay go nhất cho các tướng lãnh.
Quốc hội mới của Miến Điện chỉ bắt đầu hoạt động vào tháng Giêng năm nay, sau gần năm thập kỷ tập đoàn quân sự nắm quyền với bàn tay sắt. Cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức lần đầu từ 20 năm qua vẫn bị nhiều nhà quan sát cho là gian dối. Hồi tháng 10, Quốc hội Miến Điện đã thông qua một luật cho phép đình công và tham gia các nghiệp đoàn.
Các nhà lãnh đạo mới của Miến Điện đã làm cho dư luận ngạc nhiên với một loạt các biện pháp cải cách chỉ trong vòng một năm qua, có lẽ là nhằm chấm dứt tình trạng bị quốc tế cô lập. Miến Điện vừa đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài ba ngày, vừa kết thúc hôm qua.
Cũng trong hôm nay, chính quyền Miến Điện đã ký kết thỏa thuận hưu chiến với một nhóm nổi dậy chủ chốt của người thiểu số.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.