Theo AFP, ngay sau khi những người biểu tình đến gần đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, thì công an đã tiếp cận ngay để bắt giữ họ. Trong số những người bị bắt có một phóng viên quay phim nguời Việt của đài truyền hình Nhật Bản NHK. Đài này cho biết phóng viên trên đã được thả ra sau đó.
Còn theo AP, một phóng viên truyền hình thuộc Associated Press Television News đang quay phim cảnh biểu tình cũng bị công an vũ trang dùng vũ lực đẩy lên xe buýt. Một phóng viên người Việt khác làm việc cho tờ báo Asahi Shimbun của Nhật cũng bị câu lưu. Các nhà báo trên đây cùng với những người biểu tình khác, trong đó có một bà mẹ và đứa con trai 5 tuổi đi cùng, cuối cùng đã được thả ra sau ba tiếng đồng hồ bị thẩm vấn.
Theo các thông tin trên mạng, thì cuộc trấn áp đã diễn ra nhanh gọn, chỉ trong vòng 15 phút. Trong số những người bị câu lưu có ông Ngô Duy Quyền, chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân.
Trong khi đó, AFP tường thuật là những người biểu tình đã kháng cự, la lên rằng « Chúng tôi không làm gì sai trái cả », nhưng họ vẫn bị lực lượng an ninh bắt đưa lên chiếc xe buýt đậu sẵn gần đó. Trước khi trấn áp cuộc biểu tình ngày hôm nay, công an đã thông báo trên loa phóng thanh rằng bất đồng Việt-Trung đã được hai nước thảo luận, yêu cầu những người biểu tình không nên làm phức tạp vấn đề và đề nghị họ giải tán.
Hãng tin Pháp ghi nhận, việc trấn áp biểu tình diễn ra hai tuần trước khi Quốc hội mới được bầu của Việt Nam họp lại, để chính thức thông qua chức vụ thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, sau khi được Đại hội Đảng hồi tháng Giêng đề cử. Trước Đại hội Đảng, hàng loạt nhà đối lập đã bị bắt giữ và kết án.
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đầu tiên hôm 5/6 đã tập hợp được khoảng 300 người. Nhưng số lượng người tham gia mỗi ngày Chủ nhật đã giảm xuống còn khoảng một trăm người, dưới sự theo dõi chặt chẽ của công an. Các nhà phân tích cho rằng, sở dĩ họ được cơ quan chức năng làm ngơ cho biểu tình, đó là vì có lợi cho phía Việt Nam trong lúc Hà Nội cố gắng tỏ thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh, qua việc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật.
Nhưng sau các cuộc thương thảo ngày 25/6, Việt Nam và Trung Quốc đã hứa hẹn giải quyết các bất đồng một cách hòa bình, theo như báo chí chính thức của hai nước. Tờ báo Vietnam News còn cho biết, Bắc Kinh và Hà Nội đã nhấn mạnh đến « nhu cầu định hướng đúng đắn công luận ».
Xin nói thêm, giới nhân sĩ trí thức Hà Nội không kêu gọi tiếp tục biểu tình hôm nay, và số lượng người tham gia cũng ít hơn năm Chủ nhật trước.
Còn theo AP, một phóng viên truyền hình thuộc Associated Press Television News đang quay phim cảnh biểu tình cũng bị công an vũ trang dùng vũ lực đẩy lên xe buýt. Một phóng viên người Việt khác làm việc cho tờ báo Asahi Shimbun của Nhật cũng bị câu lưu. Các nhà báo trên đây cùng với những người biểu tình khác, trong đó có một bà mẹ và đứa con trai 5 tuổi đi cùng, cuối cùng đã được thả ra sau ba tiếng đồng hồ bị thẩm vấn.
Theo các thông tin trên mạng, thì cuộc trấn áp đã diễn ra nhanh gọn, chỉ trong vòng 15 phút. Trong số những người bị câu lưu có ông Ngô Duy Quyền, chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân.
Trong khi đó, AFP tường thuật là những người biểu tình đã kháng cự, la lên rằng « Chúng tôi không làm gì sai trái cả », nhưng họ vẫn bị lực lượng an ninh bắt đưa lên chiếc xe buýt đậu sẵn gần đó. Trước khi trấn áp cuộc biểu tình ngày hôm nay, công an đã thông báo trên loa phóng thanh rằng bất đồng Việt-Trung đã được hai nước thảo luận, yêu cầu những người biểu tình không nên làm phức tạp vấn đề và đề nghị họ giải tán.
Hãng tin Pháp ghi nhận, việc trấn áp biểu tình diễn ra hai tuần trước khi Quốc hội mới được bầu của Việt Nam họp lại, để chính thức thông qua chức vụ thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, sau khi được Đại hội Đảng hồi tháng Giêng đề cử. Trước Đại hội Đảng, hàng loạt nhà đối lập đã bị bắt giữ và kết án.
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đầu tiên hôm 5/6 đã tập hợp được khoảng 300 người. Nhưng số lượng người tham gia mỗi ngày Chủ nhật đã giảm xuống còn khoảng một trăm người, dưới sự theo dõi chặt chẽ của công an. Các nhà phân tích cho rằng, sở dĩ họ được cơ quan chức năng làm ngơ cho biểu tình, đó là vì có lợi cho phía Việt Nam trong lúc Hà Nội cố gắng tỏ thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh, qua việc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật.
Nhưng sau các cuộc thương thảo ngày 25/6, Việt Nam và Trung Quốc đã hứa hẹn giải quyết các bất đồng một cách hòa bình, theo như báo chí chính thức của hai nước. Tờ báo Vietnam News còn cho biết, Bắc Kinh và Hà Nội đã nhấn mạnh đến « nhu cầu định hướng đúng đắn công luận ».
Xin nói thêm, giới nhân sĩ trí thức Hà Nội không kêu gọi tiếp tục biểu tình hôm nay, và số lượng người tham gia cũng ít hơn năm Chủ nhật trước.
Article publié le : dimanche 10 juillet 2011 - Dernière modification le : dimanche 10 juillet 2011
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.