Hôm nay 5/7 tại Washington, bà Christine Lagarde chính thức nhậm chức Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tân Tổng giám đốc sẽ phải đưa ra một số quyết định mang tính chiến lược, nhằm tái thúc đẩy nền kinh tế thế giới và giải quyết khủng hoảng tại khu vực đồng euro, trong đó hồ sơ Hy Lạp là ưu tiên hàng đầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, một chương trình làm việc dày đặc đang chờ đợi bà Christine Lagarde. Kinh tế thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng bấp bênh của châu Âu, các cuộc nổi dậy ở Trung Đông, các dấu hiệu tăng trưởng nóng của một số nền kinh tế mới trỗi dậy, và hiện tượng các mặt hàng thiết yếu tăng giá. Nhưng cuộc khủng hoảng Hy Lạp vẫn là mối quan tâm số một của định chế này.
Trước mắt, Hội đồng Quản trị Quỹ Tiền tệ Quốc tế phải họp lại để tháo khoán 3,3 tỉ euro. Đây là lần giải ngân thứ năm trong tổng số tiền 30 tỉ euro đã hứa hẹn cho Hy Lạp vay. Về trung hạn, định chế này phải tìm ra phương cách để cùng với các đối tác châu Âu tài trợ cho một Nhà nước có vẻ như đang bất lực trong việc quay lại với thị trường tín dụng dài hạn kể từ đầu năm tới.
Mọi việc đã trở nên phức tạp hơn dự kiến ban đầu, khi cơ quan thẩm định tài chính Standard anh Poor’s hôm qua cho rằng các kịch bản dự kiến « có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả », theo các tiêu chuẩn của cơ quan này. Đây là điều mà các nước châu Âu đang cố tránh bằng mọi giá, để không bị lây lan sang các nước khu vực đồng euro khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Bà Christine Lagarde khẳng định duy trì một số đường hướng của người tiền nhiệm là ông Dominique Strauss-Kahn, tuy ông này được xem là theo khuynh hướng dân chủ xã hội, còn bà Lagarde theo chủ nghĩa tự do ôn hòa. Giải Nobel kinh tế năm 2008, ông Paul Krugman đánh giá tân Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một người « nghiêm túc, có trách nhiệm và chừng mực », tuy vậy nhân vật này vẫn là một dấu hỏi.
Bên cạnh đó, bà Christine Lagarde còn đang bị rắc rối với ngành tư pháp nước Pháp. Ngày 8/7 tới tòa án sẽ quyết định về việc có mở một cuộc điều tra về việc lạm dụng chức quyền đối với bà hay không. Xin nhắc lại, sự can thiệp của bà trong vụ đưa ra trọng tài kinh tế hồ sơ khiếu kiện giữa doanh nhân Bernard Tapie và ngân hàng Crédit Lyonnais, đã khiến cho ngân sách nhà nước Pháp bị thiệt hại khoảng 385 triệu euro.
Trước mắt, Hội đồng Quản trị Quỹ Tiền tệ Quốc tế phải họp lại để tháo khoán 3,3 tỉ euro. Đây là lần giải ngân thứ năm trong tổng số tiền 30 tỉ euro đã hứa hẹn cho Hy Lạp vay. Về trung hạn, định chế này phải tìm ra phương cách để cùng với các đối tác châu Âu tài trợ cho một Nhà nước có vẻ như đang bất lực trong việc quay lại với thị trường tín dụng dài hạn kể từ đầu năm tới.
Mọi việc đã trở nên phức tạp hơn dự kiến ban đầu, khi cơ quan thẩm định tài chính Standard anh Poor’s hôm qua cho rằng các kịch bản dự kiến « có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả », theo các tiêu chuẩn của cơ quan này. Đây là điều mà các nước châu Âu đang cố tránh bằng mọi giá, để không bị lây lan sang các nước khu vực đồng euro khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Bà Christine Lagarde khẳng định duy trì một số đường hướng của người tiền nhiệm là ông Dominique Strauss-Kahn, tuy ông này được xem là theo khuynh hướng dân chủ xã hội, còn bà Lagarde theo chủ nghĩa tự do ôn hòa. Giải Nobel kinh tế năm 2008, ông Paul Krugman đánh giá tân Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một người « nghiêm túc, có trách nhiệm và chừng mực », tuy vậy nhân vật này vẫn là một dấu hỏi.
Bên cạnh đó, bà Christine Lagarde còn đang bị rắc rối với ngành tư pháp nước Pháp. Ngày 8/7 tới tòa án sẽ quyết định về việc có mở một cuộc điều tra về việc lạm dụng chức quyền đối với bà hay không. Xin nhắc lại, sự can thiệp của bà trong vụ đưa ra trọng tài kinh tế hồ sơ khiếu kiện giữa doanh nhân Bernard Tapie và ngân hàng Crédit Lyonnais, đã khiến cho ngân sách nhà nước Pháp bị thiệt hại khoảng 385 triệu euro.
Article publié le : mardi 05 juillet 2011 - Dernière modification le : mardi 05 juillet 2011
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.