Các vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm tại Trung Quốc đã làm dân chúng bất mãn, khiến chính quyền lo ngại bất ổn xã hội. Cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận làm cho các nhà sản xuất thiếu lương tâm mờ mắt. Bắc Kinh đã ra lệnh xử lý mạnh tay hơn, nhưng chính quyền địa phương thường bao che. Vì vậy đảng đã kêu gọi báo chí góp sức. Nhưng "tự do báo chí" ở Trung Quốc chỉ ở lãnh vực an toàn thực phẩm!
Bài viết của thông tín viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh mang tựa đề « Các xì-căng-đan về thực phẩm đe dọa sự ổn định của Trung Quốc ». Bài báo mở đầu bằng một chuyện vui được lan truyền trên internet tại đây : Trong những năm gần đây, các công dân Trung Quốc có tiến bộ vượt bực về hóa học, nhờ các vụ xì-căng-đan thực phẩm. Người ta học hỏi được về chất parafin với vụ gạo bị nhiễm chất hóa học này, về clenbuterol qua vụ thịt heo bị làm tăng trọng, về cyclamate de sodium với đậu khô. Các vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm đã trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu làm dân chúng bất mãn, và khiến cho chính quyền lo ngại một sự bất ổn trong xã hội.
Việc tự do đùa bỡn trên sức khỏe cộng đồng đôi khi dẫn đến nhiều chuyện khó tin nhưng có thật. Hồi tháng trước, nhiều cánh đồng trồng dưa hấu bỗng trở thành các bãi mìn khi dưa hấu bị nổ tung hàng loạt, do được tưới bằng một chất hóa học có công dụng làm tăng kích cỡ. Một xì-căng-đan gần đây nhất là vụ bánh bao nhiễm độc ở Thượng Hải. Vụ này gây nhiều tai tiếng vì Thượng Hải là trung tâm kinh tế tiêu biểu của đất nước Trung Quốc chứ không phải là một ngôi làng hẻo lánh. Kênh truyền hình nhà nước CCTV đã chiếu rõ các dấu kiểm tra chất lượng đóng trên các lô hàng này, tuy nhiên các thanh tra y tế chưa bao giờ bước chân đi xa khỏi văn phòng các vị cán bộ nhà máy. Còn vụ tai tiếng lớn nhất là sữa nhiễm melamine năm 2008 đã làm ít nhất sáu em bé tử vong và gây bệnh 300 ngàn em khác, thì cơn phẫn nộ dâng lên đến cùng cực, trong một nước Trung Quốc « mỗi gia đình chỉ có một con ».
Cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận đã làm cho người ta mờ mắt, và các biện pháp trừng phạt có vẻ chưa thể làm họ chùn bước. Ba năm sau vụ sữa nhiễm melamine đình đám trên, hai người có trách nhiệm đã bị hành quyết, công an lại phát hiện được 26 tấn sữa nhiễm cùng một loại độc chất trên tại một nhà sản xuất kem ở miền Nam. Hồi tháng Ba, ba em bé đã tử vong sau khi bú sữa nhiễm độc, lần này thì nhiễm nitrat. Bắc Kinh bèn loan báo ít nhất 20% công ty sản xuất sữa Trung Quốc có thể bị rút giấy phép.
Tự do báo chí : Chỉ trong lãnh vực an toàn thực phẩm ?
Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới đây đã phải nhìn nhận, các xì-căng-đan thực phẩm này là hiện tượng « xuống cấp đạo đức » đáng lo ngại, một tình trạng thiếu liêm chính nghiêm trọng. Người dân có thể nghi ngờ hiệu năng của đảng trong việc bảo vệ họ. Một giáo sư đại học nông nghiệp nhận xét : « Chính phủ đã hành động nghiêm chỉnh, nhưng vấn đề thì vô cùng lớn. Hàng triệu nhà sản xuất thiếu thông tin, rồi đến nạn tham nhũng, và có quá nhiều viên chức chỉ tích cực khi nào thấy có lợi cho mình, còn trách nhiệm thì buông ».
Vào tháng Hai, Hội đồng Nhà nước đã cho thành lập một ủy ban an toàn thực phẩm, đặt dưới quyền Phó thủ tướng Lý Khắc Cường, người được xem là sẽ kế nhiệm ông Ôn Gia Bảo. Luật về an toàn thực phẩm ban hành năm 2009 quy định tiền phạt có thể lên đến gấp 10 lần giá trị sản phẩm, và rút giấy phép kinh doanh các trường hợp nghiêm trọng. Nhưng trước tình hình ngày càng trầm trọng thêm, Tòa án Tối cao Trung Quốc đã ra lệnh cho tất cả các thẩm phán cần tăng nặng hình phạt, với các bản án tù dài ngày dành cho cán bộ tham nhũng lẫn các nhà sản xuất hám lợi. Thậm chí có thể kết án tử hình đối với các vụ thức ăn nhiễm độc làm cho người tiêu dùng tử vong.
Nhưng các viên chức địa phương đầy quyền lực lại thường có quan hệ thân thiết với giới doanh nhân, trong khi không hề có đối trọng. Đây là lực cản hạn chế các biện pháp của trung ương. Ý thức được điều này, các nhà lãnh đạo đảng cộng sản đã kêu gọi « tự do báo chí » trong các vấn đề an toàn thực phẩm. Và chỉ trên hồ sơ này mà thôi !
Giảm nhẹ vai trò nhà nước trong nền kinh tế
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực kinh tế, trả lời nhật báo Les Echos, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Quốc tế của Trung Quốc cho rằng, « Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế đã đạt đến giới hạn ».
Nhà kinh tế này cho rằng lâu nay Nhà nước Trung Quốc vẫn đóng vai trọng tài giữa hai ngàn địa phương đang lao vào kinh doanh và cạnh tranh với nhau. Nhưng vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế đang giảm hẳn. Nếu các công ty quốc doanh chiếm trên 90% nền kinh tế trong thập niên 70, thì nay chỉ chiếm khoảng một phần ba. Chỉ có những lãnh vực chủ đạo như ngân hàng, viễn thông, hàng không, hỏa xa…là còn trong tay nhiều công ty nhà nước.
Vấn đề giảm nhẹ trọng lượng của quốc doanh lâu nay vẫn được các nhà kinh tế bàn cãi. Một số cho rằng các công ty nhà nước chỉ nên chiếm 1/10 nền kinh tế, tương tự như ở Mỹ, số khác lại cho rằng nên theo đuổi « kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ». Về mặt xã hội, với tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người chỉ có 4.700 đô la vào năm ngoái, vai trò nhà nước Trung Quốc vẫn còn yếu kém đặc biệt về y tế và giáo dục. Còn trong kinh tế, theo nhà kinh tế trên đây, thì ngược lại, đã đạt đến giới hạn, và cần phải xem lại lãnh vực nào thực sự hiệu quả. Vì năng lực sáng tạo, rất cần thiết cho tương lai của nền kinh tế, chỉ được thúc đẩy khi có sự cạnh tranh, và điều này thì khu vực tư nhân có ưu thế.
News of the World và đạo đức báo chí
Nhìn sang châu Âu, bài xã luận của tờ Le Monde nói về « Xì-căng-đan làm rung chuyển đế quốc Murdoch », qua vụ tờ News of the World nghe trộm điện thoại.
Bài báo dẫn ra nhiều tên tuổi nổi tiếng trong làng báo thế giới, từ những tờ rất có uy tín như Wall Street Journal, Times, cho đến những tờ báo lá cải như News of the World, The Sun, The New York Post… tất cả lại có một điểm chung : thuộc tập đoàn truyền thông New Corp. của nhà tỉ phú Rupert Murdoch. Đế quốc này thâu tóm từ báo viết, truyền hình cho đến báo mạng ở khắp các lục địa, và có trọng lượng đáng kể trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia.
…Cho đến ngày 6/7, khi Thủ tướng Anh David Cameron đã thông báo sẽ cho mở cuộc điều tra về đạo đức báo chí. Tờ News of the World đã sử dụng các thám tử tư vào việc nghe trộm điện thoại. Không chỉ các nhân vật nổi tiếng, mà còn có các nạn nhân khủng bố hay các vụ án hình sự cũng bị nghe lén, và điều này nhiều khi đem lại hậu quả bất lợi cho cuộc điều tra. Tập đoàn Murdoch lâu nay vẫn nêu cao chủ nghĩa tự do kinh tế, đặt nặng giá trị gia đình, nhưng xì-căng-đan vừa rồi đã làm đảo lộn tất cả.
Vụ DSK : Ưu và khuyết của nền tư pháp Mỹ
Còn về vụ cựu giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss-Kahn, thông tín viên của Le Monde tại New York phân tích cả hai mặt ưu và khuyết của nền tư pháp Mỹ.
Cho dù ban đầu bị chỉ trích nhất là từ dư luận Pháp, vì đã thẳng tay đối với một nhân vật như ông DSK, bất kể nguyên tắc suy đoán vô tội như ở Pháp, nhưng nay nhiều người Mỹ vẫn cho rằng tư pháp Mỹ đã làm đúng, khi sau đó tỏ ra minh bạch, dành nhiều cơ hội gỡ tội cho bị cáo. Một chuyên gia nhận xét : vụ DSK cho thấy sự đối mặt giữa hai quan niệm, bảo vệ danh dự nghi phạm với nguyên tắc suy đoán vô tội, và quyền tự do báo chí. Ở nước Mỹ thì tự do báo chí là trên hết, và chính dư luận cũng mong muốn điều này.
Lướt web 5 phút cũng tiếp tay làm nóng hành tinh
Le Figaro trích báo cáo của cơ quan phụ trách môi trường và năng lượng Pháp (Adem), thì mỗi lần bạn nhấp chuột để gởi đi một thư điện tử cơ 1Mo (tương đương 4 trang giấy) thì đã thải ra 20g CO2. Còn nếu 29 triệu người cùng tìm kiếm thông tin trên internet chừng 5 phút, thì số lượng này lên đến 300.000 tấn CO2, bằng 300.000 chuyến bay khứ hồi Paris – New York.
Các trung tâm lưu trữ dữ liệu cũng ngốn rất nhiều năng lượng. Những trung tâm lớn nhất của Microsoft hay Google tại Pháp có diện tích đến 100.000 mét vuông, tiêu thụ năng lượng bằng một thành phố 50.000 dân.
Lời khuyên của Adem dành cho cư dân mạng : hạn chế số người gởi cho mỗi thư điện tử, chỉ in ra khi nào cần thiết và in hai mặt, thường xuyên quẳng thư rác, nén các tài liệu cồng kềnh trước khi gởi, cho đường dẫn thay vì gởi tài liệu đính kèm…
Tựa chính báo Pháp hôm nay
Tranh luận về kết quả chính sách trị an của chính phủ Pháp là đề tài được nhiều báo xuất bản tại Paris chú ý hôm nay. « Kết quả chính sách của ông Sarkozy về an ninh từ năm 2002 bị nghi ngờ », tựa của Le Monde. Nhật báo cánh hữu Le Figaro chạy tựa « Bản báo cáo về an ninh và sự tức giận của ông Guéant », cho biết Bộ trưởng Nội vụ Guéant đã cực lực chỉ trích « sự thiếu khách quan » của báo cáo trên. Ngược lại, tờ báo cánh tả Libération cho là « Ông Guéant cố chấp ». Theo tờ báo, tuy « cực đoan trong vấn đề nhập cư và an ninh, Bộ trưởng Nội vụ lại bác bỏ tất cả những chỉ trích ».
Câu chuyện dài về Dominique Strauss-Kahn vẫn chưa chấm dứt, rồi vụ tờ News of the World, tờ báo lá cải của Anh có tuổi thọ đã 168 năm, nay phải đóng cửa vì tội nghe lén điện thoại là những đề tài rất được các nhật báo Pháp đề cập đến nhiều ở trang trong. Bên cạnh đó, là sự khai sinh của nhà nước Nam Soudan vào ngày mai 9/7 với thủ đô là Juba, một đất nước vừa thoát khỏi cuộc chiến kéo dài nửa thế kỷ với người anh em phương Bắc.
tags: Báo chí - Châu Á - Thực phẩm - Trung Quốc - Tự do - Điểm báo
Việc tự do đùa bỡn trên sức khỏe cộng đồng đôi khi dẫn đến nhiều chuyện khó tin nhưng có thật. Hồi tháng trước, nhiều cánh đồng trồng dưa hấu bỗng trở thành các bãi mìn khi dưa hấu bị nổ tung hàng loạt, do được tưới bằng một chất hóa học có công dụng làm tăng kích cỡ. Một xì-căng-đan gần đây nhất là vụ bánh bao nhiễm độc ở Thượng Hải. Vụ này gây nhiều tai tiếng vì Thượng Hải là trung tâm kinh tế tiêu biểu của đất nước Trung Quốc chứ không phải là một ngôi làng hẻo lánh. Kênh truyền hình nhà nước CCTV đã chiếu rõ các dấu kiểm tra chất lượng đóng trên các lô hàng này, tuy nhiên các thanh tra y tế chưa bao giờ bước chân đi xa khỏi văn phòng các vị cán bộ nhà máy. Còn vụ tai tiếng lớn nhất là sữa nhiễm melamine năm 2008 đã làm ít nhất sáu em bé tử vong và gây bệnh 300 ngàn em khác, thì cơn phẫn nộ dâng lên đến cùng cực, trong một nước Trung Quốc « mỗi gia đình chỉ có một con ».
Cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận đã làm cho người ta mờ mắt, và các biện pháp trừng phạt có vẻ chưa thể làm họ chùn bước. Ba năm sau vụ sữa nhiễm melamine đình đám trên, hai người có trách nhiệm đã bị hành quyết, công an lại phát hiện được 26 tấn sữa nhiễm cùng một loại độc chất trên tại một nhà sản xuất kem ở miền Nam. Hồi tháng Ba, ba em bé đã tử vong sau khi bú sữa nhiễm độc, lần này thì nhiễm nitrat. Bắc Kinh bèn loan báo ít nhất 20% công ty sản xuất sữa Trung Quốc có thể bị rút giấy phép.
Tự do báo chí : Chỉ trong lãnh vực an toàn thực phẩm ?
Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới đây đã phải nhìn nhận, các xì-căng-đan thực phẩm này là hiện tượng « xuống cấp đạo đức » đáng lo ngại, một tình trạng thiếu liêm chính nghiêm trọng. Người dân có thể nghi ngờ hiệu năng của đảng trong việc bảo vệ họ. Một giáo sư đại học nông nghiệp nhận xét : « Chính phủ đã hành động nghiêm chỉnh, nhưng vấn đề thì vô cùng lớn. Hàng triệu nhà sản xuất thiếu thông tin, rồi đến nạn tham nhũng, và có quá nhiều viên chức chỉ tích cực khi nào thấy có lợi cho mình, còn trách nhiệm thì buông ».
Vào tháng Hai, Hội đồng Nhà nước đã cho thành lập một ủy ban an toàn thực phẩm, đặt dưới quyền Phó thủ tướng Lý Khắc Cường, người được xem là sẽ kế nhiệm ông Ôn Gia Bảo. Luật về an toàn thực phẩm ban hành năm 2009 quy định tiền phạt có thể lên đến gấp 10 lần giá trị sản phẩm, và rút giấy phép kinh doanh các trường hợp nghiêm trọng. Nhưng trước tình hình ngày càng trầm trọng thêm, Tòa án Tối cao Trung Quốc đã ra lệnh cho tất cả các thẩm phán cần tăng nặng hình phạt, với các bản án tù dài ngày dành cho cán bộ tham nhũng lẫn các nhà sản xuất hám lợi. Thậm chí có thể kết án tử hình đối với các vụ thức ăn nhiễm độc làm cho người tiêu dùng tử vong.
Nhưng các viên chức địa phương đầy quyền lực lại thường có quan hệ thân thiết với giới doanh nhân, trong khi không hề có đối trọng. Đây là lực cản hạn chế các biện pháp của trung ương. Ý thức được điều này, các nhà lãnh đạo đảng cộng sản đã kêu gọi « tự do báo chí » trong các vấn đề an toàn thực phẩm. Và chỉ trên hồ sơ này mà thôi !
Giảm nhẹ vai trò nhà nước trong nền kinh tế
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực kinh tế, trả lời nhật báo Les Echos, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Quốc tế của Trung Quốc cho rằng, « Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế đã đạt đến giới hạn ».
Nhà kinh tế này cho rằng lâu nay Nhà nước Trung Quốc vẫn đóng vai trọng tài giữa hai ngàn địa phương đang lao vào kinh doanh và cạnh tranh với nhau. Nhưng vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế đang giảm hẳn. Nếu các công ty quốc doanh chiếm trên 90% nền kinh tế trong thập niên 70, thì nay chỉ chiếm khoảng một phần ba. Chỉ có những lãnh vực chủ đạo như ngân hàng, viễn thông, hàng không, hỏa xa…là còn trong tay nhiều công ty nhà nước.
Vấn đề giảm nhẹ trọng lượng của quốc doanh lâu nay vẫn được các nhà kinh tế bàn cãi. Một số cho rằng các công ty nhà nước chỉ nên chiếm 1/10 nền kinh tế, tương tự như ở Mỹ, số khác lại cho rằng nên theo đuổi « kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ». Về mặt xã hội, với tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người chỉ có 4.700 đô la vào năm ngoái, vai trò nhà nước Trung Quốc vẫn còn yếu kém đặc biệt về y tế và giáo dục. Còn trong kinh tế, theo nhà kinh tế trên đây, thì ngược lại, đã đạt đến giới hạn, và cần phải xem lại lãnh vực nào thực sự hiệu quả. Vì năng lực sáng tạo, rất cần thiết cho tương lai của nền kinh tế, chỉ được thúc đẩy khi có sự cạnh tranh, và điều này thì khu vực tư nhân có ưu thế.
News of the World và đạo đức báo chí
Nhìn sang châu Âu, bài xã luận của tờ Le Monde nói về « Xì-căng-đan làm rung chuyển đế quốc Murdoch », qua vụ tờ News of the World nghe trộm điện thoại.
Bài báo dẫn ra nhiều tên tuổi nổi tiếng trong làng báo thế giới, từ những tờ rất có uy tín như Wall Street Journal, Times, cho đến những tờ báo lá cải như News of the World, The Sun, The New York Post… tất cả lại có một điểm chung : thuộc tập đoàn truyền thông New Corp. của nhà tỉ phú Rupert Murdoch. Đế quốc này thâu tóm từ báo viết, truyền hình cho đến báo mạng ở khắp các lục địa, và có trọng lượng đáng kể trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia.
…Cho đến ngày 6/7, khi Thủ tướng Anh David Cameron đã thông báo sẽ cho mở cuộc điều tra về đạo đức báo chí. Tờ News of the World đã sử dụng các thám tử tư vào việc nghe trộm điện thoại. Không chỉ các nhân vật nổi tiếng, mà còn có các nạn nhân khủng bố hay các vụ án hình sự cũng bị nghe lén, và điều này nhiều khi đem lại hậu quả bất lợi cho cuộc điều tra. Tập đoàn Murdoch lâu nay vẫn nêu cao chủ nghĩa tự do kinh tế, đặt nặng giá trị gia đình, nhưng xì-căng-đan vừa rồi đã làm đảo lộn tất cả.
Vụ DSK : Ưu và khuyết của nền tư pháp Mỹ
Còn về vụ cựu giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss-Kahn, thông tín viên của Le Monde tại New York phân tích cả hai mặt ưu và khuyết của nền tư pháp Mỹ.
Cho dù ban đầu bị chỉ trích nhất là từ dư luận Pháp, vì đã thẳng tay đối với một nhân vật như ông DSK, bất kể nguyên tắc suy đoán vô tội như ở Pháp, nhưng nay nhiều người Mỹ vẫn cho rằng tư pháp Mỹ đã làm đúng, khi sau đó tỏ ra minh bạch, dành nhiều cơ hội gỡ tội cho bị cáo. Một chuyên gia nhận xét : vụ DSK cho thấy sự đối mặt giữa hai quan niệm, bảo vệ danh dự nghi phạm với nguyên tắc suy đoán vô tội, và quyền tự do báo chí. Ở nước Mỹ thì tự do báo chí là trên hết, và chính dư luận cũng mong muốn điều này.
Lướt web 5 phút cũng tiếp tay làm nóng hành tinh
Le Figaro trích báo cáo của cơ quan phụ trách môi trường và năng lượng Pháp (Adem), thì mỗi lần bạn nhấp chuột để gởi đi một thư điện tử cơ 1Mo (tương đương 4 trang giấy) thì đã thải ra 20g CO2. Còn nếu 29 triệu người cùng tìm kiếm thông tin trên internet chừng 5 phút, thì số lượng này lên đến 300.000 tấn CO2, bằng 300.000 chuyến bay khứ hồi Paris – New York.
Các trung tâm lưu trữ dữ liệu cũng ngốn rất nhiều năng lượng. Những trung tâm lớn nhất của Microsoft hay Google tại Pháp có diện tích đến 100.000 mét vuông, tiêu thụ năng lượng bằng một thành phố 50.000 dân.
Lời khuyên của Adem dành cho cư dân mạng : hạn chế số người gởi cho mỗi thư điện tử, chỉ in ra khi nào cần thiết và in hai mặt, thường xuyên quẳng thư rác, nén các tài liệu cồng kềnh trước khi gởi, cho đường dẫn thay vì gởi tài liệu đính kèm…
Tựa chính báo Pháp hôm nay
Tranh luận về kết quả chính sách trị an của chính phủ Pháp là đề tài được nhiều báo xuất bản tại Paris chú ý hôm nay. « Kết quả chính sách của ông Sarkozy về an ninh từ năm 2002 bị nghi ngờ », tựa của Le Monde. Nhật báo cánh hữu Le Figaro chạy tựa « Bản báo cáo về an ninh và sự tức giận của ông Guéant », cho biết Bộ trưởng Nội vụ Guéant đã cực lực chỉ trích « sự thiếu khách quan » của báo cáo trên. Ngược lại, tờ báo cánh tả Libération cho là « Ông Guéant cố chấp ». Theo tờ báo, tuy « cực đoan trong vấn đề nhập cư và an ninh, Bộ trưởng Nội vụ lại bác bỏ tất cả những chỉ trích ».
Câu chuyện dài về Dominique Strauss-Kahn vẫn chưa chấm dứt, rồi vụ tờ News of the World, tờ báo lá cải của Anh có tuổi thọ đã 168 năm, nay phải đóng cửa vì tội nghe lén điện thoại là những đề tài rất được các nhật báo Pháp đề cập đến nhiều ở trang trong. Bên cạnh đó, là sự khai sinh của nhà nước Nam Soudan vào ngày mai 9/7 với thủ đô là Juba, một đất nước vừa thoát khỏi cuộc chiến kéo dài nửa thế kỷ với người anh em phương Bắc.
tags: Báo chí - Châu Á - Thực phẩm - Trung Quốc - Tự do - Điểm báo
Article publié le : vendredi 08 juillet 2011 - Dernière modification le : vendredi 08 juillet 2011
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.