lundi 13 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao đã tiêm vaccin đầy đủ mà vẫn bị nhiễm?

 

Một bạn đọc là phóng viên muốn tôi bình luận về ý kiến cho rằng tại vì có vaccin với hiệu quả 50-60%, nên một số người đã được tiêm đầy đủ vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Tôi thì muốn có một cách giải thích khác về 5 yếu tố liên quan đến loại vaccin, thời gian, biến thể virus và tiền sử lâm sàng. 

'Hiện tượng' bị nhiễm virus sau khi tiêm vaccin (đầy đủ 2 liều) không phải là mới. Trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca 'breakthrough infection' (tôi tạm dịch là 'nhiễm đột phá').

Nhiễm đột phá xảy ra không phổ biến. Theo một nghiên cứu bên Anh, cứ 500 người tiêm vaccin đầy đủ thì sẽ có 1 người bị nhiễm. Do đó, các bạn có thể nói rằng xác suất các bạn đã tiêm vaccin bị nhiễm nCov là khoảng 0.2%, tức là thấp. Ở Mỹ, số liệu của CDC cho thấy tỉ lệ này là 0.01% (xem hình).

Ba đứa trẻ mồ côi mẹ vì Covid-19: Con thơ ôm áo cũ tìm hơi mẹ

 

(TN 13/09/2021) 12 giờ đêm, dãy trọ im lìm, nhìn con 2 tuổi đứng trước bàn thờ gọi ‘Mẹ, mẹ’, anh Kha lục tìm được chiếc áo cũ của vợ cho con ôm đi ngủ. Covid-19 khiến 3 đứa con anh mồ côi mẹ, đứa nhỏ nhất vừa sinh.

Từ khi Bình Dương giãn cách xã hội, vợ chồng anh Tiêu Hoàng Kha (31 tuổi) và chị Dương Kim Ngân (32 tuổi) ở yên trong phòng trọ, nhà vừa có con nhỏ, vợ vừa bầu sắp sinh nên chẳng dám bước chân ra ngoài. Vậy mà cũng lần lượt chồng, đến vợ và con dương tính với Covid-19.

Vợ chồng mỗi người điều trị một nơi, con 10 tuổi và 2 tuổi ở nhà phải nhờ một người bạn qua chăm giúp. Cũng từ đó, gia đình chẳng còn cơ hội để đoàn tụ bên nhau thêm một lần nào nữa.

Lưu Nhi Dũ - Thủ tướng nói đó nghen !

 

"Tôi đã gọi anh nhiều lần rồi anh Bình…”!

Đó là Thủ tướng nói chớ hổng phải tui nói à nghen! "Lơ mơ lơ mơ, sao chỉ huy được"... - cũng của Thủ tướng nói đó nghen!

Đây là đoạn video do VTV1 phát trong bản tin 12 giờ trưa nay (13-9) khi Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác chống dịch trực tuyến ở tỉnh Kiên Giang.

Hoàng Nguyên Vũ - 115 ngày rồi đó, không thể hiểu nổi kiểu chống dịch của thành phố này!

 

Hơn một tháng trước, nhà mình có F0, giăng cái dây ngay trước cửa. Có chốt trực an ninh canh chừng rất 24/24 (Nhưng chẳng ai nói tiếp tế đồ ăn. Tự ới bạn bè người thân mang đến đầu chốt rồi nhờ hàng xóm lấy mang đặt trước cửa).

Bây giờ, gần hẻm có vài nhà F0. Các nhà đó chẳng giăng dây gì. Cũng chẳng ai canh phía trước. Chỉ buộc dây chằng chịt hai đầu hẻm. Rồi chẳng biết cái hẻm đó xanh, cam hay là đỏ. Mấy F0 này đi ra đi vào thế nào, chịu luôn.

Thế mấy F0 giả sử cứ thế đi lại, là cả hẻm dính luôn à? Hay thế nào? Đừng hỏi tại sao ngồi ở nhà mà tự dưng nhiễm bệnh. Không có cái gì tự dưng cả.

L’Obs: Cần "nghiên cứu" Tư tưởng Tập Cận Bình


Đăng ngày:

Từ khi còn rất nhỏ tuổi, các học sinh nay sẽ khám phá khuôn mặt « nhân từ » của người quyền lực nhất Trung Quốc, cổ vũ các em tuân theo đảng cộng sản. Trong sách, « bác Tập » luôn tươi cười, bao quanh là những chiếc khăn quàng đỏ của đội Thiếu niên Tiền phong.

Tác giả Pierre Haski cho rằng chúng ta cũng phải tìm hiểu tư tưởng Tập Cận Bình, vì nó đang nhào nặn ra một thế giới khác. Một chiến dịch kiểm soát ý thức hệ đang diễn ra tại Hoa lục, tăng cường sự thống trị của đảng đối với các tập đoàn lớn (Alibaba, Tencent, Didi…), trên công chúng (cấm diễn viên « ẻo lả »), hay về giáo dục (vị thành niên không được chơi game quá 3 giờ/tuần). Chưa kể việc đàn áp Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng… Gần đến đại hội đảng thứ 20 - sẽ giúp Tập Cận Bình tại vị thêm nhiệm kỳ thứ ba - cần phải làm rõ thêm về tư tưởng của ông ta.

Bắc Triều Tiên bắn thử hỏa tiễn hành trình tầm xa mới


Đăng ngày:

Washington tố cáo « mối đe dọa » của Bình Nhưỡng lên các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế. Quân đội Hàn Quốc thận trọng cho biết đang phân tích cụ thể với sự hợp tác của tình báo Mỹ, còn đối với Nhật Bản, một loại hỏa tiễn bay được xa như thế « đe dọa đến hòa bình của Nhật và khu vực »

Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca gởi về bài tường trình :

Mỹ: Dự án chấn hưng của Biden bị một thượng nghị sĩ Dân Chủ cản đường


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki gởi về bài tường trình :

« Kể từ khi khởi đầu các cuộc thảo luận về kế hoạch cải cách, thượng nghị sĩ Joe Manchin có lẽ là mắt xích ít tin cậy nhất của phe Dân Chủ. Rất nhiều lần, ông Manchin đã bày tỏ sự hoài nghi, và trở thành thượng nghị sĩ cần phải thuyết phục, thậm chí ve vãn để bảo đảm có được lá phiếu của ông tại Thượng viện. Tuy nhiên khi đảng Dân Chủ nghĩ rằng đã có đủ sự ủng hộ của tất cả các đại biểu, thượng nghị sĩ của bang West Virginia lại chắn lối. Việc này có nguy cơ gây phức tạp thêm cho nhiệm vụ của Chuck Schumer, thủ lãnh phe Dân Chủ ở Thượng viện.

Nguyên tử: Iran và AIEA thỏa thuận duy trì các camera giám sát


Đăng ngày:

Các thanh tra của AIEA trong vài ngày nữa sẽ thay thế các đĩa cứng cũng như các camera bị phá hoại hồi tháng Sáu. Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết :

« Iran dường như đã nhân nhượng một phần các đòi hỏi của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Tân giám đốc chương trình nguyên tử của Iran đánh giá cuộc thảo luận với Raphael Grossi là tích cực. Ông nói thêm, thương thảo còn tiếp tục và tổng giám đốc AIEA sẽ phải quay lại Teheran để bàn bạc tiếp.

Tin vắn 13.09.2021

 


(TTVN) –
Sài Gòn tiếp tục phong tỏa sau ngày 15/09

Chủ tịch thành phố Sài Gòn, ông Phan Văn Mãi hôm nay 13/09/2021 cho biết sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 cho đến 30/09, có giảm nhẹ ở một số nơi tùy theo mức độ dịch bệnh được kiểm soát.

Chính quyền đang nghiên cứu việc cấp « thẻ xanh Covid » cho những người đã chích ngừa đủ 2 mũi được hai tuần, người bị nhiễm nhưng đã khỏi được 6 tháng ; và « thẻ vàng Covid » cho người đã tiêm một liều được hai tuần, có xét nghiệm định kỳ âm tính. Tuy nhiên sau 15/09 Sài Gòn vẫn chưa thể nới lỏng phong tỏa để áp dụng các thẻ này.

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.09.2021

dimanche 12 septembre 2021

Đặng Bích Phượng - Cái chết của những ông tướng

 

Ngày xưa, trong thiên hạ đã có nhiều đồn đại về cái chết của đại tướng Nguyễn Chí Thanh là bị đầu độc.

Sau đó là cái chết của đại tướng Hoàng Văn Thái và thượng tướng Lê Trọng Tấn, cũng đồn là bị ám sát, vì là ứng cử viên sáng giá cho vị trí bộ trưởng bộ quốc phòng thời đó. Mới nhất là Trần Đại Quang và Phùng Quang Thanh, đều là đại tướng cả, và cũng đều bị đồn là chết bởi thuốc độc.

Chết trên sa trường, oanh liệt bao nhiêu, thì chết bởi đồng chí, nếu đúng, quả là cay đắng bấy nhiêu.

Phạm Hoàng Thiên - Nghề Y, nghề của Máu và Nước Mắt!

 

Mấy hôm nay cứ cắm đầu đọc tài liệu, tìm hiểu đủ thứ về điều trị Covid, không có thời gian mà xem gì khác. Sáng ra đàn em nó đưa cho một cái công văn của bộ Y tế, lãnh đạo cấp cao nhất của ngành y khoa.

Đọc xong mà mình muốn dâng hai tay cái chứng chỉ hành nghề bác sĩ cho quý vị luôn, quý vị nghĩ cái chứng chỉ này là tờ giấy rác, thích thì thu hồi. Ừm, cũng đúng, một tờ giấy hành xác biết bao nhân viên y tế, đưa ra công văn như vậy, chứng tỏ quý vị biết để có được nó, chúng tôi đã bị hành hạ ra sao.

Thật là khốn nạn, nhưng nó phản ánh một thực tế phũ phàng cách đối xử với nhân viên y tế trong mùa dịch. Mà không, từ những ngày đầu bước chân vào hành nghề, mình đã thấy rõ những điều này, nhất là ở bệnh viện công rồi.

Dương Minh Tuấn - Những anh hùng 'vô tích sự'

 

Nhớ nhà, đó có lẽ là cảm giác thường trực của mình, hoặc cũng là của những đồng nghiệp đang chống dịch xa nhà mà mình biết.

Sáng 2/9, nếu không có Sars-Cov-2, có lẽ ở Lệ Thủy đều đang hân hoan tổ chức đua thuyền. Người ta gọi đó mới là Tết của người Lệ Thủy, cũng giống như rằm Tháng Ba ở trên Minh Hóa vậy. Mình đùa với bé Na điều dưỡng trong đoàn, bảo anh về Quảng Bình 2 năm rồi chưa được ăn tết quê em, con bé hồn nhiên: “Em đang ngồi coi lại video cũ nè anh, thấy hân hoan lắm.”

Người Lệ Thủy giờ này thèm ở bên gia đình, bạn bè, hàng xóm, khoác vai nhau mà xem hội đua thuyền, chứ không phải khoác lên người bộ đồ bảo hộ nóng hơn cả mùa hè, rồi một thân một mình đi đưa đón bệnh nhân.

Hoàng Hải Vân - Bi kịch của thầy thuốc khi bị buộc phải thành những người hùng

 

Đông đảo các thầy thuốc của chúng ta đang ở tuyến đầu của cuộc chống dịch Covid-19, với những nỗ lực vượt quá sức của một người bình thường.

Rất nhiều người phải làm việc và ăn ở tại bệnh viện hoặc trạm y tế dã chiến nhiều tháng liền với điều kiện sống kham khổ, mặc đồ bảo hộ 24/24. Nhiều người thậm chí không thể đi vệ sinh mà phải dùng tã lót như em bé, không ít người cơ thể bị lở loét do bị trùm kín quá lâu. Tình trạng thân thể các thầy thuốc không được bảo vệ để nhiễm bệnh, và tình trạng kiệt sức dẫn đến tử vong không còn là cá biệt.

Dân chúng yêu thương họ, truyền thông ca ngợi họ, chính phủ tặng bằng khen cho họ. Họ mặc nhiên trở thành những chiến sĩ quên mình vì nghĩa lớn, trở thành những người hùng, thành những hình ảnh đẹp.

Ngô Nguyệt Hữu - Ranh Giới!

 

Nói nghiêm túc thì giá trị lớn nhất của “Ranh Giới” là phơi bày sự yếu kém, thiếu thốn về y tế của nước ta.

Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện lớn của Sài Gòn mà còn vậy, thì các bệnh viện vệ tinh, bệnh viện tuyến quận, bệnh viện thu dung…. sẽ ra sao?

Hệ thống y thế dự phòng đã hoạt động và vận hành như thế nào mà khi dịch ập đến thì cái gì cũng thiếu? Để mười mấy nghìn người đã mất đi, bao gia đình khốn đốn, quốc gia một nửa tê liệt…

Lưu Trọng Văn - Ai được trọng vọng hơn ai?

 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên thủ quốc gia theo điều 4 Hiến pháp, đã tiếp Vương Nghị nhân vật số mười mấy của Trung Quốc.

Trong khi đó ông Trọng không tiếp bà Kamala Harris, nhân vật quyền lực số hai của Mỹ.

Phải chăng có sự thiên lệch trong quan hệ với Mỹ và Trung?

Lưu Trọng Văn - Cứ nói thèm gà mà tay vồ... vịt


Trong lần lượt bốn cuộc gặp của Vương Nghị với các ông Phạm Bình Minh, Bùi Thanh Sơn, Phạm Minh Chính, Nguyễn Phú Trọng, theo tường thuật của báo chí, phía Việt Nam đều nói đến việc phải tuân thủ các luật pháp quốc tế về biển, nhưng không hề thấy ngài Vương đáp lại thế nào.

Thật ra là ngài giả ngơ.

Ngài cứ thế chỉ một bài, ca ngợi lãnh đạo Việt Nam tài tình sáng suốt, cùng tình hữu nghị Trung - Việt hảo hảo đời đời bền vững.

Tạ Duy Anh - Vương Nghị mang "cơm thiu" sang Hà Nội

 

Tôi đoán là do bị ép quá, Việt Nam đành phải "mời" Vương Nghị sang Hà Nội, trong khi lịch đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thì không thể hoãn được vì hai bên đã cùng thống nhất.

Bình thường còn lâu Trung Quốc mới chấp nhận chuyện "chung chạ" đó. Nhưng vì tình thế bị bà Phó tổng thống Mỹ dồn đến chân tường về ngoại giao, họ đành cắn răng Ok.

Tất nhiên là phải có lý do nào đó và nó được bịa ra quá dễ.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 66

 

Chính quyền thành phố đã bắt đầu những chủ trương và đề ra các biện pháp giảm giãn cách. Mục đích là sẽ bình thường hóa đời sống của Sài Gòn, sau thời gian dài thi hành nhiều biện pháp không mang lại hiệu quả.

Thành phố đã bắt đầu Chỉ thị 16 từ 9.7.2021. Đến nay qua nhiều lần siết chặt, giới nghiêm đã đến ngày thứ 66. Mọi người đang mong muốn sẽ bình thường cuộc sống, nhưng cuộc sống sẽ không còn bình thường như xưa được nữa. Cơn đại dịch đã mang đến thành phố này những đổi thay và mất mát quá lớn.

Làm sao mà bình thường được khi có người đã mất vợ, mất chồng, mái ấm gia đình tan nát cả. Làm sao bình thường được nữa khi chỉ trong thời gian ngắn ngủi, cha mẹ già lần lượt ra đi, bạn bè, người thân cũng không còn. Làm sao bình thường trở lại khi những người con bỗng chốc trở thành kẻ mồ côi, bơ vơ lạc lõng giữa cõi đời.

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.09.2021