samedi 31 juillet 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 22 : Tang thương


Dù là người lạc quan, không chấp nhận chữ "toang" và "bùng" ở Sài Gòn, nhưng đến hôm nay, phải chấp nhận một sự thật là Sài Gòn tang thương như chưa bao giờ thấy. Kể cả trong thời chiến tranh và trong thời điểm đói nghèo sau 1975.

Đã qua thời gian dài giãn cách rồi giới nghiêm, từ Chỉ thị 15, rồi 16 rồi phong tỏa, con số người nhiễm bệnh và tử vong ở Sài Gòn vẫn không ngừng tăng. Rất nhiều khu vực bị cách ly dài ngày, rất nhiều biện pháp, chỉ thị được đưa ra, nhưng bất lực.

Không biết bao nhiêu clip, bao nhiêu tin nhắn, bao nhiêu hình ảnh đã cho thấy một Sài Gòn với nhiều bi kịch.

Thái Hạo - Tháo chạy và trở về


Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân tỉnh lẻ khỏi các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế.

Nó chứng tỏ những cuộc “đổ bộ” triền miên trước đó, người dân vì miếng ăn mà ly tán khỏi quê hương. Vì sao họ ra đi? Vì quê hương không nuôi nổi họ.

Những vùng quê ảm đạm, bạc phếch, nghèo nàn với một nền sản xuất manh mún, lạc hậu; và những vùng quê đầy những tệ nạn của cuộc đô thị hóa nham nhở, lếch thếch. Hình ảnh người nông thôn đổ vào các đô thị lớn ngày nay có thể được hình dung như những cuộc đi phu của cùng đinh thời thuộc Pháp.

Phan Thị Châu - « Đói quá chị ơi, cho xin một hộp cơm đi »


Các ông, các bà xem đi: chỉ vì xin một hộp cơm thôi mà họ phải khom lưng, cúi nhìn qua khe cửa để chắp tay vái lạy chúng tôi.

Hãy nhìn bàn tay nhăn nheo, nổi gân ngửa ra thò dưới khe cửa để xin cơm …nhưng vẫn chỉ nhận được  từ chúng tôi, lời từ chối trong nước mắt, thì các ông bà biết chúng tôi đã đau đớn biết chừng nào!

Năm ngày nay, tuy ngày nào quán cũng nấu gần 600 suất ăn, nhưng sợ bà con ùa đến, chính quyền rầy rà (họ đã buộc tôi ký biên bản cam đoan chấp hành Chỉ thị 16. Nếu không làm được sẽ xử lý theo pháp luật), quán đành hạ cửa, để ngăn bà con vào xin. Vậy mà họ vẫn đứng ngoài van xin.

Đoàn Bảo Châu - Truyền thông đúng đắn và cởi mở chính là một cách để xây dựng quyền lực mềm


Mỗi lần có các bạn phóng viên nước ngoài nhờ tôi xin ý kiến từ một quan chức của Việt Nam thì hầu như bao giờ cũng thất bại.

Họ sẽ bảo theo quy định là phải có giấy của Bộ Ngoại Giao đưa sang, mà muốn có giấy thì tòa báo phải gửi thư sang Bộ Ngoại Giao trước. Việc ấy mà làm đầy đủ thì mất vài ngày. Trong khi ấy thì nhiều bài báo có tính thời sự lại cần ngay.

Như bài báo sắp tới trên New York Times về việc Việt Nam giúp tìm được xác một phi công Mỹ dưới Biển Đông thì người phát biểu sẽ không thể nói gì có thể sai được. Bản chất của bài báo như vậy là hoàn toàn tích cực, việc hợp tác là để củng cố mối quan hệ giữa hai nước, thể hiện thiện chí, chính sách nhân đạo của người Việt Nam.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.07.2021


 

vendredi 30 juillet 2021

« Cách mạng » cộng sản Cuba đang tàn hơi


Đăng ngày:


Đối với hàng triệu du khách nhất là người Pháp, cái tên Cuba gợi lên ánh nắng mặt trời, điệu nhảy salsa, cocktail mojito, những chiếc xe cổ lỗ sỉ từ thế kỷ trước…Từ ngày 11/07, một loạt các cuộc biểu tình ở khắp nơi trên đảo quốc đã làm lộ ra một bộ mặt khác, đó là một cuộc cách mạng đang hấp hối. Phải chăng sau 62 năm ngự trị, đây là khởi đầu cho hồi kết của chế độ cộng sản kiểu Castro ? Fidel đã chết, nhưng những huyền thoại bao quanh vẫn tồn tại.

Các huyền thoại đã chết

Nhà văn Mã Kiến : 70 năm cộng sản,Trung Quốc không còn tình người


Đăng ngày:


Nhà văn kể lại cách đây vài năm khi đến Đài Loan dự một liên hoan văn chương, ông đến một khu chợ đêm tìm món tangyuan (thang viên, một loại chè trôi nước nhân mè đen) để đỡ nhớ quê hương. Bà chủ gian hàng đã bán hết, nhưng chỉ cho ông mua hàng đông lạnh ở siêu thị, mang về bà nấu giùm và nhất định không chịu lấy tiền. Sự tử tế của bà cụ không quen biết khiến nhà văn nhớ lại renqing (chữ Hán là nhân tình, tức tình người), giá trị Khổng giáo truyền thống nay đã phai nhạt ở Hoa lục.

Đảng Cộng Sản với 70 năm ngự trị, từ thời Mao đã bám chặt quyền lực bằng sự tàn bạo, tuyên truyền và dối trá. Công dân là những con cờ ngốc nghếch bị lóa mắt bởi một tương lai hoang tưởng, bị giam cầm trong địa ngục của hiện tại. Nhà độc tài bịt mắt dân chúng một cách dễ dàng.

jeudi 29 juillet 2021

Nguyễn Quang Vinh - Sài Gòn: Người vô gia cư


Tưởng ngủ nhưng rồi nằm nghĩ, ở Sài Gòn và một số thành phố lớn khác nữa, rất nhiều người vô gia cư, rất nhiều. Đặc biệt Sài Gòn, mùa dịch này, với giãn cách xã hội, với lệnh cấm giới nghiêm sau 18 giờ, họ sống thế nào?

Họ, những người vô gia cư ban ngày với đủ thứ việc, bây giờ dịch dã, phố vắng, đường vắng, ngõ chăng dây, họ sống ra sao?

Đêm, như bình thường, một số nhóm hội từ thiện, các em sinh viên, thanh niên tình nguyện thường vẫn đi gặp họ, san sẻ chai nước, miếng bánh, hộp cơm. Giờ giới nghiêm đêm, không ai đi được, những người vô gia cư ai lo?

Dũng Phan - Dạy đời trong tang thương đồng loại


Bức ảnh này rất thâm thúy. Tất cả chúng ta đều có thể thấy chính bản thân ở trong đó.

Mảng màu xanh có thể không đơn thuần chỉ là giàu có, điều kiện đủ. Mà còn có thể là những cậu nhóc, cô nhóc được bố mẹ nuôi, lên mạng gõ phím bình thiên hạ.

Cũng có thể là những vị chức sắc chống dịch bằng giấy và các chủ trương. Những người làm nhiệm vụ nhưng thiếu lý, thiếu tình và chỉ làm sao cho số đẹp để báo cáo với thủ trưởng.

Hoàng Linh - "Chín tầng gươm báu trao tay"


Quốc hội đã thông qua nghị quyết trong tình thế đặc biệt, giao quyền cho chính phủ, Thủ tướng...kể cả ban hành tình trạng khẩn cấp.

Tôi ủng hộ viêc tập quyền về Thủ tướng, và đề nghị ông sử dụng quyền chính phủ để ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm thống nhất việc chống dịch.

Phải thấy ánh sáng cuối đường hầm, phải có thời điểm thời đoạn, không thể nay khác mai khác.

Nguyễn Thông - Hàng thiết yếu


Mấy nhà hoạch định chính sách hình như đầu óc có vấn đề. Lộ rõ nhất là chuyện ban bố quy định về chống dịch. Dịch chả thấy chống, lại thành chống dân, đè dân.

Họ đã nghĩ hàng thiết yếu chỉ là cái bỏ vào mồm, và theo họ không phải bất cứ thứ nào bỏ vào mồm cũng thiết yếu, mà chỉ có gạo rau thịt cá thôi.

Mua những thứ đó thì được ra đường, được cho đi, không bị phạt, còn những thứ khác thì a lê hấp, về, nhè tiền ra, cấm cãi. Mua gạo thì được, chứ mua bánh, kể cả bánh mì, thì phạt, đại loại vậy.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 21 : Chuyện shipper


Đã qua mấy kỳ giãn cách rồi giới nghiêm, tình hình thành phố vẫn chưa ổn, nghe nói sẽ tiếp tục giới nghiêm với nhiều biện pháp khắt khe hơn. Có lẽ kéo dài đến tháng Chín.

Bèn kiểm tra lại lương thực, thực phẩm trong tủ lạnh. Thấy đã vơi đi nhiều, tủ đã có nhiều khoảng trống. Xem hũ gạo, coi lại mì gói, toàn chỉ còn lưng lửng. Gọi mấy mối quen, mối nào cũng ngại không có shipper, kiểu này thì kẹt rồi. Thành phố làm gắt gao kiểm soát người đi đường, nhưng không có giải pháp để hàng hóa được lưu thông khiến cho cuộc sống của dân sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong lúc giãn cách với thời gian quá dài như thế này, chợ không mở, hàng quán đóng cửa, đến siêu thị thì mất quá nhiều thời gian đợi chờ và cũng dễ lây nhiễm trong không gian bít bùng máy lạnh. Mua hàng online là một giải pháp tốt nhất, nhưng lại gặp trở ngại về chuyên chở.

Covid-19: Biến chủng Delta xuất hiện tại ba tỉnh Trung Quốc


Đăng ngày:

Đợt bùng phát này bắt đầu từ khi có 9 công nhân ở sân bay Nam Kinh xét nghiệm dương tính với virus corona ngày 20/07, sau đó phát hiện đến 171 ca tại tỉnh Giang Tô và lây lan sang ít nhất 4 tỉnh khác. Đây là đợt lây nhiễm rộng nhất về mặt địa lý sau nhiều tháng, thách thức nỗ lực dập dịch của Trung Quốc: vừa xét nghiệm hàng loạt, vừa phong tỏa và truy vết.

Bắc Kinh luôn khoe khoang thành tích chống lại virus xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, dập tắt được dịch Covid-19 tại phần lớn Hoa lục, giúp nền kinh tế hồi phục. Đợt dịch mới cộng với các trường hợp lọt qua từ biên giới Miến Điện đang đe dọa thành công này.

Anh mở cửa cho du khách Mỹ và châu Âu đã tiêm chủng, trừ Pháp


Đăng ngày:

Từ Luân Đôn, thông tín viên Marie Boëda cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một thông báo rất được chờ đợi nhưng lại mang đến thất vọng cho người Pháp. Dù đã được chích ngừa, những người từ Pháp sang vẫn bị buộc phải cách ly 10 ngày khi đặt chân lên đất Anh.

Mỹ - Ấn quan ngại trước đà tiến của Taliban ở Afghanistan


Đăng ngày:

Thông tín viên Sébastien Farcis tại New Delhi giải thích :

Từ khi quân Mỹ triệt thoái khỏi Afghanistan, Ấn Độ trở nên dễ tổn thương hơn : các binh sĩ Pakistan cùng với quân Taliban có thể nhắm vào các lợi ích của Ấn Độ, như đã từng xảy ra trong vụ tấn công vào đại sứ quán Ấn Độ tại Kabul năm 2008.

Châu Âu hoan nghênh tân đại sứ Mỹ được Biden đề cử


Đăng ngày:

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet tường trình :

« Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel hoan nghênh việc bổ nhiệm ông Mark Gitenstein và hy vọng Thượng viện Mỹ sẽ phê chuẩn. Châu Âu coi thông báo của Nhà Trắng là một dấu hiệu mới của Mỹ nhằm xích lại gần Liên hiệp Châu Âu, theo ý muốn của tân tổng thống.

Tin vắn 29.07.2021

 


(Reuters & AFP) –
Đại sứ « chiến lang » Trung Quốc đã đến Washington

Tân đại sứ Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) hôm qua 28/07/2021 đã đến Mỹ, tuyên bố đầu tiên của ông là quan hệ Mỹ-Trung có nhiều tiềm năng và chúc Hoa Kỳ chiến thắng Covid. Đại sứ quán Trung Quốc đăng ảnh tân đại sứ Tần Cương 55 tuổi đến sân bay với khẩu trang có in lá cờ đỏ.

Nguyên là thứ trưởng ngoại giao nổi tiếng hung hăng, « chiến lang » Tần Cương thay thế ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) 68 tuổi sau 8 năm phục vụ ở Washington.

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.07.2021


 

mercredi 28 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nên ưu tiên tiêm vaccin cho ai?

 

Đây là một câu hỏi hơi tế nhị, nhưng rất cần thiết trong tình hình nguồn vaccin hạn chế và dịch bệnh tăng nhanh như hiện nay.

Việt Nam có một danh sách ưu tiên, nhưng nó phân biệt giữa quan và dân (và không phản ảnh đúng tình hình dịch bệnh). Cái note này trình bày một khung giá trị và từ đó đề nghị 4 nhóm cần được ưu tiên.

Theo báo Lao Động, các giới chức Việt Nam đề ra 16 'đối tượng' được ưu tiên chích vaccin [1]. Theo quy định này, nhân viên y tế (kể cả người tham gia chống dịch), kế đến là quân đội và công an, cán bộ ngoại giao, hải quan, giáo viên, v.v… Đa số là công nhân viên, còn dân thì đứng hạng thứ 9 trở đi. Tôi không hiểu sao nhân viên ngoại giao được ưu tiên hơn người dân trên 65 tuổi.

Hoàng Nguyên Vũ - Hả hê tấn công ông Đoàn Ngọc Hải : Các anh chị đã làm gì cho Sài Gòn khi bao tiếng kêu cứu vang lên mỗi ngày?

 

Sài Gòn, ngày giãn cách thứ 58, ngày giới nghiêm thứ 3

Một ngày buồn.

Một ngày buồn vì số ca nhiễm còn mạnh. Một ngày buồn vì nhiều tiếng kêu cứu vẫn đầy trên mạng xã hội khi người thân họ trở nặng cần cấp cứu.

Một ngày buồn vì thêm những cái chết. Đau xót hơn, có cô bé nấu cơm thiện nguyện cho khu chống dịch suốt hai năm qua, phải từ giã cõi đời.