samedi 3 juillet 2021

Chủ nghĩa cộng sản còn lại gì nơi Trung Quốc ?


Đăng ngày:


Le Point tuần này quan tâm đến chương trình hành động của tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi chỉ còn 9 tháng nữa là kết thúc nhiệm kỳ, trong khi L’Obs dành chủ đề cho Yannick Jadot, ứng cử viên tổng thống 2022 của đảng Xanh. L’Express nhìn ra thế giới, chạy tựa sốc « Loài có nguy cơ tuyệt chủng » với hình ảnh năm em bé đủ màu da, báo động về tương lai dân số địa cầu giảm. Courrier International lại còn nhìn xa hơn nữa, đến tận vũ trụ, với câu hỏi « Có nên sợ các vật thể bay không xác định hay không ». Ởcác trang trong, các tuần báo tiếp tục bàn luận về đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vừa kỷ niệm 100 năm thành lập hôm 01/07/2021.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc có còn là cộng sản ?

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.07.2021


 

vendredi 2 juillet 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Tâm lý chờ vaccin 'xịn'?


Một số bạn (và có lẽ nhiều người trong cộng đồng) nghĩ rằng vaccin Pfizer và Moderna có hiệu quả cao hơn vaccin AstraZeneca (AZ), và từ đó, họ chờ 'vaccin xịn'.

Tôi muốn thuyết phục các bạn rằng cách so sánh đó và niềm tin đó sai. Các bạn nên tiêm vaccin (1 trong 3 loại vaccin hiện nay) khi có cơ hội. Đừng chần chờ vaccin 'xịn', vì không có khái niệm vaccin xịn.

Không thể so sánh hiệu quả giữa các vaccin.

Võ Xuân Sơn - Để không bị vỡ trận


Tối qua nhận được tin nội bộ, một đồng nghiệp bị dính F0. Có một người quen ở cùng chung cư với đồng nghiệp ấy. Gọi điện hỏi thăm. Nhưng cư dân ở đó chỉ nghe râm ran vì đang là tin đồn.

Sáng nay người quen gọi báo, rằng đó là thông tin chưa công bố, nên mới chỉ có vài người biết. Nhưng cán bộ phường và tổ trưởng bảo hết người làm rồi, nên nếu có phong tỏa thì chắc cũng chỉ phong tỏa 1 lầu, hoặc 1 block mà người đó ở thôi. Mà từ tối đến sáng cũng chưa thấy CDC báo gì, nên chưa làm gì cả. Mãi đến trưa thì mới phong tỏa.

Những ngày cách ly tại nhà ở Sài Gòn, và cả ở Đà Lạt, tôi nhận thấy lực lượng chống dịch địa phương đã quá đuối. Ngay tại Đà Lạt, nơi dịch mới chỉ là chút xíu so với Sài Gòn, mà nhân viên y tế đã quá mệt. Quá nhiều công việc cho một người khai báo y tế và cách ly tại nhà. Gia đình tôi 8 người đã chiếm hết một buổi sáng thông qua buổi trưa, đến 1 giờ chiều, của cả trạm y tế và lực lượng lấy mẫu từ Trung tâm Y tế.

Cù Mai Công - Phản đề Covid 4 : Lo lắng số ca nhiễm nên quên hậu quả thực tế ?


(Xin khoanh lại chuyện thực tế hiện nay ở Việt Nam, TP.HCM. Xin không mang kết quả ở Tàu, Ấn, Mỹ... ra đối sánh, vì mỗi nước có quan điểm, cách phòng chống khác nhau. Mỗi gien, chủng người có cơ địa phản ứng với các dịch bệnh khác nhau, tạo nên vùng dịch tễ khác nhau).

Đến sáng 2-7-2021, sau hơn hai tháng bùng nổ dịch Covid-19 đợt 4 ở Việt Nam, với hai điểm nóng lớn nhất là Bắc Giang và TP.HCM, đã có 17.727 ca nhiễm. Bắc Giang đã tạm giảm và có lẽ đã qua đỉnh dịch (như hôm nay không có ca nào mới). TP.HCM ngược lại, đang tăng mạnh từng ngày.

Chính quyền, chức năng lẫn dân đều lo, rất lo với những biện pháp phòng chống gắt gao hơn: hơn 500 điểm, khu vực bị phong tỏa; hàng trăm chợ truyền thống và siêu thị tạm đóng cửa; gấp rút xét nghiệm toàn thành phố...

Đỗ Duy Ngọc - Vài suy nghĩ về tiếp sức chống dịch và tuyên truyền


Nghe tin hôm qua, chuyến bay riêng của Vietnam Airlines đã chở hơn 300 giảng viên và sinh viên của Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương vào TP.HCM tiếp sức chống dịch virus Vũ Hán.

Với tư cách người Sài Gòn, dù chỉ là công dân hạng hai, tui xin cám ơn tấm lòng hỗ trợ Sài Gòn trong cơn dịch vật này của những anh chị em trường y tế tỉnh Hải Dương.

Thế nhưng, không phải phụ lòng anh chị em, theo tui chuyện đưa các anh chị em vào Sài Gòn là điều không nên, lợi bất cập hại. Lại thêm anh chị em vào đây lại mang tư thế người mang ân huệ cho dân Sài Gòn như đã xảy ra ở Gò Vấp thì dân Sài Gòn hơi khó chịu rồi nha nha.

Nguyễn Mỹ Khanh - Bông lúa càng nặng hạt, thân lúa càng cúi đầu


400 ngàn liều vaccine Astra Zeneca trong số 1 triệu liều lần 2 hỗ trợ Việt Nam của chính phủ Nhật đã tới Saigon sáng sớm nay trên máy bay của hãng ANA (Tin - ảnh: Tuổi Trẻ).

Người Nhật có cái hay mà tôi học hoài không hết là rất khiêm cung. Nói rất khẽ, ngắn, gọn, quyết xong là thực hiện ngay. Không khoa trường ồn ào, không dùng khẩu hiệu, mỹ từ hay nâng sự việc lên thành tầm cao này nọ. Cứ lặng lẽ làm với triết lý cây lúa càng trĩu bông nặng hạt thì thân lúa càng cúi thấp đầu.

Chợt nhớ cái tin sáng nay về chuyến bay đưa 300 sinh viên y khoa Hải Dương vào Saigon hỗ trợ dập Covid, sao mà ồn ào quá, nhiều khẩu hiệu quá. Lại còn gán ghép những cái tên chiến dịch gợi lại thời chiến tranh binh lửa nghe rùng mình.

Bùi Chí Vinh - Từ quân lao H39 đến trại giam công an


Dư luận đang xôn xao về cái chết mờ ám của Trần Đức Đô, một quân nhân trẻ mới 19 tuổi quê ở Bắc Ninh xung phong nhập ngũ từ đầu năm 2021 thuộc tiểu đoàn 4, đại đội 14, trường Quân sự Quân Khu 1 với mơ ước thành sĩ quan đặc công.

Trần Đức Đô chết tức tưởi với vết lõm ở đầu, vết bầm ở ngực, mặt và các vết siết bằng dây trên cơ thể. Trong khi đơn vị báo tin Đô tự tử thì dư luận xã hội và gia đình cho rằng Đô bị đánh cho đến chết.

Tôi đã nín thở khoảng chục giây khi đọc tin này. Vì tôi đã từng trải qua những cảnh ngộ tương tự như thế năm 24 tuổi, và nhờ có phép lạ đã vượt qua.

Nguyễn Thông - Đường đi hay tối, nói dối hay cùng


Tôi định không nói gì về cái chết của anh bộ đội trẻ. Nhưng bức xúc quá khi thấy cả một bộ máy, từ Bộ Quốc phòng, rồi phó tư lệnh, rồi chính ủy Quân khu 1, và đủ cả hệ thống đương quyền cứ nằng nặc khẳng định anh bộ đội Đô ấy chết do tự tử, tự treo cổ lên cây.

Chưa điều tra kỹ lưỡng đã vội vàng "kết án" người ta tự tử, quả là độc ác. Kết luận tào lao như vậy, khác gì vu tội cho Đô, cũng giống như khép vào tội đào ngũ, tự hủy hoại thân thể để trốn nhiệm vụ.

Làm điều bất nhân đó, họ tạo nên sự căm ghét, phỉ nhổ, khinh bỉ của người đời với một con người vô tội. Cực kỳ ác độc. Nếu thực có một thế giới tâm linh siêu nhiên có thể thực hiện "ác giả ác báo", thì tôi tin rằng vong linh anh Đô sẽ không để những cái mồm tội lỗi được yên.

Lưu Trọng Văn - Hy vọng ngòi nổ sẽ được tháo và câu hỏi ai là thế lực thù địch ở đây?


Theo chỉ đạo của tướng Phan Văn Giang và lãnh đạo bộ Quốc phòng, hàng loạt cơ quan điều tra của bộ Quốc phòng như cục Điều tra Hình sự, viện Pháp y Quân đội, cục Bảo vệ An ninh Quân đội đã vào cuộc điều tra sự thật về cái chết và nguyên nhân cái chết của binh nhì Trần Đức Đô.

Việc vào cuộc kịp thời ấy đã lấy lại niềm tin cho gia đình của Đô. Vì vậy 14 giờ chiều qua Đô đã được gia đình an táng cùng vòng hoa với dòng chữ "Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đức Đô" của chính quyền địa phương và đơn vị quân đội.

Để xảy ra những xáo động dư luận về cái chết của Đô, phải nói thẳng là do phát ngôn vội vã cũng như thái độ ứng xử không cẩn trọng của đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1.

Lê Đức Dục - Về cái chết của người lính trẻ


Lướt Facebook hôm qua và hôm nay, nhiều người nhắc đến cái chết của người lính trẻ Trần Đức Đô.

Dễ hiểu câu chuyện này được quan tâm bởi tất cả chúng ta, không ai không có liên quan ít nhiều đến quân đội. Nhà nào cũng thế, không có con thì có cháu, đầu tháng Giêng mỗi năm đều hân hoan lên đường trong bao nhiêu cờ hoa để làm “nghĩa vụ quân sự”.

Có bạn xong nghĩa vụ thì ra quân, nhưng cũng có bạn chọn binh nghiệp làm cuộc đời.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.07.2021


 

Đỗ Duy Ngọc - Tẩu hỏa nhập ma


Thời gian trước, khi nước Mỹ và châu Âu lâm vào cơn khủng hoảng trầm trọng vì virus Vũ Hán, số lượng người mắc bệnh lên con số triệu và số người chết hàng trăm ngàn. Bạn bè tôi ở các nước bên ấy chấp nhận giam mình trong nhà hàng tháng trời để trốn dịch.

Và ai cũng than. Anh bạn thân của tôi ở Paris chat với tôi hàng ngày bảo rằng không đọc báo, không xem truyền hình nữa vì càng xem càng rối. Tôi khuyên anh là cần phải theo dõi truyền thông mới biết tình trạng của dịch mà đối phó và lo liệu cuộc sống hàng ngày của mình chứ. Anh ta trả lời, thì toa cứ ở trong tình trạng của moa thì mới hiểu.

Giờ đây, dịch bệnh đang căng thẳng ở Việt Nam và cao điểm ở Sài Gòn thì tôi mới hiểu hết ý của anh.

Ngọc Vinh - Sài Gòn không là Hồ Chí Minh


Hôm nay Báo Tuổi Trẻ có bài viết, nói về việc, ai là người có ý tưởng đặt tên Hồ Chí Minh cho Sài Gòn. Chuyện này không có gì mới, chỉ là do kỷ niệm 45 năm ngày Sài Gòn bị mất tên cho ông Hồ nên báo nói lại.

Đó là ý tưởng của  bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, tốt nghiệp ở Pháp. Cùng thời với triết gia Trần Đức Thảo và luật sư Nguyễn Mạnh Tường, đều cùng bỏ Pháp về nước theo ông Hồ chống Pháp.

Từ năm 1946, ông Nghiệp có viết một bài trên báo Cứu Quốc đề xuất việc đổi tên này.

jeudi 1 juillet 2021

100 năm đảng Cộng Sản Trung Quốc: Tập Cận Bình hứa tăng cường quân sự, thống nhất Đài Loan


Đăng ngày:

Nêu ra sự kiện hàng trăm triệu người đã ra khỏi cảnh nghèo khổ cùng cực sau vài thập niên, Tập Cận Bình nhấn mạnh « sự phục hưng vĩ đại của Trung Quốc đã bước vào một tiến trình lịch sử không thể đảo ngược ». Theo AFP, đây là dấu hiệu gởi đến Washington vốn thường xuyên nói rằng Trung Quốc là đối thủ về chính trị và kinh tế.

Ông Tập hứa hẹn tiếp tục tăng cường quân sự, « thống nhất » với Đài Loan, ổn định xã hội tại Hồng Kông đồng thời bảo vệ an ninh và chủ quyền Trung Quốc.

Thế giới tiếp tục có ấn tượng xấu về Trung Quốc


Đăng ngày:

Về vấn đề tôn trọng quyền tự do cá nhân, ý kiến tiêu cực đối với Bắc Kinh cao ở mức kỷ lục tại bảy quốc gia Ý, Hàn Quốc, Hy Lạp, Canada, Úc, Anh và Hà Lan.

Tại Nhật Bản, ấn tượng xấu về Trung Quốc tăng lên 88%, gần đạt mức kỷ lục 93% hồi cao điểm tranh chấp lãnh thổ tại Biển Hoa Đông. Ở Hàn Quốc, cứ 10 người thì có đến 9 người nói rằng Bắc Kinh  không hề tôn trọng tự do cá nhân của công dân Trung Quốc (năm 2018 tỉ lệ này là 8/10).

Tin vắn 01.07.2021

 


(AFP) –
Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld qua đời

« Diều hâu » Donald Rumsfeld, cựu bộ trưởng quốc phòng thời George W. Bush, đã qua đời ở tuổi 88 tại bang New Mexico, gia đình ông hôm qua 30/06/2021 cho biết.

Là cựu phi công, ông đứng đầu Lầu Năm Góc từ 1975-1977 và 2001-2006,  từng lãnh đạo cuộc chiến Afghanistan năm 2001 sau các vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín, và là người kiến tạo cuộc chiến tranh Irak năm 2003.

Thành lập Quỹ Quốc phòng châu Âu


Đăng ngày:

Cụ thể, Quỹ Quốc phòng được phân bổ 7,95 tỉ euro trong 8 năm, trong tổng ngân sách 1.074 tỉ euro của Liên hiệp. Số tiền này là kết quả của những tranh cãi gay gắt vì nhiều nước ngần ngại không muốn tài trợ.

Đối với ủy viên phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton, Quỹ Quốc phòng châu Âu là đóng góp quan trọng cho việc tự chủ, EU cần phải dần dà trở thành một nhân tố an ninh ở tầm quốc tế.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.07.2021