dimanche 2 mai 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Vỡ mật vì « chuyên gia »


1. CHƯA THÀNH CÔNG TRONG ĐÓNG CỬA BIÊN GIỚI

Đóng chặt cửa biên giới. Đó là biện pháp đơn giản nhưng duy nhất đúng. Ai cũng hiểu.

Thế nhưng Việt Nam đã không thành công. Và đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm nguy hiểm mới.

Nguy hiểm vì biến thể Covid-19 mới lây lan nhanh cho người châu Á và người Đông Nam Á. Điều này đang được chứng minh ở Ấn Độ, Campuchia, và Lào.

Hoàng Nguyên Vũ - Chuyên gia Tàu sang Việt Nam đi rong, lây cô - vít cho 6 người !


Sau khi cách ly, các “chuyên gia” (không biết “chuyên gia” gì?) đi ăn chơi một vòng miền Bắc. Một trong những nơi họ đến: quán bar Sunny ở Vĩnh Phúc từ ngày 23/4, giờ có 6 ca dương tính (theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ).

Quán bar thì đông, tiếp xúc từ ngày 23, mà đến ngày 28, nhóm này về nước của họ, mới thông báo một trong số họ dương tính!

Nghĩa là trong 6 ngày ấy, các nhân viên quán bar đã tiếp xúc với bao người. Nghĩ đến đó, chúng ta sẽ thấy chuyện nghiêm trọng đến mức nào.

Đỗ Cao Cường - Đừng khốn nạn với em


Chúng ta hay nói về luật nhân quả. Nhưng nhiều khi, hiền lành chết trước bạo ngược chết sau.

Em Nguyễn Văn Nhã (23 tuổi, sinh viên năm 4, lớp K41C, khoa Công nghệ thông tin trường ĐK Khoa học, Đại học Huế) là người hùng đã dũng cảm cứu sống 3 nữ sinh bị đuối nước.

Sau khi cứu được 3 nữ sinh, Nhã đuối sức và bị sóng dữ cuốn trôi. Sau hơn 30 phút tìm kiếm, thi thể của Nhã được tìm thấy.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.05.2021


 

samedi 1 mai 2021

Lê Học Lãnh Vân - Tới luôn bác tài !


Năm nay chương trình bắn pháo bông mừng lễ ba mươi tháng Tư được hủy bỏ.

Sáng sớm mở báo ra thấy khác đi. Trang bìa tờ Tuổi Trẻ, cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt 30-4, in đậm Hòa bình, hòa hợp & hòa hiếu cùng những dòng nhỏ hơn Sài Gòn Tử Tế, Kiến Tạo Hòa Bình, Sài Gòn Bao Dung. Không có dòng nào về Ngày Giải Phóng !

Đi một vòng thành phố không thấy cờ xí biểu ngữ rợp trời, không nghe chiêng trống inh tai, chẳng bị chặn đường này đường nọ vì lễ lạt mừng ngày Giải Phóng. Cảm giác cuộc đời nhẹ nhõm và an lành biết bao !

Đoàn Xuân Thu - Chiếc áo bà ba hình chữ hỉ


Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em : “Muỗi này ! Đừng chích anh, đau lắm”. Em trề môi, vẻ không bằng lòng : “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”. À ra thế !

Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường.

Má tôi đông con, cũng nghèo, có quầy bán cơm tấm gần bên.

Chủ nhựt được nghỉ học, hai đứa ra phụ chạy bàn. Em giúp ba em. Tôi giúp má tôi. Năm ấy tôi mười tám tuổi, học Đệ nhứt, năm cuối cùng của bậc Trung học Đệ nhị cấp. Cuối năm, tôi sẽ thi Tú tài hai. Đậu thì lên Đại học. Rớt thì vào Thủ Đức. Chiến trường đang hồi ác liệt. Bạn tôi, rớt Tú tài một, đi Đồng Đế, có đi mà chẳng có về. Muội, mười sáu tuổi, học Đệ tam, trường Tàu, sắp thi bằng Cao Trung.

Nguyễn Thông – Giải phóng Miền Nam, hay được Miền Nam giải phóng khỏi u mê ?

  

Hôm nay 30.4. Ngày này 46 năm trước, người cộng sản đã đốt cháy dãy Trường Sơn vào "giải phóng miền Nam", tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, đồng nghĩa với kéo lùi cuộc sống để miền Nam cùng miền Bắc sát cánh tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thấy không khí rộn ràng, múa may quay cuồng, hừng hực tinh thần thù địch, chối bỏ hòa hợp, kiên định con đường đi lên... nghèo đói, chợt nhớ lại những ngày sau "giải phóng".

Thành ngữ mới : Tư bản giãy chết

Nguyễn Lân Thắng - Mấy suy nghĩ nhỏ về vấn đề lớn 30/4/1975 - 30/4/2021


Tôi tên là Thắng, sinh ở Hà Nội năm 1975. Trên toàn cõi miền Bắc này vào cái năm ấy, dễ phải đến hàng chục ngàn đứa trẻ sinh ra được đặt tên là Thắng. Khi học phổ thông, ngay trong lớp tôi lúc nào cũng có độ bốn năm đứa cùng tên là Thắng.

Toàn Thắng.

Chiến Thắng.

Bông Lau - Bữa cơm chiều 30-4-21


Ngày 30 tháng 4 năm nay bỗng có một ý tưởng mới lạ. Xin nghỉ làm buổi chiều về nhà lục lọi tìm lại những đồ vật sưu tầm về chiến tranh Việt Nam.

Có những món đồ tìm được cách đây mấy chục năm. Cũng có những đồ vật kỷ niệm riêng tư của những người bạn cựu quân nhân Mỹ. Muốn tìm hiểu và nghiên cứu thế hệ cha anh đã chiến đấu trong những điều kiện nào.

Khệ nệ vác đống đồ kỷ vật ra sau vườn. Trên trời mây đen vần vũ, gió ào ạt của trận mưa giông đang đến. Xúc cơm vào cái “cà mèn” của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cắt vài lát cà chua và dưa leo, và hai trứng gà luộc. Một bữa cơm tương đối tươm tất nếu so với điều kiện chiến trường kham khổ. Rất tiếc là đã không thể tìm được “gạo sấy” và đồ hộp “C ration” của cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.05.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.04.2021


 

vendredi 30 avril 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Một ngày lịch sử


Hôm nay (30/4) là một ngày lịch sử. Bốn mươi sáu năm trước đúng vào ngày này, chánh thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, và thay vào đó là một thể chế mới mà hậu quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay.

Nhiều khi tôi tự hỏi : Nếu không có ngày 30/4/1975 thì tôi và nhà tôi đã ra sao ? Khó đoán ngược lịch sử ở bình diện lớn, nhưng ở cấp độ gia đình thì đoán được.

Không phải là 'Ngày giải phóng'

Tôi chắc rằng nếu không có ngày định mệnh đó, ba má tôi đã mua thêm 1-2 chiếc máy cày để bổ sung cho 2 chiếc đang phục vụ cho cả làng. Ba má tôi cũng có thể có thêm vài chục, thậm chí cả trăm công đất để canh tác. Nói chung là gia đình làm ăn khấm khá.

Phạm Quốc Thăng - Một chầu


lit sĩ lân la khu t

sáng mai đi l . nhu . mày ơi

my chc năm ri thân vt vưởng

ch khói nhang siêu thoát . lên tri ..

 

nước mt quê hương kìa . my x ?

tao vi mày chơi trn ba nha ?

súng ng đn bom chi na . b

ngi xung bên nhau mt tiếng khà !

Cù Mai Công - Bước chân trên vỉa hè ngày 30-4-1975 của những người lính


Những bước chân ấy lúc 10 giờ sáng 30-4-1975, khi cuộc chiến chưa tàn hẳn. Súng vẫn nổ một số nơi. Anh thanh niên 19 tuổi Nguyễn Đạt đã chụp được ở khu vòng ngoài Ông Tạ.

9 giờ sáng 30-4-1975, lính Nhảy dù trại Sư đoàn dù Hoàng Hoa Thám từ phía trên Bảy Hiền rút về phía Ông Tạ.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30-4-1975, bộ đội từ hướng Hóc Môn tiến vào trung tâm thành phố Sài Gòn đang đi ngang qua đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ), quận 3.

Nguyễn Ngọc Tư - Tháng Tư


Bao giờ thì cũng là thứ nắng đỏ quạch quánh đặc như có thể nắm một nắm trong tay. Gió lặng ngắt hoặc có cũng phảng phất chút gì như xa vắng thảng hoặc. Vài trận mưa thập thò hệt đứa trẻ thử rưới ít nước lên chảo lửa ngun ngút rồi đâu lại đó, nắng đỏ hơn, ngằn ngặt đến tận cuối chiều, muốn ăn lan cả vào đêm.

Giữa nắng và nắng và nắng gắt gỏng như nhau, người ta hầu như không được chọn lựa. Cứ chịu trận và chờ đợi thứ gì đó chậm chạm trôi qua. Trên đỉnh mùa khô, trời đất đứng trân trân, không khí phập phồng rịn mồ hôi. Cây cỏ lả đi. Mùa rừng cháy. Mùa giáp hạt. Mùa bới khoai. Trẻ con chân trần đi mượn gạo nhà hàng xóm ngang qua những đám sậy cháy xém, tưởng như da thịt cũng bốc hơi. Người lớn khum khum tay cho đỡ chói ngó về phía chân trời, nơi những núi mây xám một hôm nào đó sẽ đùn lên mang mùa màng tới.

Đặc sản của tháng Tư ngoài nắng còn có... phim tài liệu, cũng hôi hổi, ngun ngút những đạn bom, những vùng trời bùng lên cháy loạn.

Lê Hoàng Hải - Hồi ức về một vụ ám sát


Ba Lé uống một ly, rượu cay làm mắt ông đỏ ngầu, rồi có lẽ men cay làm ông nhăn mặt. Cả bản mặt rúm ró lại như con khỉ ăn ớt. Tôi còn chưa kịp hiểu tại sao ông có phản ứng như vậy khi nghe tôi hỏi về thời trai trẻ của ông có từng ám sát ai không.

Ba Lé là một Việt cộng có tiếng, đắp mô đường tỉnh lộ và giựt mìn cầu. Cây cầu Đúc Sập có tên đó là do ông giật sập để làm cho xe nhà binh không qua được. Nhưng nhà Ba Lé bây giờ nghèo xơ xác như cái giẻ rách. Chỉ có cái tủ thờ của ba má ông là gọn gàng sạch sẽ, còn lại thì trống hoác như cái chuồng gà mục nát. Tôi thường tới thăm để đem cho ông mấy thứ linh tinh và nghe ông kể chuyện.

Nếu ông như mấy tay cựu chiến binh khác, chắc là cũng được cái nhà cấp bốn tí tí hoặc một giò trong huyện đội này nọ. Nhưng không, Ba Lé sống như trời đày, hay nói đúng hơn ông tự đày đọa mình, không khác gì một tù nhân khổ sai trong chính căn nhà mình.

Cù Mai Công - Ông Tạ, trận địa cuối cùng dữ dội nhất trước cửa ô Sài Gòn ngày 30-4-1975


Đa số dân Ông Tạ theo đạo Công giáo. Tiếng cầu kinh vang đều đều nhiều nhà theo tiếng đạn pháo mỗi lúc mỗi tăng dần. Cách nhà tôi một căn là nhà ông bà Vinh, con ông bà cụ chánh Kiểm, từ rạng sáng 30-4, tiếng cầu kinh cả gia đình cất lên to hơn mỗi khi có tiếng pháo vang rền gần đó…

1. Ông Tạ giữa tâm bão lửa ba trọng điểm ở Sài Gòn của Quân Giải phóng

Thực tế từ chiều 29 cho đến rạng sáng 30-4, đạn pháo kích đổ xuống phi trường Tân Sơn Nhứt dồn dập hơn. Bom rơi đạn lạc. Đã có người chết khi ở gần hẻm 158 Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), cách nhà tôi chừng trăm mét (nay là con đường nhỏ cặp bờ kè kinh Nhiêu Lộc).

Cù Mai Công - Ông Tạ những ngày trước 30-4-1975


Tháng 4-1975, như Sài Gòn-Gia Định, Ông Tạ - "thủ phủ" Bắc di cư 54 của Sài Gòn, thậm chí cả miền Nam - căng thẳng theo tin chiến sự dồn dập. Ngay mấy đứa nhóc cũng phải chú ý khi cha mẹ, anh em, hàng xóm... ai cũng chỉ nói chuyện này. Đi học, bạn bè cũng toàn chuyện thời sự, dù mới lớp Sáu, lớp Bảy...

Có một điều gì đó "long trời lở đất" sắp xảy ra !

Nhưng bom đạn tháng 4-1975 thật sự hiện ra sờ sờ trong mắt chúng tôi là sáng 8-4-1975. Năm đó tôi học lớp Bảy trường trung học Tân Bình (nay là trường Nguyễn Thượng Hiền) ở ngã tư Bảy Hiền. Khối lớp Sáu, Bảy học buổi chiều. Buổi sáng bình yên không còn khi nghe tin máy bay ném bom Dinh Độc Lập.

Quan Dương - Khi nhìn lại một tấm hình


Ngày 30/04/75 cách đây đúng 46 năm, sau khi ông Dương Văn Minh nhân danh Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố đầu hàng vô diều kiện với phe cộng sản Bắc Việt, thì có một nhiếp ảnh gia nào đó đã chụp tấm hình “ CỞI BỎ QUÂN PHỤC “ trên đường ven đô Sài Gòn.

Trong tấm ảnh là những đôi giày trận, những bộ quân phục của người lính Việt Nam Cộng Hòa cởi bỏ lại.

Đã 46 năm một cuộc chiến bị thế giới bỏ quên. Những người đã chết vì hai chữ tự do sau ngày bi thảm đó hiện nay đang được những người còn sống kêu gào hãy chôn sâu vĩnh viễn vào nấm mồ quá khứ.

Thơ Lê Đức Dục


...đc dăm câu chuyn ngày xưa cũ

ai người tun tiết ai tranh công

ai m hoang lnh xương lưu lc

ai áo thêu hoa chm phượng rng

 

ai va thng cuc biên ngay sách,

ngi ca thao lược ca chính mình

kìa ai danh tướng ngi im phc,

cùng trang nht ký tng hành dinh