vendredi 25 décembre 2020

Trần Đức Anh Sơn - Một năm có mấy mùa ?


Một ngày nọ, Khổng Tử đang đọc sách ở nhà trước thì nghe tiếng tranh cãi ồn ào ở ngoài sân, mỗi lúc một to hơn. Thấy vậy, Khổng Tử bèn đi ra xem, mới biết là đang có tranh luận giữa một học trò của ông với một vị khách lạ.

Vị khách ăn vận rất khác thường: trang phục toàn một màu xanh lá, sắc mặt cũng xanh.

Lúc này, vị khách đang chất vấn người học trò của Khổng Tử. “Nghe nói ngài là học trò của Khổng Tử, chắc là học vấn của ngài phải cao lắm. Vậy thì ngài cho ta hỏi: một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài. Còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta”.

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.12.2020


 

jeudi 24 décembre 2020

Nguyễn Chương Mt - Người Sài Gòn đón Noel

 


1.

Joe đặt chân đến Việt Nam suýt soát cũng gần sáu năm, biết nói tiếng Việt, phát âm theo “giọng Sài Gòn”. Năm ngoái, trước thềm đón Noel, Joe và tôi ngồi cà phê trong một xóm mà người ta quen gọi là “xóm đạo” ở ngã ba Ông Tạ.

Bản nhạc “Đêm Thánh vô cùng” du dương, dìu dặt lan tỏa khắp quán. “Silent night, holy night. All is calm, all is bright...”, khoảng cách xa vời vợi giữa quê hương Tân Tây Lan (New Zealand) của Joe với miền đất phương Nam nhiệt đới này thoắt chốc biến mất. Ấm áp và thanh bình. Vâng, đó là ước mơ muôn thuở và muôn nơi của nhân loại. Thật tuyệt, khi nghe đi nghe lại lời ca, “Sleep in heavenly peace. Sleep in heavenly peace”.

Và rồi, “Bài Thánh ca buồn” được chủ quán bật lên. “Bài Thánh ca đó, còn nhớ không em? Noel năm nào chúng mình có nhau…”, hay đến mức hút hồn.

Bùi Đình Thăng - Lam Phương


Tango là một thể loại rất khó viết nhạc. Nên các nhạc sĩ sau khi thành danh thường sẽ dành thời gian và tâm huyết để viết cho ra một bài tango để chứng tỏ tài nghệ.

Một trong những bản tango nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam - « Kiếp nghèo » - được Lam Phương viết năm 17 tuổi.

Ngày ấy, chàng trai mang tên Lâm Đình Phùng sống với người mẹ đơn thân trong căn nhà xập xệ ở Đa Kao. Nửa đêm mưa lớn, từ mấy lỗ dột nước tuôn xuống như suối, chàng cảm tác viết ra luôn bản “Kiếp nghèo”. Giai điệu tango vui tươi dìu dặt, nhưng lời ca thì buồn tả tơi. Và từ đó, huyền thoại Lam Phương bắt đầu.

Đặng Đình Mạnh - Câu chuyện về « Ngài » từ sau song sắt


Đôi lời : Luật sư Đặng Đình Mạnh và nhiều người đã ngạc nhiên. Nhưng thật ra anh Phạm Chí Dũng, một người không có đạo và là cựu đảng viên, vẫn thường xuyên đi nhà thờ cầu nguyện. Bức ảnh chân dung này được vẽ lại từ tấm hình do Thụy My chụp anh Phạm Chí Dũng trên bậc thềm một nhà thờ ở Phú Nhuận (nhiều nơi đã đăng lại mà không đề tên tác giả).

Số 4 Phan Đăng Lưu.

Chỉ đôi chữ ngắn ngủi như vậy, chắc nhiều bạn đã biết tôi nói đến nơi giam giữ những nghi can chính trị ở Sài Gòn. Và cũng là nơi phát sinh ra câu chuyện mà tôi sẽ kể hầu các bạn nhân dịp Giáng sinh.

Một ngày trung tuần tháng 11, tôi vào nơi này làm việc với ông Phạm Chí Dũng, nguyên là chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, tổ chức báo chí tư nhân đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam kể từ thời điểm tháng 04/1975 cho đến nay. Ông bị bắt giữ, cáo buộc về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” (gọi tắt) theo Bộ Luật Hình sự hiện hành.

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.12.2020


 

Bùi Văn Thuận - « Tao nhân » nhất định không thấy Trump vây Trung cộng


Anh Chum đập thằng Tàu cộng mấy năm nay. Đa số người Việt trong nước thấy điều đó. Báo chí cũng thấy Chum đập Tập cộng.

Tàu cộng thì són đái ra quần, xuống nước hạ giọng, năn nỉ ỉ ôi đủ đường. Cào mặt ăn vạ cũng có, đe "trả đũa" cũng có, xin xỏ xuống nước cũng có.

Nhưng càng cựa ông Chum càng đập ! Thuế má anh ấy đập, đưa hàng trăm công ty vào danh sách cấm làm ăn, trừng phạt. Anh ấy làm cho làn sóng các công ty lớn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc... Trump còn từ mặt các tổ chức quốc tế mà Trung Quốc đã thao túng từ trước.

Jimmy Nguyen Nguyen - Lam Phương


Năm nay tui có bài viết về những người nổi tiếng đã qua đời khá nhiều. Phải dùng từ "đắt hàng" mới chuẩn. Hầu như tháng nào cũng có, không Việt Nam thì thế giới. Định gác bút nghỉ lễ thì bác Lam Phương mất. Bác ráng thêm mấy ngày nữa để đón Noel và Tết mà không được. Tội nghiệp.

Phải nói mấy người già như tui, nghe tin ai mất là "run" lắm. Cái tuổi này bạn bè cứ lai rai, năm nào cũng vài em. Khác với mấy chục năm trước, năm nào cũng dự đám cưới.

Tui về Việt Nam, trước tiên đi thăm người thân và bạn bè. Nhiều khi không liên lạc nên đâu biết, hỏi đứa cháu ông nội đâu rồi, nó chỉ lên bàn thờ. Tui năm nay 66, bạn bè có đứa mất từ 50, 55. Bây giờ y tế tiến bộ, vậy mà nghe Chí Tài mới 62 mà ra đi, tui cũng "ớn càng" quá xá. Thôi cứ nói tại số cho rồi.

Đỗ Trung Quân - Vẫn lại là Lam Phương


Đấy là một hiện tượng, không chỉ là vấn đề tiền bạc mà có lẽ trong lịch sử âm nhạc miền Nam hiếm có lần thứ hai.

Nhân vật tạo thành hiện tượng có một không hai ấy từ một nhạc sĩ có tên Lam Phương.

Chỉ riêng ca khúc “Thành phố buồn“ (1970)  đã mang về cho ông số tiền bản quyền chưa tùng có với mọi nhạc sĩ kể cả Phạm Duy [nếu chỉ nói riêng của một ca khúc]. Hãy hình dung dễ hiểu, năm 1970 một chiếc Hoda Dame Nhật mới toanh nhập về Việt Nam nguyên thùng giá 30.000 đ /VNCH thì bản quyền của Lam Phương thu về với băng, dĩa ghi âm của “Thành phố buồn“ là 12 triệu đ/VNCH.

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.12.2020


 

mercredi 23 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Chuyện Chế Linh hát nhạc Lam Phương và bị thành tên phản động !


Vừa online lại Facebook thì thấy tin nhạc sĩ Lam Phương từ trần. Tại miền Nam thì tên tuổi của ông, ca khúc của ông ai cũng biết. Thôi nhắc một chuyện liên quan về ca khúc Thành Phố Buồn đã khiến ca sĩ Chế Linh bị giam 18 tháng.

Câu chuyện Chế Linh dám hát Thành Phố Buồn trên sân khấu trong thời điểm hát nhạc Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được cho là phản động, có nhiều người kể nó xảy ra tại nhiều sân khấu không khớp nhau. Mùa hè vừa rồi, trong chương trình Jimmy Show tại Mỹ, chính ca sĩ Chế Linh lần đầu tiên kể chi tiết về cuộc sống của ông sau ngày 30 tháng 4 và cả câu chuyện này.

Theo đó, sau năm 1975, tất cả các bài nhạc sáng tác tại miền Nam trước đó đều bị cấm. Chế Linh có đi “hát chui” một vài nơi, nhưng chỉ hát được những bài “nhạc đỏ” như bài gì... có con bồ câu trắng ! (Tự Nguyện).

Huỳnh Duy Lộc - Nhạc sĩ Lam Phương từ trần


Nhạc sĩ Lam Phương đã nhập viện cấp cứu ở bệnh viện thành phố Fountain Valley, bang California vào trung tuần tháng 12.2020 khi chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng. Ông vừa từ trần vào ngày 22.12.2020 (giờ Mỹ) ở tuổi 83.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Rạch Giá, là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Cha ông sớm bỏ về Saigon mưu sinh, và cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn nên chính ông cũng phải về Saigon khi mới 10 tuổi, tìm một công việc để phụ giúp gia đình. Ông tự học nhạc lúc 13 tuổi và bắt đầu sáng tác từ năm 15 tuổi, may mắn có được hai người thầy hướng dẫn là nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương.

Ông đã sáng tác trên dưới 200 nhạc phẩm, từ nhạc phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” (năm 1952) cho đến khi lâm trọng bệnh vào năm 1999. Nhạc của Lam Phương đa dạng về thể điệu và đề tài: tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi, tình quê hương, người lính… Và nguồn cảm hứng sáng tác của ông rất chân thực, xuất phát từ chính cuộc đời ông hay cảm nhận về cuộc đời của người thân và bạn bè.

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Lam Phương qua đời


Tin từ Mỹ cho hay, nhạc sĩ Lam Phương, cây đại thụ của nền âm nhạc tự do miền Nam Việt Nam, đã qua đời vào tối 22/12 tại Cali, ở tuổi 83.

Từ nhiều năm nay, ông phải ngồi xe lăn, sức khỏe ngày càng yếu. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng hoạt động, qua việc nhận những cuộc phỏng vấn hay ghi hình ở tư gia vào những lúc có thể.

Nhạc sĩ Lam Phương vốn là người gốc Hoa, theo gia đình lưu lạc đến Rạch Giá, cuộc sống rất khó khăn. Năm 10 tuổi, ông được gửi lên Saigon để đi học, may mắn lại gặp được hai nhạc sĩ hướng dẫn là nhạc sĩ Lê Thương và nhạc sĩ Hoàng Lang. Năm 15 tuổi đã bắt đầu sáng tác.

Lưu Trọng Văn - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và... ngòi nổ


Tối qua, 22.12 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ động trao đối bằng điện đàm với tổng thống Trump về việc Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) đang tiến hành điều tra chính sách tiền tệ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam theo điều khoản 301 của Luật thương mại năm 1974 của Mỹ.

Mỹ có thể trừng phạt kinh tế Việt Nam với việc áp thuế cao lên hàng hóa của Việt Nam. Đây là một nguy cơ lớn ảnh hưởng đến đời sống người Dân Việt.

Ngòi nổ phải tháo !

Bông Lau - Những người được ưu tiên chích ngừa


Thuốc chủng ngừa Covid-19 thứ hai có tên là Moderna đã được FDA chấp thuận vào ngày 18 tháng 12 vừa qua. Thuốc này đang được phân phối đồng loạt tới 50 tiểu bang Hoa Kỳ.

Một số người cho rằng thuốc vaccine Moderna tốt hơn thuốc Pfizer. Moderna chỉ đòi hỏi 20 độ C âm thay vì 70°C âm như của Pfizer, do đó điều kiện bảo quản và phân phối tới những nơi hẻo lánh dễ dàng hơn.

Thuốc vaccine Covid-19 thứ ba của Hoa Kỳ là J & J (Johnson & Johnson) còn có tên là Janssen sẽ ra lò vào tháng Giêng tới. Đặc biệt thuốc này chỉ cần tiêm một mũi duy nhứt chớ không phải hai mũi cách nhau 21 ngày như Pfizer và Moderna. Sau Johnson & Johnson sẽ còn khoảng ba loại thuốc chủng ngừa Covid-19 khác sẽ ra đời trong thời gian tới.

Hoàng Hải Vân -Vô liêm sỉ


Cả một hệ thống, bao gồm các tập đoàn từ chính khách đảng dân chủ đến đám tài phiệt (hưởng lợi từ chính phủ phình to), Big Media, Big Tech... đã không làm bất cứ việc gì ra hồn để chống dịch Vũ Hán, mà chỉ lợi dụng dịch để đổ lỗi cho Trump và chính quyền Trump.

Bọn họ liên tục bài bác việc ông Trump tuyên bố trong năm nay sẽ có vaccine, thậm chí còn tìm cách ngăn cản việc phê duyệt vaccine trước bầu cử. Và cố tình thông báo cho dân chúng biết, nếu vaccine mà được phê duyệt dưới chính quyền Trump thì vaccine đó cũng không đáng tin cậy.

Trong khi Trump và chính quyền của ông đã tập trung chống dịch đúng hướng, bằng cách đầu tư để làm cho được vaccine chứ không đóng cửa nền kinh tế, vì người chết do nền kinh tế đóng cửa sẽ vô cùng khủng khiếp. Chính quyền Trump hoàn toàn không “ép” các nhà khoa học và cơ quan thẩm định phải công bố vaccine trước ngày bầu cử như bọn họ đã cố tình muốn gán cho ông.

Jimmy Nguyen Nguyen - Noel và hy vọng


Năm nào tui cũng có bài viết về ngày Noel. Nó là ngày lễ cuối cùng trong năm được nghỉ, được thảnh thơi ôn lại chuyện đã qua. Nhớ những gì vui và những gì buồn.

Thường thì nhớ những nỗi buồn vì ngày vui qua mau. Nên để hướng về năm mới, ai cũng có những niềm hy vọng.

Tiểu bang Vic nơi tui ở đã có một năm thành công chống lại bệnh dịch. Chính phủ chi tiền rất nhiều để nó được thành công như trợ cấp và xét nghiệm. Hỏi các bạn bè bên châu Âu và bên Mỹ, họ không được bằng Úc. Nơi đây cá nhân không thể đi làm được giúp đỡ, cả công ty hoặc người buôn bán nhỏ cũng được giúp nên bà con yên tâm nằm nhà.

Nguyễn Văn Tuấn - Trình độ học vấn của các bộ trưởng Việt Nam


Hôm qua họp mặt bạn bè trong quán cà phê, một anh bạn nhận xét rằng trình độ học vấn của các bộ trưởng Việt Nam rất cao so với nội các Úc.

Tôi về nhà đếm lại thì thấy quả đúng vậy: hơn 50% bộ trưởng Việt Nam có bằng tiến sĩ, và con số này trong nội các Úc là 0.

Mời năm trước, tôi tò mò tính toán trình độ học vấn của các bộ trưởng Việt Nam và thấy họ có trình độ rất cao. Lúc đó, nội các chánh phủ Việt Nam  có 26 thành viên, và có những đặc điểm như sau:

Thái Hạo - Hỏi đường ở Sài Gòn


Người thanh niên trong hình là một Graber, anh ta đang tra điện thoại để chỉ đường cho tôi lúc tôi xà quần giữa Sài Gòn rối tung để tìm cách về nhà.

Trước đó, anh ấy bảo "Anh dắt xe vào chỗ mát đã, để em "sợt", chứ em cũng không chắc".

Sau khi coi điện thoại, anh ấy bắt đầu chỉ cho tôi bằng giọng Sài Gòn thân tình và dễ chịu. Cảm ơn và lên đường, chạy được một đoạn xa thì lại thấy anh ta xuất hiện ngay bên cạnh và quay qua nhìn tôi bằng ánh mắt mỉm cười rồi chỉ tay về phía trước và phóng đi.

mardi 22 décembre 2020

Tuấn Khanh - Nhạt nhòa ký ức Giáng sinh


Vô tình nhìn thấy một tấm hình trên internet nhắc về mùa Giáng sinh cuối cùng, 1974, trước khi kết thúc những ngày tháng cuối cùng của một thể chế tại miền Nam.

Hình ảnh cũ bao giờ cũng có một giá trị thật đặc biệt với những người, đã đi qua thời gian đó.

Vài người bạn im lặng nhìn, và đột nhiên, mỗi người nhắc về một ký ức Giáng sinh nào đó của mình. Một anh nói, Giáng sinh kế tiếp của anh là ở vùng kinh tế mới. Một người khác thì nói Giáng sinh nhiều năm sau đó, là giấc mơ ra biển thành công.