mardi 19 mai 2020

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc

Toàn cảnh khu công viên công nghệ cao ở Louvain-la-Neuve (Bỉ), nơi đặt trụ sở Trung tâm công nghệ Bỉ-Trung Quốc được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014. © Wikipedia
Đăng ngày:


Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.

Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.

lundi 18 mai 2020

Mai Quốc Ấn - Quản trị quốc gia kiểu « ngây thơ »



“Người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000 hecta đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức : thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong báo cáo trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây.

Hầu hết các lô đất thuộc « sở hũư » của người Trung Quốc đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ ». (Trích Tuổi Trẻ)

Hai năm trước, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói trước Quốc hội: “Người nước ngoài không có quyền mua đất trên đất nước ta, nên nếu đại biểu biết có việc người nước ngoài mua đất dọc bờ biển thì thông tin cho tôi.” Trước khi ông Trần Hồng Hà phát ngôn câu ấy, người dân và báo chí đã phản ánh không ít về tình trạng này.

dimanche 17 mai 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Bán đất cha ông cho Trung Quốc: Khi nào thì những tên tội đồ phải đền tội?


Khu đô thi Our City của người Trung Quốc ở Hải Phòng. Ảnh Tiến Thăng/Báo Tuổi Trẻ

"Người Trung Quốc đang sở hữu hơn 162.000 ha đất biên giới, ven biển thông qua hình thức lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt mua đất. Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây" (báo Tuổi trẻ online đăng hôm nay).

Có 149 doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất biên giới của 22 tỉnh, thành phố tính đến hết tháng 11/2019. 

Ác ôn là ở các vùng biên, cửa biển, nấp bóng dưới các khu du lịch nhà hàng, khách sạn, du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, Hải Phòng 16 trường hợp, Quảng Ninh 17, Đà Nẵng 22, Bình Định 9, Bình Thuận 5, Hà Tĩnh 5. Dĩ nhiên, những công ty Trung Quốc núp bóng để mua đất thế này, đều được các cơ quan chức năng thẩm định và cấp phép.

Hoàng Điệp - Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị?



Vụ án Hồ Duy Hải càng ngày càng nhiều chuyện ly kỳ.

Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị?

Vụ án Hồ Duy Hải đến giờ lại phát sinh ra anh Hữu Nghị hay Văn Nghị. Anh Nghị ở Long An hay ở Tiền Giang? Thông tin công an Long An cung cấp hôm qua cho báo chí khiến nhiều người bất ngờ vì ngay cả kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng không biết người này tên là Nguyễn Hữu Nghị, đến quyết định giám đốc thẩm cũng ghi là Nguyễn Văn Nghị. Bất ngờ Công an bảo là Nguyễn Hữu Nghị.

Ừ thì Hữu Nghị.

Quang Vĩnh - Tìm Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị


Người hiếu kỳ trước Bưu điện Cầu Voi sau khi xảy ra vụ án. Ảnh Trương Châu Hữu Danh

TÌM NGUYỄN VĂN NGHỊ HAY NGUYỄN HỮU NGHỊ QUA CƠ CHẾ LÀM VIỆC GIỮA BÁO CHÍ VÀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Tôi không trở lại hiện trường để tìm Nguyễn Văn Nghị (ở Tiền Giang) hay Nguyễn Hữu Nghị (ở Long An). Nhưng kinh nghiệm 36 năm phụ trách lĩnh vực này, tôi tìm Nghị qua cơ chế làm việc giữa cơ quan báo và cơ quan điều tra (CQĐT):

- Hầu hết các vụ án, đặc biệt các vụ án mạng - tất cả diễn tiến, lời khai của nghi can, của người làm chứng...khi án mạng mới xảy ra, đều do CQĐT cung cấp cho báo chí. Điều tra trực tiếp và độc lập của các nhà báo đều không thể tiến hành, vì hiện trường, vật chứng gây án, dấu vân tay...đều nằm trong tay CQĐT (có lúc nhà báo sai, bị xử lý cũng đều do thông tin dẫn dắt từ CQĐT nhưng cơ quan báo thiếu cẩn trọng).

- Những vụ án mà báo chí tham gia phản biện là khi đã có kết luận điều tra - các nhà báo có thể tìm thấy nhiều diễn tiến không hợp logic. Hoặc khi Viện Kiểm sát ra cáo trạng, các nhà báo có thể thấy có nhiều điều mâu thuẫn với kết luận điều tra...

Nguyễn Ngọc Chu - Phục hồi kinh tế sau Covid-19 bắt đầu từ đâu ?


Các tiệm buôn mở cửa lại tại Saigon ngày 25/04/2020. Ảnh Reuters

Làm thế nào để phục hồi nền kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh sau Covid-19 là vấn đề quan tâm bậc nhất cho những nhà quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay. Muốn có biện pháp đúng thì trước hết phải đánh giá đúng tình hình. Trước hết là từ bình diện quốc gia.

I. COVID 19 – ĐIỂM GÃY CHUYỂN HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI 

Đại dịch Covid-19 là điểm gãy trên đồ thị phát triển của nhân loại. Sau Covid-19, đồ thị phát triển của nhân loại đổi hướng. Có thể ví thời kỳ dịch Covid-19 diễn ra chính là một cuộc sinh nở. Sau Covid-19 là thời kỳ sau sinh nở.

Với Việt Nam, sau Covid-19 là một cơ hội mới chưa bao giờ từng có trên bàn cờ chính trị và kinh tế thế giới. Ở đó, Việt Nam đang có cơ hội chơi một sân chơi mới với vai trò mới quan trọng hơn. Vấn đề nằm ở chỗ - là Việt Nam nhìn thấy cơ hội và không bỏ lỡ cơ hội. Trước hết, hãy nhìn cho rõ cơ hội.

samedi 16 mai 2020

Quang Vĩnh - Không nên chấm dứt mạng sống của Hồ Duy Hải trong tình trạng chưa thật rõ ràng như vậy !



Sáu năm trước, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP.HCM (giai đoạn 1992 – 1995), từng gọi điện xin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho lệnh tạm hoãn thi hành án tử hình vào phút 89 đối với Hồ Duy Hải.

Cuộc gọi điện thoại của ông Tư Tạo (tên thường gọi của luật sư Trần Văn Tạo) và lệnh hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải của Văn phòng Chủ tịch nước đã khiến biết bao người tin tưởng, mong chờ một trang mới mở ra cho vụ án ly kỳ trong lịch sử tư pháp nước nhà.

...Tôi không biết Hồ Duy Hải có oan hay không, nhưng đã không có chứng cứ chứng minh tội phạm, tố tụng sai, mà mang một người đi tử hình, sau này nếu sai, chúng ta không sửa được! Theo quan điểm của tôi, muốn định tội Hồ Duy Hải một cách thuyết phục, bắt buộc phải điều tra lại từ đầu. Phải khắc phục ngay từng sai sót trong tố tụng.

Trịnh Hồng Thọ - Câu chuyện oan hồn giải án



Các anh chị và các bạn thân mến,


Bây giờ là 0 giờ ngày 13/5 giờ Cali, (2 giờ chiều giờ Việt Nam).


Thật tình cờ khi tôi viết những dòng này đúng thời khắc đã xảy ra chuyện kỳ diệu cách đây 3 ngày. Chỉ có một việc tôi cố ý, đó là chọn đúng vị trí cũ, để kể cho mọi người nghe một câu chuyện khó tin nhưng có thật.

Câu chuyện tôi dự định kể có thể gồm từ 4 tới 5 phần:

Nguyễn Xuân Diện - Cần khởi tố ngay ít nhất 5 vụ án



CẦN KHỞI TỐ NGAY, ÍT NHẤT 5 VỤ ÁN ĐỂ LÀM RÕ MỌI CHUYỆN:

1- Vụ án vi phạm nghiêm trọng pháp luật của phiên tòa Giám đốc thẩm.

2- Vụ án Che giấu tội phạm trong quá trình điều tra làm án và xử án sơ thẩm, phúc thầm và giám đốc thẩm.

Chu Mộng Long - Đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao sửa lỗi



Thông báo số 245/CQCSĐT của Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Long An do Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Trung tá Nguyễn Sơn ký ngày 14 tháng 6 năm 2016 gửi trả lời đơn thư tố giác tội phạm của bà Nguyễn Thị Loan có đính chính: "Quá trình điều tra vụ án, không có ai tên Nguyễn Văn Nghị như trong đơn bà tố cáo". 

Thông báo ghi rõ: nghi phạm đó có tên là Nguyễn Hữu Nghị từng được Cơ quan CSĐT Long An triệu tập để thẩm tra và xác minh.

Sáng 15/5/2020, Đại tá Phạm Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho phóng viên Báo Giao thông biết, đối tượng mà báo chí trước đó viết là Nguyễn Văn Nghị có tên là Nguyễn Hữu Nghị. 

Nguyễn Hữu Nghị: "Tôi không liên quan vụ án Bưu điện Cầu Voi..."


Đường đến nhà anh Nguyễn Hữu Nghị.

(GT 16/05/2020) Nguyễn Hữu Nghị - người bị công an triệu tập khi xảy ra vụ án sát hại 2 cô gái tại Bưu điện Cầu Voi nói gì khi được hỏi sự việc 12 năm trước?

Ngôi nhà bình yên cách mặt lộ 10m

Chiều tối 15/5, PV Báo Giao thông tìm đến nhà anh Nguyễn Hữu Nghị tại xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, Long An. Nghị là người được dư luận nhắc đến nhiều trong mấy ngày qua do từng bị triệu tập trong vụ án 2 cô gái bị sát hại tại Bưu điện Cầu Voi năm 2008.

Báo Giao thông đã có bài phỏng vấn lãnh đạo Công an Long An và được xác nhận Nguyễn Hữu Nghị đang ở Long An, làm nghề bán bảo hiểm và chưa từng ra nước ngoài định cư như một số thông tin thất thiệt trên mạng.

Ngô Nguyệt Hữu - Chuyện Hồ Duy Hải



Thông tin về vụ việc này, tôi nghĩ ai cũng đã rõ nên không dẫn lại.
 

Tựu trung, mâu thuẫn giữa Tòa án Nhân dân Tối cao và dư luận chính là:

1. Dư luận muốn thực thi cụm từ “trọng chứng hơn trọng cung”.

2. Tòa án Nhân dân Tối cao muốn tuyên án vì “có sai sót điều tra tố tụng nhưng vụ án đúng bản chất”.

Diễn biến mới vụ án Hồ Duy Hải: Nguyễn Văn Nghị thực ra là... Nguyễn Hữu Nghị (?)




Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Đình Việt

(DV 15/05/2020) Ngay sau khi báo Dân Việt đăng bài xung quanh nghi can "Nguyễn Văn Nghị" trong vụ án Hồ Duy Hải, chiều ngày 15/5, nguồn tin riêng đã cho PV Dân Việt cho biết, người liên quan đến vụ án này tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, trú ở TP.Tân An.


Thông tin cho biết, sau khi vụ việc được phản ánh trên Dân Việt, cơ quan chức năng tỉnh Long An đã khẩn trương cho biết rằng, người từng liên quan đến vụ án này tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân An (Long An) chứ hoàn toàn không phải là "Nguyễn Văn Nghị, sinh 1979, thường trú ấp Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang", như các văn bản của các cơ quan luật pháp và báo chí thông tin trong suốt ... gần 13 năm qua.

Nguyễn Hữu Nghị từng bị triệu tập lên cơ quan công an để lấy lời khai, nhưng đã chứng minh được mình ngoại phạm, không liên quan vụ án nên cơ quan điều tra (CQĐT) không đưa vào hồ sơ vụ án.

Vụ án Hồ Duy Hải: Lật tung hộ khẩu gần 4.000 hộ dân, chưa tìm ra lai lịch Nguyễn Văn Nghị



Bưu cục Cầu Voi ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An vẫn cửa đóng, then cài, bỏ hoang trong suốt gần 13 năm qua. Ảnh: Đình Việt

(DV 14/05/2020) Ngày 13/5, PV Dân Việt đã về xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - nơi được cho là Nguyễn Văn Nghị thường trú. Tuy nhiên, tung tích người này vẫn bặt vô âm tín.

Vụ án tử tù Hồ Duy Hải tiếp tục làm "nóng" dư luận, khi một "điểm mờ"trong vụ án là Nguyễn Văn Nghị hoàn toàn biến mất trong hồ sơ vụ án. Ngày 13/5, PV Dân Việt đã về xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - nơi được cho là Nguyễn Văn Nghị thường trú. Tuy nhiên, tung tích người này vẫn bặt vô âm tín.

Nguyễn Văn Nghị - "điểm mờ" trong vụ án Hồ Duy Hải

Thật vậy, trong toàn bộ hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải hết sức phức tạp, ngồn ngộn các chi tiết, tình tiết, con người, thời gian kéo dài gần 13 năm...; nhưng những gì liên quan đến đối tượng Nguyễn Văn Nghị - nghi can số 1 trong những ngày đầu xảy ra vụ án - đều thể hiện rất ít ỏi, kể từ khi Hồ Duy Hải tra tay vào còng.

Hoàng Hải Vân - Phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã vi phạm điều nào trong bộ luật tố tụng hình sự ?



Thứ nhất, phiên tòa này là do Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao làm Hội đồng xét xử. 

Theo quy định tại khoản 5 Điều 382 Bộ Luật TTHS thì trường hợp này được áp dụng đối với bản án có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của phiên tòa giám đốc thẩm bằng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án được quy định tại khoản 4 điều này. 

Nhưng nếu tôi không nhầm thì không có phiên giám đốc thẩm nào được mở theo khoản 4, cho nên chỉ có thể nói đây là bản án “có tính chất phức tạp”. 

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Tòa tối cao vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội vụ Hồ Duy Hải



(MTG 14/05/2020) Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng vừa có văn bản gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nội dung thư về vụ án Hồ Duy Hải.

Vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội

Theo ông Nhưỡng, ngày 8.5.2020 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) tuyên án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải đã gây nên sự bức xúc rất lớn trong xã hội.

Cử tri và người dân khắp cả nước, trong đó có cả những nhà chuyên môn nguyên là thẩm phán TANDTC, chuyên gia luật, giáo viên… đều cho rằng, với những chứng cứ và lập luận mang tính chủ quan, áp đặt, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã phán quyết đồng tình với hai bản án bị dư luận phản đối mạnh mẽ hơn chục năm, để dễ dãi kết án tử một con người.

Nguyễn Ngọc Chu - Bầu trực tiếp bí thư huyện ủy, bước tiến khích lệ



1. LẦN ĐẦU TIÊN BÍ THƯ HUYỆN ỦY ĐƯỢC BầU TRỰC TIẾP TẠI ĐẠI HỘI 


Đài truyền hình VTV, tối hôm 13/5/2020, đã đưa tin về lần đầu tiên trong cả nước, Bí thư huyện ủy Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh được bầu trực tiếp tại đại hội. Đây là bước tiến quan trọng của tiến tình mở rộng dân chủ trong Đảng).

2. ĐIỀU CẦN TIẾP THEO LÀ PHẢI CÓ ỨNG VIÊN CẠNH TRANH 

Trong Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh khóa 2020-2025 chỉ có một ứng viên duy nhất là bà Nguyễn Thị Thu Hà – đương kim Bí thư huyện ủy khóa 2015-2020. Bà Nguyễn Thị Thu Hà được bầu với số phiếu 96,14% trên tổng số 256 đại biểu dự Đại hội. Số phiếu cao của bà Nguyễn Thị Thu Hà chính là do chỉ có một ứng viên duy nhất. 

vendredi 15 mai 2020

Bóng đen gián điệp Trung Quốc phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles


Ảnh minh họa : Cờ Malta và Liên hiệp Châu Âu tại La Valette. © Wikipedia/Masterdeis
Đăng ngày:


Đó là một vị trí quan sát trong mơ để theo dõi trung tâm quyền lực châu Âu ở Bruxelles. Nằm ở số 25 đường Archimède, đại sứ quán Malta, được gọi là « Dar Malta », nhìn sang tòa nhà kiên cố là trụ sở Ủy Ban Châu Âu. Ngay phía sau là đại bản doanh của Hội đồng Liên hiệp Châu Âu.

Từ năm 2007, một tòa nhà siêu hiện đại 9 tầng là nơi trú ngụ của đoàn đại biểu Malta và đại diện của nước này tại Liên hiệp Châu Âu (EU), cùng với một lãnh sự quán. Một địa chỉ có giá trị độc đáo. Nhưng theo tình báo Bỉ, đây còn là địa điểm lý tưởng cho hoạt động gián điệp.

Báo mạng Trung Quốc đòi cả chủ quyền Kyrgyzstan và Kazakhstan


Ảnh minh họa : Một mỏ vàng ở đông nam thủ đô Bishkek (Kyrgyzstan) được Trung Quốc khai thác. © REUTERS/Shamil Zhumatov
Đăng ngày:


Trang tuotiao.com có trụ sở tại Bắc Kinh gần đây đăng bài « Tại sao Kyrgyzstan không quay về với Trung Quốc sau khi giành được độc lập ? ». Tờ báo nói rằng dưới thời Thành Cát Tư Hãn, Kyrgyzstan với diện tích 510.000 kilomet vuông hoàn toàn thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nhưng sau đó lại lọt vào tay đế quốc Nga.

Trang web này có 750 triệu độc giả, và là nền tảng di động phổ biến nhất Trung Quốc.

Wolton: Các nền dân chủ dư sức đối đầu Trung Quốc như với Liên Xô cũ

Chân dung Tập Cận Bình tại quảng trường Thiên An Môn trong cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, ngày 01/10/2019. © REUTERS/Thomas Peter
Đăng ngày:


Đối với Trung Quốc, đại dịch virus corona đã trở thành một thứ vũ khí chính trị, được sử dụng theo nhiều cách. Chẳng hạn « ngoại giao khẩu trang », các biện pháp phòng chống được nêu cao như hình mẫu cho toàn thế giới, gởi các nhân viên y tế đến các nước, đặc biệt là châu Phi, tuyên truyền dồn dập, huy động mạng lưới ngoại giao lên án phương Tây là xuất xứ của thảm nạn…

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Paris để phản đối các bài viết vu khống, xúc phạm trên trang web của đại sứ quán. Tổng thống Emmanuel Macron công khai bày tỏ sự nghi ngờ về các tuyên bố của Bắc Kinh vào thời kỳ đầu cuộc khủng hoảng…Tất cả cho thấy các nền dân chủ không hề bị hoa mắt trước những trò múa may của Bắc Kinh.