jeudi 7 mai 2020

Nguyễn Công Khế - Tiễn anh, Vũ Đức Sao Biển về bên những đồi sim quê nhà


Nhạc sĩ, nhà báo Vũ Đức Sao Biển.

Nhạc sĩ, nhà báo Vũ Đức Sao Biển đã ra đi. Một người hiền từ, chăm chỉ, có một ca khúc để đời “Thu hát cho người“ và nhiều ca khúc khác được ưa thích. Có một thời gian dài, anh về làm việc với tôi và Báo Thanh Niên. 

Tôi nhớ, khi tòa soạn chuyển từ Trần Hưng Đạo về 248 Cống Quỳnh, lúc ấy căn nhà chưa được xây mới lại, phòng tổng biên tập sát bên phòng làm việc của anh. Ở kế đó, là khoảng trống, ngồi uống trà khi rảnh việc. 

Biết bao lần trò chuyện cùng anh. Chuyện đời, chuyện nghề, chuyện nhạc, chuyện Sài Gòn khi những chàng trai ngoài Trung bỡ ngỡ bước vào đây để học Đại học. 

Hoàng Nguyên Vũ - Vũ Đức Sao Biển, những điệu buồn xin để lại trần gian


Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển thuở "Thu, hát cho người".

Yên nghỉ nhé chú. Tình ấy, sống để dạ thác mang theo...

Vậy là nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã về cát bụi, bỏ lại hồng trần những vui buồn day dứt vào ca khúc để "thương những đời như lục bình trôi" vào cõi thẳm sâu. Một trong những nỗi day dứt đó, là người con gái tên Thu đầy ám ảnh trong ca khúc "Thu, hát cho người".

Bạn từng nghe ca khúc đó qua giọng ca khó có thể quên của nữ danh ca Lệ Thu một thời vang vọng ở các phòng trà Sài Gòn trước 1975. Nghe thì người ta nghĩ chắc nhạc sĩ viết về mùa Thu, nhưng thực sự, Thu trong ca khúc là một tên riêng, một cô gái có thật.

mercredi 6 mai 2020

Từ virus đến nguyên tử, mối liên hệ nguy hiểm giữa Pháp và Trung Quốc

Phòng thí nghiệm công nghệ cao P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán do Pháp giúp xây dựng. Ảnh chụp từ trên không ngày 17/04/2020. LOUISA GOULIAMAKI / AFP
Đăng ngày:


Con virus corona lọt ra từ phòng thí nghiệm P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán, nơi chứa những con virus nguy hiểm nhất thế giới như tổng thống Donald Trump đã nói ? Hoặc là từ phòng thí nghiệm P3 gần đó, cũng chuyên nghiên cứu về virus corona ? Hay là nó thoát ra từ phòng thí nghiệm P2 của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nơi tiến hành các cuộc nghiên cứu về virus corona trên loài dơi trong những điều kiện nhiều khi kém an toàn, nằm cách ngôi chợ thịt rừng Hoa Nam chỉ 300 mét ?

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Chủ nhật 03/05/2020 khẳng định « có đầy những bằng chứng » là con virus xuất xứ từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng không nói rõ phòng thí nghiệm nào. Ông cũng không trả lời câu hỏi liệu con virus có do Bắc Kinh cố tình phát tán hay không.

Từ phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đến nhà máy xử lý nhiên liệu nguyên tử

Lê Minh Hạ - Vũ Đức Sao Biển, tác giả « Thu, hát cho người » đã ra đi biền biệt


Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển

Một trong những nhạc sĩ viết hay nhất về mùa thu, tác giả của Thu, hát cho người đã đi về miền thu vĩnh hằng, trong một mùa trăng đang tròn, sau một thời gian sống với căn bịnh ung thư, ở tuổi 72.

Nhận tin này khi vừa qua nửa đêm, trăng khuya chờ rằm sáng hắt qua khung cửa, soạn bản nhạc mang âm hưởng Nam Bộ của ông ra nghe, Đêm Gành Hào nhớ điệu Hoài Lang mà nghe lòng minh mang quá.

Vũ Đức Sao Biển viết không nhiều lắm so với các nhạc sĩ khác. Nhạc của ông, tôi chỉ thích đúng 3 bài, nhưng thích hoài từ khi được nghe lần đầu tiên, cho đến tận bây giờ.

Quang Vĩnh - Kịch bản nào cho Hồ Duy Hải ?



Hôm nay, ngày 06/05/20 tại Hà Nội, bắt đầu phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án “tử tù Hồ Duy Hải”. Vậy là sau 12 năm, từ khi Hải bị tuyên án tử hình, vụ án được xem xét lại. Đây là phiên tòa được gia đình, các luật sư và dư luận chờ đợi, Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải, cùng dì ruột và em gái Hải đến cổng tòa từ rất sớm nhưng đứng ngoài phiên Tòa, chờ tin. 

Trao đổi với báo giới, bà Loan cho biết: Tôi không muốn kể nữa về những gian nan khổ cực trong suốt đoạn đường tôi kêu oan. Nước mắt tôi đã chan dài từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, chỉ có nước mắt cùng tôi những ngày tháng rất dài như vậy để chờ đợi phiên tòa giám đốc thẩm hôm nay, mong họ nhìn thấy khách quan, toàn diện về bản án oan sai của con trai tôi và trả lại công bằng cho con trai tôi. 

KỊCH BẢN NÀO CHO HỒ DUY HẢI?

Tôi không có đủ chứng cứ để tranh luận với tòa về lý lẽ đúng sai, việc đó có luật sư tại tòa tranh luận (LS Trần Hồng Phong chỉ được dự và trình bày đầu giờ sáng, khi Tòa tạm nghỉ thì LS Phong cũng thôi dự Tòa vì Hội đồng giám đốc thẩm thấy không cần thiết có mặt luật sư nữa).

Quang Vĩnh – Đừng để họ chết oan rồi đi giải oan !




Trong khi chờ đợi, xin đọc lại bài đã viết trên Facebook cá nhân ngày 4/12/2019 để có hệ thống vụ án Hồ Duy Hải.

MẠNG NGƯỜI VÀ CÔNG LÝ KHÔNG BAO GIỜ LÀ LOẠI THỨC ĂN NHANH!

Vào sáng 14.1.2008, cả nước bàng hoàng trước thông tin hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Số tiền 1,4 triệu đồng, một số điện thoại, sim card và nữ trang cũng biến mất khỏi hiện trường.

- Ngày 21/3/2008: Cơ quan điều tra (CQĐT) khởi tố và bắt tạm giam Hồ Duy Hải (23 tuổi, ngụ tại ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) với tội danh giết người, cướp tài sản.

Hoàng Nguyên Vũ - Một nỗi đau lớn về công lý đã đi vào lịch sử



Treo lơ lửng mạng sống một con người hơn 12 năm !

 Vụ án Hồ Duy Hải được ghi vào lịch sử ngành tư pháp là một trong những vụ án dài nhất thế kỷ, vắt kiệt quá nhiều nước mắt của những thân nhân nghi phạm. Thậm chí làm lỡ làng bao nhiêu cuộc đời, trong đó có em gái, có mẹ của Hải. 

Nếu oan sai (tôi dùng chữ "nếu"), thì chẳng biết ai sẽ trả lại cho Hải toàn bộ những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời một con người cùng danh dự Hải đã mất đi trong suốt hơn 12 năm ấy.

Lưu Trọng Văn - Phiên tòa của Lương tâm ông chánh án?



Ngày hôm nay chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trực tiếp ngồi trên ghế nóng xét xử vụ án nóng bỏng nhất và nhiều tai tiếng oan khuất nhất của nền pháp lý Việt Nam: vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

Tại sao ông chánh án Tòa tối cao này lại trực tiếp ngồi phán xử vụ án đầu tiên và có thể là duy nhất trong cuộc đời của một người từng là phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Điều tra, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao này?

Lương tâm?

Huỳnh Ngọc Chênh - Tui và vụ án Hồ Duy Hải



Ảnh Nguyễn Thúy Hạnh

Nếu không lầm thì tui là một trong số những người biết sớm nhất về vụ án bưu điện Cầu Voi, nạn nhân là hai cô gái trẻ bị giết chết thê thảm.

Vào đầu năm 2008, đêm đó tui trực tòa soạn, 20 trang báo đã lên khung chờ tui duyệt lần cuối để chuyển đi in. Lúc đó khoảng hơn 12 giờ khuya, tui đã duyệt xong hết và ký tên vào bản duyệt cuối cùng nhưng vẫn chưa cho bộ phận kỹ thuật chuyển đi vì nghe dưới ban Chính trị Xã hội (CTXH) báo lên có tin nóng giờ chót. 

Tin nóng đưa lên là vụ án hai cô gái bị giết thảm khốc tại bưu điện Cầu Voi. Tui đọc và biên tập rất kỹ, rồi rút đi một tin, để thay tin này vào.

Nguyễn Khả Thành – Có nói cũng chẳng được gì ?



Trong cuộc sống thấy một việc làm trái với lòng mình, trái với lẽ công bằng một số bạn thường nói, thôi đi nhậu cho vui, lo cho bản thân, gia đình mình là tốt rồi. Có nói cũng chẳng được gì. Nói chỉ làm cho người ta ghét, có khi còn bị bắt ở tù như vụ Đường "Nhuệ" ở Thái Bình. Nhưng đôi lúc không phải vậy.

Trong những năm đầu Hồ Duy Hải lâm vào cảnh tù tội (2008) và bị xử tử hình, lúc đó ông Nguyễn Hòa Bình từng là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an rồi Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao từ tháng 7/2011. Ai cũng biết ngoài chức năng công tố, Viện Kiểm sát còn kiểm sát luôn cả cơ quan điều tra trong quá trình điều tra cũng như của tòa án, trong việc xét xử các vụ án hình sự. 

Nhưng vào ngày mai cũng chính ông Nguyễn Hòa Bình (hiện nay là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao) làm chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về các tội “giết người”, “cướp tài sản” ở Bưu điện Cầu Voi tỉnh Long An. Cách nay 12 năm. (Thời gian dự kiến phiên giám đốc thẩm trong 3 ngày, từ 6/5 - 8/5). 

mardi 5 mai 2020

Biển Đông: Phương sách nào cho Việt Nam để đối phó với Trung Quốc ?



Nhà nghiên cứu Derek Grossman trong bài viết mang tựa đề « Đánh giá một số phương cách đấu tranh của Việt Nam trên Biển Đông » đăng trên The Diplomat ngày 05/05/2020 đã đặt câu hỏi, Hà Nội có những phương kế nào để chống lại Bắc Kinh ?

Chuyên gia Grossman nhận xét, thêm một lần nữa, Trung Quốc lại gia tăng các hành động hung hăng đối với Việt Nam trên Biển Đông.

Bắt đầu vào ngày 03/04/2020, một tàu hải cảnh Trung Quốc đã đánh đắm một tàu đánh cá Việt Nam ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Mười ngày sau đó, ngày 13/04, Trung Quốc lại triển khai chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 từng gây náo động năm ngoái, được dùng để quấy nhiễu giàn khoan quốc tế ở gần Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

lundi 4 mai 2020

Liệu Việt Nam có thể làm chủ tịch ASEAN thêm một năm nữa ?

Từ Hà Nội, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chào mừng các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN qua truyền hình về đại dịch virus corona, ngày 14/04/2020. © Manan Vatsyayana/Pool via REUTERS
Đăng ngày:


Trước khi các nhà lãnh đạo ASEAN tham gia hội nghị thượng đỉnh đặc biệt qua truyền hình về đại dịch virus corona ngày 14/04/2020, đã có nhiều nguồn tin nói với tác giả rằng Việt Nam, đương kim chủ tịch năm 2020, muốn kéo dài thời gian giữ vị trí này thêm một năm.

Đối với Việt Nam, đại dịch do con virus từ Vũ Hán đã phá hỏng niềm hy vọng đạt đến một sự thay đổi thực sự trong khối ASEAN năm nay. Cây bút Toru Takahashi trong bài viết đăng trên Nikkei Asian Review ngày 06/04/2020 đã chạy tựa « Một năm bị mất đi của Việt Nam ». 

samedi 2 mai 2020

Nguyễn Thông - Đảng



Một chính đảng (tổ chức chính trị) được sinh ra và hoạt động, điều đầu tiên là để đòi quyền lãnh đạo (không có đảng nào sinh ra chỉ để tụ tập chơi game cả), sau nữa là nhằm vào mục đích phục vụ cho đất nước, dân tộc, nhân dân. Nếu không có cái mục đích này, nó sẽ chết ngay khi chưa ra đời.

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp chẳng hạn), cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. 

Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Thâm lạm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho cái thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Phạm Thị Hoài - Những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên


Cảnh đốt sách ở Saigon tháng 5/1975.

(Trả lời phỏng vấn của Diễn đàn Thế kỷ)

Diễn đàn Thế kỷ: Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, dần dà chị có dịp tiếp xúc với đời sống miền Nam. Xin chị cho biết cảm tưởng chung của mình về đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng trên mảnh đất trước kia gọi là Việt Nam Cộng Hòa.

Phạm Thị Hoài: Tôi thuộc thế hệ lớn lên trong "chân lý không bao giờ thay đổi" rằng "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa với thủ đô Hà Nội và Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc gia hợp pháp duy nhất trên toàn bộ mảnh đất hình chữ S. Chính quyền Sài Gòn là bù nhìn. Rất lâu sau này tôi mới nghe danh xưng Việt Nam Cộng Hòa.

Lần đầu tiên tôi đến Sài Gòn là năm 1984, đi phiên dịch cho một đoàn khách Đông Đức sang dự hội thảo khoa học. Điều duy nhất của miền Nam mà tôi còn nhớ là khi xe dừng trước khách sạn Bến Thành, một bác vận giày da và đồng phục rất đẹp tiến tới mở cửa xe. Tôi chui ra, ríu rít "Cảm ơn bác ạ", nhưng chưng hửng trước một gương mặt đóng băng. Tôi tiện tay đóng cửa xe sau lưng.

Trần Đăng Khoa - Nhân 30-4 nhắc lại việc ông Thệ ông Tùng



Chuyện này tôi bàn đã lâu rồi. Nhiều người lại điện cho tôi hỏi chuyện ông Thệ ông Tùng, nhất là khi biết ông Tùng không được tuyên dương anh hùng trong khi ông Thệ thành anh hùng từ rất lâu rồi. Ông Bùi Quang Thận cắm cờ cũng đã được tuyên dương. 

Tôi nghĩ ông Tùng có đóng góp rất lớn, người thảo thư đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Mimh, thảo thư chấp nhận đầu hàng và trực tiếp đọc lời chấp nhận đầu hàng thay mặt Quân giải phóng. Tất cả đã rõ. Ông Tùng có được là anh hùng hay không giờ không còn quan trọng nữa. Vì ông đã thực sự là người anh hùng trong lòng dân rồi. Ông Tùng đã thành tượng đài bất tử trong lòng dân từ rất lâu rồi. Bây giờ ông lại càng được dân yêu hơn, thương hơn. Điều ấy mới khó. Tôi xin đưa lại bài đã in mà rất nhiều người đã chia sẻ.

HẦU CHUYỆN ÔNG THỆ

Ông Thệ là ông Phạm Xuân Thệ, Trung tướng, cựu Tư lệnh Quân khu I, anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Sở dĩ tôi muốn được hầu chuyện ông, cũng vì cách đây ít ngày, ông có tìm đến gặp nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đưa đơn kiến nghị về việc “ông Trần Đăng Khoa đã viết bài Sự thật về người viết bản đầu hàng cho Dương Văn Minh”.

Trần Gia Phụng - Chuyện cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975



(DLB 01/05/2020) - Tin tức báo chí của cộng sản Việt Nam (CSVN) đều viết rằng khi tấn công Dinh Độc Lập ở thủ đô Sài Gòn ngày 30-4-1975, chiến xa cộng sản (CS) đã ủi sập cánh cổng Dinh Độc Lập. Chẳng những thế, bộ Lịch sử Việt Nam do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam (cộng sản) tại Hà Nội phát hành tháng 8 năm 2017, cũng viết như thế.

Bộ thông sử nầy rất đồ sộ, gồm 15 tập, tổng cộng trên 9,000 trang, do 30 giáo sư, tiến sĩ Sử học CSVN biên soạn. Trong 15 tập nầy, tập thứ 13, do phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Nhật chủ biên, chương VI, trang 535 viết nguyên văn như sau:

“Thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm Dinh Độc Lập - dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc Lữ đoàn xe tăng 203 dẫn đầu đội hình tiến công của Quân đoàn 2, húc đổ cánh cổng sắt của dinh Độc Lập...”

Đại dịch virus corona, Tập Cận Bình và một Trung Quốc « đỏ máu »

Ảnh chế Tập Cận Bình và virus corona trên một bức tường ở Hồng Kông, ngày 26/04/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Vào tiết thanh minh, Zhang Hai thắp nhang trước bức ảnh thờ của người cha. « Ba ơi, con hối tiếc biết bao nhiêu vì đã đưa ba đến Vũ Hán, chuyến đi này đã làm ba ra đi vĩnh viễn ». Người đàn ông tuổi ngũ tuần đau đớn thầm khấn.

Trong ngày lễ thanh minh hàng năm, người Trung Quốc đến lau dọn mộ phần của tổ tiên, theo truyền thống từ nhiều thế kỷ. Nhưng Zhang Hai chỉ còn có thể khóc với một tấm ảnh.

vendredi 1 mai 2020

Việt Nam : Tranh giành quyền lực quyết liệt sau khi chiến thắng virus

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị truyền hình với các nhà lãnh đạo ASEAN về dịch virus corona tại Hà Nội ngày 14/04/2020. © Manan Vatsyayana/Pool via REUTERS
Đăng ngày:


Tờ báo mô tả, trong chiếc áo sơ mi trắng, không đeo cà-vạt và không mang khẩu trang, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có vẻ tự tin và nhẹ nhõm khi phát biểu trong cuộc họp chính phủ thứ Tư tuần trước. Ông có lý để tỏ ra thoải mái: đã nhiều ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm một ca nhiễm virus corona nào.

Ông Phúc thông báo, giờ đây « đã đến lúc giảm dần lệnh phong tỏa » được đưa ra để ngăn chận nạn dịch. Dù nhấn mạnh « tối nay không phải là thời điểm để đổ ra đường ăn mừng », đây gần như là một tuyên bố về chiến thắng mà ông có thể hy vọng, đúng vào dịp 30 tháng Tư - ngày thống nhất đất nước, chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Và tháng Giêng tới, Đại hội Đảng Cộng Sản sẽ đề cử một lớp lãnh đạo mới.

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30.4



Ảnh tư liệu: Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp xúc với đại diện Phật giáo.

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:


" Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế dinh độc lập, trong team của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. 

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". 

Tổng thống cho ý kiến ngay: 

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi, để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

Nguyễn Trọng Chức - Nghĩ sau sinh nhật 29-4



Tôi là con thứ ba trong một gia đình có bảy người con. Chào đời ở miền Bắc, năm 1954 khi còn thơ ấu, tôi theo cha mẹ vào miền Nam sau Hiệp định Genève chia đôi đất nước. 

Gia đình tôi sống thanh bạch. Cha tôi là công chức cấp thấp của Chính phủ quốc gia Việt Nam từ thập niên 1950 nhưng ông yếu đau, bệnh tật trong nhiều năm sau khi vào miền Nam rồi mất sớm. 

Ơn Trời Phật, anh chị em chúng tôi có một người mẹ mà không từ ngữ nào đủ sức ngợi ca. Mẹ tôi xuất thân nông dân, mẹ chỉ biết cấy cày, không biết chữ nhưng vào Nam đã thay cha tôi bảo bọc, chăm lo cho đàn con nên người. Mẹ lam lũ, tần tảo, khổ nhọc gần như suốt đời nhưng vẫn lo liệu được cho con cái đến trường học hành, nhờ thế phần lớn các con đều được vào đại học.