mercredi 25 décembre 2019

Nguyễn Ngọc Chu - Luật pháp và công lý không phải là thứ để đổi chác



1. Một vụ bán – mua cần hai đối tác chính là người bán và kẻ mua. Trong vụ AVG phải khẳng định ông Phạm Nhật Vũ là người chủ động chào bán trước. AVG bị thua lỗ và ông Phạm Nhật Vũ cần phải bán. Nên ông Vũ phải rao bán và tìm người mua. 

Nếu ông Vũ không chào bán thì MobiFone không biết AVG. Nếu ông Vũ không bán thì MobiFone không thể mua AVG. Bởi thế, tội của người chủ động bán là tội của kẻ chủ mưu đầu tiên. Tội của người mua là tội của kẻ đồng lõa thứ hai. Đó là hai người chơi chính trong thương vụ bán – mua AVG. 

MobiFone là người mua AVG. Nhưng MobiFone chỉ được mua AVG khi ông Nguyễn Bắc Son cho phép. Nên trong vụ AVG thì Mobione và ông Nguyễn Bắc Son là người mua. Lãnh đạo MobiFone và lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thông (4T) chịu tội của người mua – người chơi chính thứ hai - mà thiếu người mua thì không có vụ án AVG. 

Trương Châu Hữu Danh - Quyền lực cuối mùa



Hồi tôi mới vô nghề báo, mỗi lần đi đâu ngồi xe số xanh tôi rất hãnh diện. Cứ như mình quan trọng lắm. Xe số xanh oách, ra đường không ngán ngại ai...

Một lần ngồi nhậu với mấy ông chú ở quê, một người nói "Đm, tao ra đường ghét nhứt đám số xanh. Chạy như quân ăn cướp. Thứ mất dạy!"

Từ đó, tôi hết thích đi số xanh. Thỉnh thoảng cũng đi nhưng không thấy tự hào chi cả.

Nguyễn Thông - Di sản thực dân và tôn giáo



Nhà thờ Đức Bà Saigon

Nhân mùa Giáng Sinh của đạo Thiên chúa Giê Su, mà hôm nay chính là lễ vọng Noel - Christmas, tôi chợt lẩn mẩn nghĩ điều này:

Người phương Tây, cụ thể là các đức cha (linh mục, giám mục) truyền đạo và người Pháp "thực dân". Khi tới Việt Nam không chỉ "bóc lột, khai thác thuộc địa, đặt ách cai trị tàn bạo" (như cách nói của người cộng sản) lên xứ này, mà còn để lại rất nhiều di sản quý báu, dùng bền tới tận bây giờ.

Đặc biệt đó là những công trình giao thông, nhà cửa, công sở. Những tài sản ấy, chẳng hạn hầm đường sắt Hải Vân, đường xe lửa xuyên Việt, cầu Long Biên, Phủ toàn quyền, Nhà hát lớn, nhà Bưu điện... không có bọn thực dân, tây mũi lõ thì chả biết dân ta giờ đây có thứ gì để mà hãnh diện.

mardi 24 décembre 2019

Nguyễn Đông Thức - Hang Bêlem, ca khúc Giáng sinh hay nhất của Việt Nam



Việt Nam có ca khúc Giáng sinh nào hay nhứt? (Thậm chí theo ý riêng, tôi thấy không thua kém gì nhiều ca khúc Giáng sinh của phương Tây).

Tôi nghĩ đó là bài “Hang Bêlem", ngợi khen việc Chúa Giê-su sinh ra tại Bêlem.

Ca khúc này do nhạc sĩ Công giáo Francisco Hải Linh (tên thật là Trần Văn Trị) sáng tác năm 1945. Đây là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Hải Linh khi ông vừa 25 tuổi, cũng là ca khúc rất phổ biến trong các thánh lễ Giáng sinh ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam trước năm 1975 (không biết ở miền Bắc cùng thời thì như thế nào?).

Nguyễn Thông - Hang đá



 Hang đá nhà thờ Bình Thái, chụp ngày 12.12.2019. Ảnh: Nguyễn Thông
Cứ theo lịch sử Thiên Chúa giáo (còn gọi là đạo Gia Tô) thì Đức Chúa Jesus (Giêsu) sinh ngày 25.12, cách nay 2019 năm. Ngày sinh của ngài đã được cả nhân loại thừa nhận là khởi thủy, mở đầu cho Công lịch, dù rằng thế giới cũng tồn tại song song Phật lịch (Phật đản) hoặc lịch Hồi giáo (ngày của Muhammad)…

Dẫu mỗi người chúng ta theo hay không theo đạo Gia Tô, không thờ Đức Chúa Giêsu thì đạo của ngài vẫn gắn bó với mỗi người. Ít nhất là ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, lý lịch, v.v.. đều căn theo lịch tính ngày tháng năm liên quan tới ngày sinh của ngài.

Hôm nay 13.12, tức còn 12 ngày nữa mở lễ Giáng sinh. Sinh có nghĩa là sinh đẻ, sinh ra; giáng nghĩa là từ trên rớt xuống, bay xuống. Tiên giáng trần là tiên từ trên trời hạ xuống trần gian, xuống cõi trần tục của người đời. Vua (bệ hạ) giáng lâm để nói về con người có uy như thần thánh xuống chốn nhân gian vậy. “Giáng thế” nghĩa là thánh thần tiên phật bụt xuất hiện trên thế gian cứu giúp chúng sinh. Chúa Giêsu sinh ra ở trên đời bởi Đức Chúa Trời cử xuống che chở cho con người, nên gọi cuộc sinh nở này gọi là Giáng sinh.

Lưu Trọng Văn - Thử toẹt chút chơi



Trung tướng Hữu Ước kể gã nghe, một ngày đẹp giời 5 năm trước đại tướng Đại Quang gọi lên rồi lệnh: bàn với AVG mở kênh truyền hình An ninh. Trung tướng phải tuân lệnh đại tướng là đương nhiên.

Tại sao đại tướng Đại Quang trăm công ngàn việc lại quan tâm ưu ái đến vị thế một công ty tư nhân như AVG như thế, để tạo điều kiện cho AVG có cả một kênh truyền hình An ninh rất quyền uy?

Trung tướng Hữu Ước bảo: Thôi, ông ấy mất rồi...

Hồ Bất Khuất - Không có hối lộ trong vụ án AVG !



Tôi hiểu, khi đọc cái tít này, nhiều người nổi đóa lên, thậm chí là chửi tục. Nhưng bình tĩnh đọc mấy dòng tôi viết sau đây đã.

Sau khi nhận được 8.900 tỉ đồng, Phạm Nhật Vũ đưa lại tiền cho ông Son, ông Tuấn, ông Trà, ông Hải. Viện Kiểm sát, Tòa án, báo chí và phần lớn cộng đồng mạng cho rằng đây là hành vi đưa hối lộ của Phạm Nhật Vũ; còn các ông kia nhận hối lộ.

Về hình thức, có vẻ như đây là hối lộ (có người đưa và người nhận tiền). Nhưng về bản chất đây là sự chia phần, hoặc là bốn quan chức kia nhận tiền "lại quả" hay tiền "gửi giá".

Hồng Hà - Tô Huy Rứa, Chân dung quyền lực (Kỳ 2)



(TiếngDân 24/12/2019) Như đã nói ở kỳ trước, luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa miễn phí cho hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” có liên quan đến hàng loạt quan chức tại Hà Giang, trong đó có ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô.

Phẫn nộ vì cho rằng Tô Huy Rứa can thiệp thô bạo đến các quyền được hiến định của các cơ quan báo chí, ngày 11/7/2010, luật sư Trần Đình Triển đã gởi thư đến đích danh Tô Huy Rứa.

Nội dung thư cho biết, Văn phòng Luật sư Vì Dân đã nhận được tin báo, vào ngày 9/7/2010, Tô Huy Rứa với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã gọi điện thoại mời đại diện cơ quan chủ quản một số báo chí và Tổng biên tập một số báo tới, để yêu cầu không được đăng tải thông tin về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô.

lundi 23 décembre 2019

Rumani tưởng niệm nạn nhân cuộc cách mạng lật đổ chế độ cộng sản 1989


Nến được thắp tối 22/12/2019 gần một đài kỷ niệm các liệt sĩ trong cuộc Cách mạng Rumani năm 1989 tại thủ đô Bucarest. Inquam Photos/Octav Ganea via REUTERS
Đăng ngày:

Khoảng một ngàn người hôm qua 22/12/2019 đã xuống đường tại Bucarest để tưởng niệm những người Rumani bị chết trong cuộc cách mạng tháng 12/1989, đòi hỏi đưa ra ánh sáng các sự kiện đẫm máu sau khi nhà độc tài Nicolae Ceausescu bị lật đổ.

Những người biểu tình dành một phút mặc niệm tại quảng trường Cách Mạng, rồi thả hàng trăm quả bóng màu trắng tượng trưng cho « linh hồn của 1.142 người đã bị sát hại » cách đây 30 năm. Sau đó tên của các nạn nhân được đọc và chiếu lên tường của tòa nhà từng là trụ sở của Trung ương Đảng Cộng Sản Rumani
 AFP dẫn lời một người biểu tình cho biết « chính nhờ những người đã bị chết hồi tháng 12/1989 mà nay người Rumani được sống trong một đất nước tự do ». Một người khác bày tỏ lòng biết ơn đối với « những thanh niên vô tội đã bị sát hại tàn nhẫn », « một ngày nào đó sự thật sẽ được sáng tỏ ».

LS Đặng Đình Mạnh - Thông tin về vụ án khởi tố nhà báo tự do Phạm Chí Dũng


TS Phạm Chí Dũng (bìa trái, phía sau) và các khách mời trong một cuộc họp mặt của Hội Nhà báo Độc lập ở Saigon.
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng bị Cơ quan An ninh Điều tra, Công an TP.HCM bắt tạm giam hình sự vào ngày 21/11/2019. Ông bị khởi tố về tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 117 Bộ luật hình sự.

Ngày 13/12/2019, các luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng đã đến Cơ quan An ninh Điều tra, Công an TP.HCM lập thủ tục đăng ký bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng. Ngày 16/12/2019, Cơ quan An ninh Điều tra đã phát hành văn bản thông báo quyết định của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng kể từ khi kết thúc điều tra vụ án. Theo đó, luật sư sẽ bị hạn chế việc tham gia trong quá trình điều tra vụ án.

Đến nay, các luật sư vẫn chưa nhận được bản chính văn bản thông báo này. Văn bản đính kèm theo stt này được chụp lại từ hồ sơ của Cơ quan An ninh Điều tra.

Mai Bá Kiếm - Chống dịch tả heo châu Phi, người chăn nuôi và nội trợ là bên thua cuộc !



Tôi bảo con gái tôi, từ nay không mua thịt heo và Tết này không cần nồi thịt kho tàu truyền thống. Cúng ông bà bằng các món thịt bò, thịt gà, cá đồng là quý rồi.

Đó là cách tôi phản kháng với các tập đoàn chăn nuôi, được tiếp tay bởi quan chức ngành nông nghiệp và công thương để thổi phòng giá heo, rồi đổ thừa do nguồn cung thiếu vì dịch tả heo châu Phi.

Tại cuộc họp ngày 18/12, Phó thủ tướng  Vương Đình Huệ phê bình và yêu cầu Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì chậm trễ thực hiện các giải pháp bình ổn giá thịt heo.

Hồng Kông biểu tình lớn trong dịp Noël và Tết dương lịch

Bầu cử Afghanistan: Tổng thống mãn nhiệm Ghani giành chiến thắng

Tổng thống Afghanistan mãn nhiệm Ashraf Ghani được cho là đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, theo kết quả sơ khởi công bố ngày 22/12/2019.
Đăng ngày:

Tại Afghanistan, tổng thống mãn nhiệm Ashraf Ghani đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tổ chức cách đây ba tháng, theo kết quả sơ khởi được công bố hôm qua 22/12/2019. Đối thủ của ông tuyên bố sẽ khiếu nại. 

Ông Ashraf Ghani được 50,64% số phiếu, trong khi đối thủ chính là thủ tướng Abdullah Abdullah chỉ được có 39,52%. Việc loan báo kết quả cuộc bầu cử ngày 28/9 đã bị dời lại hai lần vì lý do kỹ thuật. Phe ông Abdullah đòi hỏi ngưng việc kiểm phiếu tại bảy tỉnh vì cho rằng có 300.000 phiếu có dấu hiệu gian lận. Từ Islamabad, thông tín viên Sonia Ghezali cho biết thêm chi tiết :

« Ngay trước khi loan báo kết quả sơ khởi, Abdullah Abdullah đã tố cáo ê-kíp của ông Ashraf Ghani gian lận, tại các đơn vị bầu cử không có quan sát viên. Hàng ngàn cáo buộc gian lận đã được đội ngũ của ông chuyển cho ủy ban bầu cử độc lập. 

Tin vắn 23.12.2019


Chiếc xe hiệu Aro của nhà độc tài Ceaucescu.

(AFP) – Một người bí mật mua chiếc xe địa hình của Ceaucescu trước Noël
 
Một chiếc xe địa hình sản xuất tại Rumani, thuộc sở hữu của Nicolae Ceausescu đã được bán trong cuộc đấu giá vào cuối tuần qua với giá 40.000 euro cho một người mua ẩn danh, đúng 30 năm sau khi nhà độc tài bị lật đổ vào dịp Noël

Chiếc xe được nhà máy ARO sản xuất vào năm 1977, chỉ có đúng bốn chiếc, để phục vụ tổng bí thư Ceausescu và các cận vệ tháp tùng. Nhà máy ARO đã bị phá sản trong những năm 2000.

dimanche 22 décembre 2019

Truyền hình Trung Quốc bị kiện vì tái diễn màn kịch tự thú



Ảnh chup màn hình CGTN màn kịch tự thú của Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng) ngày 24/11/2019.

(Laurence Defranoux, Libération 23/12/2019) Đài CGTN phát trên toàn thế giới, cuối tháng 11 lại chiếu màn tự thú của một người Hồng Kông bị Bắc Kinh bắt giam hồi tháng Tám. Các tổ chức phi chính phủ kiện kênh truyền hình Trung Quốc tại các nước phương Tây.

« Khi anh bị bắt, công an đã thông báo rằng anh có thể báo tin cho gia đình và luật sư, tại sao anh từ chối ? ». Một giọng nói tiếng Hoa hướng đến người tù đang được ống kính nhắm vào. « Tôi rất ngại ngùng khi phải báo cho gia đình ».

Trong màn tự thú dài hai phút có phụ đề tiếng Anh, các hình ảnh từ camera giám sát sau đó cho thấy Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), cựu nhân viên tổng lãnh sự Anh ở Hồng Kông, đi vào một cơ sở và theo sau một phụ nữ vào trong một căn phòng. « Tôi xấu hổ » - anh ta nhắc lại. Màn tự thú này mang tựa đề « Trịnh Văn Kiệt, thật là nhục nhã ».

40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc : « Không một lần được gọi tiếng Mẹ ơi »



Trong lúc đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh cảm ơn sự giúp đỡ của Trung Quốc, thì đúng vào hôm nay, một tờ báo nhà nước Việt Nam đăng bài viết về việc giặc Tàu thảm sát người dân Việt ở biên giới phía Bắc năm 1979. Đến bao giờ bọn xâm lược mới ra trước tòa quốc tế về tội ác chiến tranh ??? (TM)

(Dân Việt 22/12/2019) Một ngày trung tuần tháng 2.1979, thị xã Cao Bằng chìm trong không khí giá lạnh và mịt mù sương núi. Nông Thị Nương (ở khu Đức Chính, xã Hưng Đạo) vẫn còn đang ngủ, trùm trong chiếc chăn bông kín mít. Cô bị dựng dậy bởi một tiếng nổ như bom phía sau nhà. Người cô như bị một sức ép quá mạnh, bị thổi bắn vào tường, đau điếng. Những người thân trong gia đình lúc ấy cũng giật mình tỉnh giấc bởi tiếng động quá lớn.

Sau một vài giây định thần, Nương lồm cồm bò dậy, phát hiện phía sau nhà mình bị trúng một quả đạn pháo, nền đất bị cày lên một mảng lớn. Cả gian bếp bị sức mạnh của đạn pháo cũng tan tành. Lúc ấy, trời bên ngoài trời mới lờ mờ sáng.

Quang Vĩnh - Họ đã sống những ngày không bằng chết !




Những cành hoa hồng bằng chỉ màu và đơn kêu oan của Lê Văn Mạnh lần lượt gửi ra từ nhà giam suốt 14 năm qua.

Theo Nghị định và các Thông tư có liên quan, sau khi Tòa án xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình thì những người bị kết án tử hình sẽ vào buồng giam riêng, mà ta hay gọi là buồng biệt giam.

Trong buồng này, người bị kết án tử hình có thể bị cùm một chân cả ngày đêm (24/24 giờ). Mỗi tuần được đổi chân cùm ít nhất một lần; mỗi ngày được mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá mười lăm phút để vệ sinh cá nhân. Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình - ăn, uống, thải, loại đều được thực hiện trong buồng giam khoản 6 mét vuông. Họ nhìn thấy ánh sáng mặt trời qua một lỗ thông bằng bàn tay... 

Điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt là vậy, nhưng khi họ bị kết án tử hình với những tội danh giết người, hiếp dâm, cướp tài sản…thì gia đình họ cũng tan nát. Họ hàng, xã hội dị nghị; cạn tiền, cạn bạc vì kêu oan; vợ con ly tán. Có tử tù đã phải ký đơn ly dị cho vợ trong buồng biệt giam…

Nguyen Khan -Tiếng khóc



Nhà Phật nói Đời Là Bể Khổ. Chắc là do khi con người cất tiếng chào đời lại chính là tiếng khóc? 

Báo chí đưa tin gia đình bị cáo Nguyễn Bắc Son khóc như mưa. 

Tiếc là báo chí dưới thời ông trùm hét ra lửa Nguyễn Bắc Son quản lý đã không dám đưa tin bà con Thủ Thiêm khóc như mưa vì bị tan nhà nát cửa. 

Đinh Kim Phúc - Chủ nghĩa nhân danh bao giờ chấm dứt ?



Mang ơn Trung Quốc?

Thưa ông, ông thờ Trung Quốc thì về lập bàn thờ ở nhà ông nhé.

Tại hội nghị Genève 1954, Trung Quốc đã bán đứng Việt Nam (nếu ông chưa biết thì đọc Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam).

Đoàn Bảo Châu - Đừng quên Trung Quốc đã cướp của ta những gì



Hôm 19-12-2019, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam tại Bắc Kinh, ông Đại sứ Phạm Sao Mai phát biểu điểm lại chặng đường hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam, qua đó bày tỏ biết ơn Trung Quốc.

“Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ, trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này”, Thông tấn xã Việt Nam  dẫn lời Đại sứ vừa nhậm chức vào tháng 11 năm nay nêu rõ.

Tân Hoa Xã dẫn thông tin từ Đại sứ quán Trung Quốc nhắc lại rằng, trong chiến tranh Bắc Kinh cử hơn 320 ngàn lính thuộc quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa sang Việt Nam chiến đấu, giúp bảo vệ độc lập theo yêu cầu của đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó hơn 1.400 binh sĩ Trung Quốc đã ngã xuống trên đất Việt Nam.