dimanche 17 décembre 2017

Trần Trung Đạo - Viện Khổng Tử



Viện Khổng Tử ở tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ.

Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành với chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Pasteur, nhà văn Jules Verne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.

Các nước Phi Châu tuy nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật, bị thực dân xâm lược rồi nội chiến triền miên, nhưng không phải vì thế mà họ không kiêu hãnh với nền văn hóa, và cũng luôn tìm mọi cách để giới thiệu cùng nhân loại những nét đặc thù của dân tộc họ. Hiến chương Phục hưng Văn hóa Phi Châu được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 24 tháng Giêng 2006 đã tạo điều kiện phục hưng các giá trị và giới thiệu văn hóa Phi Châu đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày nay nhiều viện văn hóa Phi Châu do tư nhân tài trợ có mặt nhiều nơi trên thế giới.

Ngô Nguyệt Hữu - Ông Trịnh Văn Quyết và thương vụ ngoạn mục!



Ông Trịnh Văn Quyết
Tôi vừa nhận được công văn của Hiệp hội Các nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ Tài chính cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Ngày 10-12-2017, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt ông Trịnh Văn Quyết 65 triệu vì hành vi bán chui 57 triệu cổ phiếu từ ngày 20-10 đến 24-10 nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

samedi 16 décembre 2017

«Quyền lực bén», vũ khí lũng đoạn thâm hiểm của Trung Quốc

Lễ hội ánh sáng Trung Quốc tổ chức tại Cologne (Köln), Đức ngày 25/11/2017.

Sau khi ra số đặc biệt về thần tượng âm nhạc Johnny Hallyday vừa qua đời, các tuần báo Pháp vắng bóng trên sạp. Cả hai tờ Le Courrier International Le Point phát hành trong tuần này đều dành chủ đề cho Trung Đông. Riêng tuần báo Anh The Economist đăng ảnh bìa là hình vẽ trái đất với những gai sắt nhọn tua tủa, chạy tựa « Quyền lực bén, một dạng mới của ảnh hưởng Trung Quốc ».
Ở trang trong, tờ báo phân tích cụ thể việc chính quyền Trung Quốc thâm hiểm dùng mọi cách xâm nhập để dẫn dắt công luận và dập tắt những tiếng nói chỉ trích của các nước khác trên thế giới. Phương thức này có thể gọi là « sharp power », tạm dịch « quyền lực sắc bén ».

Úc, New Zealand, Canada, Đức…những nạn nhân của vòi bạch tuộc Trung Quốc 

The Economist nhận định, trong năm qua nước Úc đã bị một loạt xì-căng-đan, mà gần đây nhất là vụ Sam Dastyari, một chính khách gốc Iran thuộc đảng Lao Động, đã phải rút lui khỏi Quốc hội hôm 12/12. Trong một băng ghi âm, ông Dastyari đã cổ vũ Úc « tôn trọng » yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, đi ngược lại với chủ trương của chính phủ và ngay cả của đảng mình. Dân biểu này còn cố ngăn trở người phát ngôn về đối ngoại của đảng gặp một nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông. 

Lần đầu tiên báo Trung Quốc hướng dẫn cách phòng vệ bom nguyên tử

Người dân Nhật tập dượt tránh bom Bắc Triều Tiên.

Le Courrier International số ra tuần này cho biết « Nỗi sợ nguyên tử lan ra trong báo chí Hoa lục ».  Trong lúc căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington tiếp tục, một tờ báo địa phương Trung Quốc đã đăng hẳn một trang hướng dẫn người dân phải làm như thế nào trong trường hợp bị tấn công nguyên tử. Tờ báo nhận xét, đây là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc đề cập cụ thể về vấn đề này.
« Những kiến thức căn bản về vũ khí nguyên tử và các phương tiện phòng vệ », đó là tựa đề bài viết chiếm nguyên một trang báo của tờ Cát Lâm nhật báo (Jilin Ribao) của đảng Cộng Sản tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. 

jeudi 14 décembre 2017

Huy Đức - Lê Đức Anh’s Kids



Ông Cao Duy Hải, tổng giám đốc MobiFone - Ảnh: MobiFone

Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm TGĐ MobiFone ngày 20-4-2015 khi Son bắt đầu triển khai một “thương vụ”mà chỉ không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được đưa về làm phó TGĐ MobiFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được Son tin dùng để thực thi “thương vụ” này.

Nguyễn Bắc Son vốn chỉ là một thư ký điếu đóm của Tướng Lê Đức Anh đoạn cuối khi ông này làm Chủ tịch Nước. Năm 1997, khi Tướng Lê Đức Anh bị buộc lui về làm Cố vấn BCH TW, Son theo làm trợ lý nên được hưởng “hàm thứ trưởng”. Năm 2001 khi định chế cố vấn không còn, Son được đưa đi làm PBT Thái Nguyên, nấc thang quan trọng để trở thành Bộ trưởng. Cũng chỉ không lâu nữa, ta sẽ tìm thấy câu trả lời tại sao Tướng Lê Đức Anh và Bắc Son lại nỗ lực hậu thuẫn cho Nguyễn Tấn Dũng ở Đại hội XII như thế.

RSF : Nghị viện Châu Âu yêu cầu Việt Nam trả tự do cho tất cả các nhà báo công dân



Ảnh RSF

(RSF 14/12/2017) Trong một nghị quyết khẩn được thông qua hôm nay, các nghị sĩ Châu Âu chất vấn chính quyền Việt Nam về việc trấn áp tự do thông tin. Họ kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho blogger 22 tuổi Nguyễn Văn Hóa, vừa bị kết án 7 năm tù giam.

Trước làn sóng trấn áp chưa từng thấy, tấn công vào tự do thông tin ở Việt Nam, các nghị sĩ Châu Âu họp phiên toàn thể tại Strasbourg hôm nay đã thông qua với số phiếu cao một nghị quyết khẩn. Thông điệp rất rõ ràng : chính quyền Việt Nam phải chấm dứt chính sách bóp nghẹt tự do.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc truy quét dân đen vô sản



Một khu nhà của người nhập cư ở ngoại ô Bắc Kinh đã bị đập phá, 13/12/2017.

(Chloé Froissart, Le Monde 14/12/2017) Sau vụ hỏa hoạn hôm 18/11 tại một làng ngoại ô làm 19 người chết, thành phố Bắc Kinh nhân danh an toàn đã ra lệnh giải tỏa dân cư, phá hủy các khu phố nghèo ngoại ô trong vòng 40 ngày. 

Qua việc phá dỡ những căn nhà bị cho là bất hợp pháp, những người lao động nhập cư là đối tượng bị nhắm đến. Đó là những người dân từ nông thôn lên thành thị kiếm sống trong ngành xây dựng, mở những cửa hàng nho nhỏ hoặc làm việc trong ngành dịch vụ. Họ phục vụ cho những người có quyền cư trú tại Bắc Kinh nhờ có hộ khẩu, mà người nhập cư không có được. Nạn nhân của chiến dịch giải tỏa này, theo một số ước tính, lên đến hàng trăm ngàn người. Không ai được tái định cư, còn bồi thường tất nhiên không mơ thấy nổi.

mercredi 13 décembre 2017

Hoàng Nguyên Vũ - Đinh La Thăng lại «cứu rỗi» báo chí



Mình nhớ, trước Tết 2016, đang khép lại một tuyến bài để ăn Tết cho ngon thì thằng Phuong Hua nó báo tin anh Thăng về TP.HCM làm Bí thư.

Tức tốc phỏng vấn nhiều người nổi tiếng giới doanh nhân và trí thức, mọi người khá mừng, thậm chí có người còn tin anh Thăng sẽ làm cho TP.HCM sẽ có được những thành tựu như ông Bá Thanh đã làm cho Đà Nẵng.

Từ ngày đó, các báo điện tử bám anh Thăng như đỉa. Anh Thăng nói gì cũng thành tít hot, anh Thăng đi đâu cũng báo chí loạn nhịp ghi hình. Anh Thăng trở thành một “hot key” để các báo tóm lấy, như cánh giải trí săn Ngọc Trinh với Hà Hồ vậy.

mardi 12 décembre 2017

Bùi Quang Vơm - Vở Đinh La Thăng, màn hai

Trước hết, việc ông Thăng bị bắt và sẽ bị xử là chuyện không có gì bất ngờ. Chuyện «tất yếu», chuyện tiếp theo những chuyện đã kể, màn thứ hai của vở diễn Dầu khí Việt Nam và có thể còn tiếp dài nữa, nếu giữa chừng không xảy ra cái biến cố cũng rất quan trọng và rất «tất yếu» khác.


Việc xảy ra chậm hơn dự liệu chỉ chứng tỏ tính phức tạp của vụ việc.
Nếu có gì khác thì đó là cách tổ chức thực hiện, vì thực hiện như thế nào phản ánh tâm và thế của tác giả của nó.
Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý"

Lê Trung Tĩnh - Vụ ông Thăng: TBT Trọng 'chọn đúng đối tượng'



Trong nền chính trị độc đảng của Việt Nam, ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Phú Trọng nổi lên như những đại diện cho những cách hành xử chính trị khác hẳn nhau.

Ông Đinh La Thăng thể hiện hình ảnh của mình trên báo chí như một người dám nghĩ, dám làm và dám kiểm tra. 

Những người đánh giá cao ông Thăng kể rằng thời gian ông làm bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, các lãnh đạo, cán bộ ban ngành, quận huyện rất lo ngại, có người kể lại là họ phải vắt giò lên trên cổ để chạy và làm việc. 

Lưu Trọng Văn : Truy tố Đinh La Thăng là đúng luật, nhưng quá muộn



Khám xét nhà ông Đinh La Thăng
Đảng kỷ luật Thăng thế nào có đúng điều lệ đảng không, gã không quan tâm vì đó là việc nội bộ của đảng. Còn quy định một đảng viên chỉ bị ra tòa khi bị khai trừ đảng thì gã nghĩ không còn là quyền của đảng - một tổ chức chính trị nữa, mà là quyền của viện kiểm sát và tòa án. 

Viện kiểm sát và tòa án sẽ vi phạm luật hiện hành do chính đảng thông qua Quốc hội lập nên, khi phải chờ đợi đảng khai trừ hoặc ngưng sinh hoạt đảng của kẻ phạm tội.

Ông Trương Quang Nghĩa: Giám sát BOT, của anh của em lộ ra hết



Ông Trương Quang Nghĩa. Ảnh Hữu Khá/Tuổi Trẻ

(Lược trích TTO 12/12/2017) - Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà (Đà Nẵng) sáng 12-12, Bí thư thành ủy Trương Quang Nghĩa cho biết thực chất các dự án BOT là huy động tiền từ ngân hàng, không khéo sẽ có rủi ro tài chính rất lớn.

Sáng 12-12, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà. Bí thư thành ủy TP Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa lần đầu tiên tiếp xúc cử tri Đà Nẵng sau khi chuyển từ đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La về đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng.

Trương Châu Hữu Danh - Tấm lòng vàng của 60 luật sư



Phiên tòa tại Tiền Giang ngày 12/12/2017. Ảnh Trương Châu Hữu Danh
Cho rằng Tuyết bị oan sai, các luật sư của Tuyết đã từ chối nhận thù lao, đồng thời góp tiền hỗ trợ con của bị cáo ăn học. Hiện có 60 luật sư đăng ký bảo vệ cho Tuyết, đã có 36 luật sư được cấp giấy chứng nhận. Luật sư Hồ Văn Hưởng nói : « Họ càng giở trò thì giới luật sư càng đoàn kết, vì một nền tư pháp minh bạch ».

Sáng nay 12.12.2017 diễn ra một phiên tòa vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tố tụng : 60 luật sư khắp Bắc Trung Nam đã đăng ký bảo vệ miễn phí cho một bị cáo tại Tiền Giang. 

Bị hại "lầy" nhất quả đất

Trong vụ án này, "bị hại" - là các cán bộ cộm cán, đã vắng mặt lần thứ sáu khiến luật sư bức xúc. Do đã hoãn xử năm lần nên hôm nay Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn mở phiên tòa.

Người lính Mỹ cuối cùng đào ngũ sang Bắc Triều Tiên đã chết ở Nhật



Ông Charles Jenkins và hai con gái Mika, Brinda.

(Dorian Malovic, LaCroix 12/12/2017) Người lính trẻ đào ngũ sang Bắc Triều Tiên năm 1965 và đã sống ở đó 40 năm, lấy vợ là một phụ nữ Nhật bị bắt cóc, có hai con gái, được trả tự do nhờ vận động ngoại giao của Nhật Bản năm 2004. Jenkins đã qua đời hôm nay 12/12/2017 tại Sado, một hòn đảo nhỏ của Nhật Bản, thọ 77 tuổi.

Vào buổi sáng tháng Giêng lạnh giá năm 1965, trung sĩ Charles Jenkins đã uống hơi nhiều. Trong lúc tuần tra dọc theo vùng phi quân sự (DMZ) giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, anh đã có sự chọn lựa. Vài ngày trước đó, trong dịp lễ Noel 1964, anh tự hứa với mình : « Lần tới, khi đến lượt đi tuần tra ban đêm, mình sẽ vượt qua DMZ ».

lundi 11 décembre 2017

Nguyễn Tiến Tường - Đinh La Thăng: Vài nhẽ cần minh định



Macallan 30 là loại rượu ông Thăng hay uống, mỗi chai vài chục triệu. Ở Hà Nội còn có giai thoại về người nhập rượu và xì gà cho quan chức. Riêng ông Thăng, mỗi ba tháng lại đặt hàng vài trăm triệu. 

Dẫu nhiên, ông không dùng một mình. Có nhiều người chịu ơn mưa móc của ông. Hoặc mưu lợi, hoặc tình cảm. Với tư cách con người, ông là một người hào sảng. 

Vì sao Đinh La Thăng bị bắt khi vẫn còn là ủy viên trung ương?



Cảnh sát xuất hiện ở khu vực nhà ông Đinh La Thăng tối 8/12. Ảnh: Phạm Duy/Zing

(Thiền Lâm, Cali Today 11/12/2017) Vì sao Đinh La Thăng bị bắt khi vẫn còn là ủy viên trung ương? Có lẽ đó là một bí ẩn mà chỉ có đảng, cụ thể là Tổng bí thư Trọng và nhóm cận thần của ông, mới hiểu.

Theo Quy định 15 của Bộ Chính trị và những quy định liên quan, đảng viên có vi phạm pháp luật và phải bị bắt sẽ tuần tự trải qua các bước: tổ chức đảng cơ sở và tổ chức đảng cấp trên cơ sở làm thủ tục khai trừ đảng viên của đương sự.

Dấu vết Trịnh Xuân Thanh dưới thời ông Đinh La Thăng



(Vietnamnet 11/12/2017) Vụ thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng của Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC) tiếp tục được mở rộng. Không chỉ cựu Chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh chịu quy án, mới đây ông Đinh La Thăng, cựu chủ tịch PVN cũng chịu chung số phận.

Sai phạm của Trịnh Xuân Thanh

Khi ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2005-2011), cũng là lúc Trịnh Xuân Thanh liên tục giữ các trọng trách tại PVC.

Xung quanh vụ đính chính hiếm hoi của làng báo Việt Nam

Như đã đưa tin hôm qua về việc Thông tấn xã Việt Nam và một loạt các tờ báo đồng loạt đính chính và rút bài (Chuyệngì đã xảy ra với hai cựu tổng giám đốc PetroVietnam?), sau đây là một số bình luận trên Facebook và bản tin trên Reuters về sự kiện hiếm có này.

Reuters: Thông tấn xã Việt Nam xin lỗi vì đưa tin sai về vụ khởi tố

(Trích Reuters 09/12/2017) Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam hôm thứ Bảy 09/12/2017 đã xin lỗi vì đưa tin sai về việc có thêm hai cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí PetroVietnam bị khởi tố vì gây thiệt hại tài chính.

Nguyễn Ngọc Chu - Sau Đinh La Thăng là ai ?



Cuối cùng thì chiếc Đinh bản lề đã được nhổ. Nhưng sau Đinh La Thăng là ai mới là câu hỏi đáng quan tâm tiếp theo.

Mượn đường diệt Quắc hay dương đông kích tây

Khi Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng tuyên bố "từ nay bất cứ ai vi phạm kỷ luật đều bị xử lý nghiêm..." tại kết thúc Hội nghị 6, mọi người nghĩ rằng vụ cách chức ông Nguyễn Xuân Anh là điểm dừng. 

Lê Diễn Đức - Sẽ thêm một tiền lệ khác nếu sờ tới ông Nguyễn Tấn Dũng ?



Khi Trịnh Xuân Thanh (TXT) về nước, ngay lập tức đã có màn viết đơn thú tội và thừa nhận tự nguyện về nước, sau đó lên sóng TV ngay. 

Nước Đức cho rằng đây là vụ bắt cóc, trong khi Việt Nam dựa vào lời tự thú của ông Thanh và đơn viết tay, bác bỏ lập luận đó.