vendredi 14 juillet 2017

Bắc Kinh áp đặt sự im lặng lên cái chết của Lưu Hiểu Ba

An ninh canh gác bên ngoài tang nghi quán bệnh viện Thẩm Dương.

Trung Quốc kiểm duyệt tất cả những bài viết, hình ảnh về nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, khôi nguyên Nobel hòa bình bị tù tội vừa qua đời hôm qua 13/07/2017, và bác bỏ mọi chỉ trích của các nước phương Tây.

Nhà thơ Bối Lĩnh (Bei Ling) nhớ lại mùa xuân năm 1989 ở New York. Sau khi học xong chương trình ở Oslo và Hawai, người bạn Lưu Hiểu Ba của ông đã chấp nhận giảng dạy ở trường đại học Columbia. Nhưng phong trào chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn đã nhanh chóng lan rộng, và hai người bạn cả ngày lẫn đêm ngồi trước máy truyền hình. Ông nhớ lại : « Lưu Hiểu Ba muốn về nước tham gia, còn tôi thì tôi sợ. Anh ấy cũng sợ, nhưng nói rằng anh phải đi thôi ».
 
Lưu Hiểu Ba trở thành một trong những lãnh đạo của phong trào, và thương lượng cho hàng trăm sinh viên ra khỏi quảng trường bị bao vây, tránh được một biển máu bi thảm hơn. Người sáng lập Independent Chinese PEN Center, sau khi ông Lưu Hiểu Ba qua đời, đặt câu hỏi : « Ở hội nghị thượng đỉnh G20, có một tổng thống nào, một thủ tướng hoặc một quan chức nào dành ra chỉ một phút để chất vấn Tập Cận Bình về việc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba ? »

jeudi 13 juillet 2017

Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba qua đời, Trung Quốc bị điểm mặt chỉ tên


Người dân Oslo đặt hoa tưởng niệm Lưu Hiểu Ba trước Trung tâm Nobel, ngày 13/07/2017.

(AFP 13/07/2017) Nhà ly khai Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người Trung Quốc đầu tiên được tặng giải Nobel hòa bình, đã qua đời hôm nay 13/07/2017 vì ung thư gan, trong khi vẫn đang bị quản thúc. Bắc Kinh đã lãnh một trận mưa chỉ trích vì không cho ông ra nước ngoài chữa bệnh.

Ủy ban Nobel hòa bình tố cáo Trung Quốc phải chịu « trách nhiệm nặng nề về cái chết quá sớm » của nhà đối lập do không cho Lưu Hiểu Ba được chữa trị một cách thích hợp. 

Lưu Hiểu Ba là giải Nobel hòa bình đầu tiên qua đời trong lúc bị tù tội, kể từ khi nhà đấu tranh ôn hòa người Đức Carl von Ossietzky, bị Đức Quốc xã cầm tù, đã chết tại bệnh viện năm 1938.

mercredi 12 juillet 2017

Trump không thể chối cãi việc đồng lõa với Nga

Một trong những email giữa Donald Jr và phía Nga, đăng trên Twitter ngày 11/07/2017.

« Ông Trump và những người thân cận không thể nào chối cãi được việc đồng lõa với Nga ». Đó là nhận xét của ông Nicholas Dungan, giám đốc nghiên cứu của IRIS trong bài trả lời phỏng vấn Les Echos.

Theo chuyên gia này, việc con trai ông Trump đi gặp người có thông tin bất lợi cho đối thủ của cha mình không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng điều chưa từng thấy, là gặp gỡ người của chính phủ Nga ! Cho đến nay, phe ông Trump luôn chối bỏ mọi thông đồng với điện Kremlin, nhưng nay thì không thể vì đã có các bằng cớ cụ thể. Điều khiến người dân Mỹ lo ngại, và ngày càng nhiều, là Nga có thể giựt dây ông Trump.

Bùi Quang Vơm : Thực dụng hay thực tiễn có tên Donal Trump


Tổng thống Mỹ Donald Trump trở về Washington sau hội nghị G20, 08/07/2017.

Những gì tổng thống Donald Trump đang làm trong thế giới ngoại giao hiện đại giữa các siêu cường, chính là đặc trưng tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng đó đã giúp Trump chiếm thế thượng phong áp đảo đối với mọi đối thủ có mặt trong G20 – tháng 7/2017 tại Hambourg.
Nhưng điều đáng nói là việc Trump có thể đã làm thất bại mọi thủ đoạn theo kiểu khôn lỏi, ma mãnh vốn vẫn giúp Trung Quốc vượt mọi thứ rào cản, vượt lên mọi đối thủ. Đó là thủ đoạn tạo ra sự đã rồi nhỏ giọt, dừng lại trước khi gây ra khủng hoảng, và mỗi sự đã rồi là một bước nhảy lên phía trước và để đối thủ lại phía sau.

Bùi Quang Vơm : Quân đội là khu vực sạch nhất ?



Trả lời phỏng vấn VTV ngày 10/07/2017, thứ trưởng bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Đúng là có một số khu đất được sử dụng không đúng mục đích, thì thời gian vừa qua quân đội đã kiểm tra và xử lý rất nghiêm, thời gian tới cũng sẽ xử lý mạnh mẽ, triệt để…. Mục tiêu là không để cho những sai phạm xảy ra ở một nơi sạch nhất, đó là quân đội.
Ở đây phải hiểu đúng điều vị thứ trưởng muốn nói, một là ở cái nước này, đang không còn có chỗ nào sạch? Tất cả đều bẩn, chỉ còn quân đội, nơi cũng không sạch nhưng ít bẩn nhất. Đó có vẻ là một sự thật không?

Việt Nam chuẩn bị đối thoại với Giáo hội Công giáo về Đan viện Thiên An

Đan viện Thiên An ở Huế

Reuters ngày 11/07/2017 loan báo chính quyền Việt Nam đã có kế hoạch đối thoại với Giáo hội Công giáo và hàng giáo sĩ để giải quyết vụ tranh chấp đất đã biến thành bạo động vào tháng trước.
Ủy ban tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết sẽ gặp gỡ các tu sĩ ở Đan viện Thiên An và các nhân vật có trách nhiệm của Giáo hội ở Huế để cố gắng giải quyết tranh chấp. Thông cáo của ủy ban hôm qua viết rằng sẽ « cân nhắc nguyện vọng chính đáng của Đan viện Thiên An, trong khuôn khổ pháp luật cho phép », tuy nhiên không cho biết thời điểm cụ thể.

mardi 11 juillet 2017

Mỹ xin lỗi vì nhầm Trung Quốc với Đài Loan

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G20, Hambourg, Đức. Ảnh ngày 08/07/2017.

Các hãng tin AP và AFP dẫn nguồn tin từ Trung Quốc hôm qua 10/07/2017 cho biết Hoa Kỳ đã xin lỗi vì trong thông cáo viết nhầm chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là lãnh đạo Đài Loan. Các nhà bình luận Trung Quốc cho rằng sai sót này cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của Nhà Trắng, nhưng không ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang), Bắc Kinh đã yêu cầu Washington giải thích, và Hoa Kỳ nói rằng đây là sai sót kỹ thuật và đã xin lỗi, sửa chữa.

Irak cố tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của Daech ở Mossoul

Thành phố cổ Mossoul hoang tàn đổ nát. Ảnh chụp ngày 08/07/2017.

Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossoul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.
Theo tướng Sami Al Aridhi, các trận đánh vẫn còn diễn ra tại một khu vực nhỏ hẹp, có diện tích khoảng 200 x 100 mét. AFP mô tả những người lính vũ trang súng liên thanh và súng trường đã nã đạn vào nóc những ngôi nhà đổ nát, những cột khói đen bốc lên mỗi lần máy bay tham gia oanh kích. Tướng Al Aridhi cho biết quân thánh chiến thà chết chứ không chịu đầu hàng. Ông nhận định có khoảng 3.000 đến 4.000 thường dân trong khu vực này.

Một năm sau phán quyết Biển Đông, Philippines tiếp tục đàm phán với Trung Quốc

Binh sĩ Philippines tuần tra trên đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước trong khu vực. Ảnh chụp ngày 11/05/2017.

Phủ tổng thống Philippines hôm nay 11/07/2017 khẳng định đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh về tranh chấp ở Biển Đông đang diễn tiến tốt đẹp, và đó là bằng chứng về sự tiến triển trong quan hệ đôi bên. Tuyên bố này được đưa ra vào dịp kỷ niệm một năm phán quyết Biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye (PCA).

Phát ngôn viên tổng thống, ông Ernesto Abella, được báo trên mạng Rappler.com trích dẫn, cho biết : « Một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye, nay Philippines và Trung Quốc đang đối thoại ». Theo quan chức này, trong cuộc đàm phán song phương đầu tiên hồi tháng Năm, hai bên đã tái khẳng định « cam kết hợp tác và tìm ra phương cách củng cố lòng tin trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông ».

NATO ủng hộ Ukraina, nhưng đòi hỏi cải cách

Tổng thống Ukraina Petro Porochenko (T) đón tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Kiev. Ảnh ngày 10/07/2017.

Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg trong chuyến thăm Kiev hôm qua 10/07/2017 đã gặp gỡ các lãnh đạo Ukraina và phát biểu trước Quốc hội nước này. Ông bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của NATO với Ukraina trước các hành động uy hiếp của Nga, tuy nhiên đòi hỏi Ukraina phải cải cách trước khi tiến hành thương thảo về việc gia nhập NATO.
Từ Kiev, thông tín viên RFI Stéphane Siohan tường trình :

Tin vắn 11.07.2017



(AP) – Thương lượng TPP tiếp diễn tại Nhật

Các thành viên tham gia hiệp định tự do mậu dịch TPP - đã bị tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ - sẽ họp lại tại Hakone ở phía đông Nhật Bản vào ngày mai 12/07/2017 để tiếp tục thương thảo. Tuần trước, Nhật đã bổ nhiệm cựu đại sứ tại Ý là Kazuyoshi Umemoto làm trưởng đoàn thương lượng.

dimanche 9 juillet 2017

TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM (đợt cuối)


TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM     
CỦA CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM (dịch sang các tiếng Anh, Pháp, Trung và Đức; cập nhật đợt cuối: 10 tổ chức, 278 cá nhân ký tên)

Ngày 27 tháng 6 năm 2017

Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long – đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.
Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.

samedi 8 juillet 2017

Trump và Putin tại G20 qua nét vẽ của các họa sĩ biếm



(LeFigaro 07/07/2016) Nhân cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa tổng thống Mỹ và Nga bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 08/07/2017 tại Hambourg (Đức), nhật báo Le Figaro đã chọn giới thiệu những biếm họa của các báo khác trên thế giới về cuộc hội ngộ giữa hai nhân vật Donald Trump và Vladimir Putin.

G20 đạt thỏa thuận về thương mại, nhưng bất đồng với Trump về khí hậu

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một phiên làm việc của G20 tại Hambourg, Đức ngày 08/07/2017.

Tổng thống Mỹ bị cô lập trong vấn đề khí hậu trước các nhà lãnh đạo thế giới trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hambourg hôm nay 08/07/2017, nhưng thỏa thuận đã đạt được về một chủ đề gây tranh cãi khác là bảo hộ thương mại.
Từ nhiều tháng qua, ông Donald Trump vẫn gây lo ngại cho các nước đối tác trước chủ trương bảo hộ của ông, câu khẩu hiệu thường xuyên « Nước Mỹ trước hết » và lời đe dọa dựng lên hàng rào thuế quan với Trung Quốc và châu Âu. 

Giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba đang nguy ngập

Biểu tình tại Hồng Kông ngày 01/07/2017 đòi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba.

Nhà ly khai Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), giải Nobel hòa bình bị Bắc Kinh bỏ tù và đang nằm viện vì ung thư gan thời kỳ cuối, đã được phép gặp gỡ thân nhân hôm nay 08/07/2017. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng đòi hỏi phải được tiếp xúc với nhà đấu tranh nổi tiếng, mà tình hình sức khỏe rất đáng quan ngại.
Ông Thượng Bảo Quân (Shang Baojun), luật sư cũ của ông Lưu Hiểu Ba cho hãng tin AP biết, một người anh và em trai của nhà ly khai cùng với vợ họ đã được phép vào thăm ông. Tại bệnh viện, ông Lưu Hiểu Ba được vợ và anh vợ chăm sóc, nhưng cả hai không được liên lạc với bên ngoài. Bạn ông là nhà hoạt động Hồ Giai (Hu Jia) nhận định, việc người thân được cho vào thăm ông Lưu chứng tỏ Bắc Kinh nhìn nhận sức khỏe của giải Nobel hòa bình đang sa sút nghiêm trọng.

Tin vắn 08.07.2017



Paris Plage dọc sông Seine năm 2016

(AFP) – Bãi biển Paris Plage 2017 không có cát

Hoạt động Paris Plage (Bãi biển Paris) lần thứ 16 khai mạc hôm nay 08/07/2017, lần đầu tiên không sử dụng cát biển rải lên hai bên bờ sông Seine và được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt. 

Donald Trump : Cuộc gặp gỡ với ông Putin là « tuyệt vời »

Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, trong cuộc gặp tại Hambourg ngày 08/07/2017.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 08/07/2017 ca ngợi cuộc gặp gỡ đầu tiên với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 là « tuyệt vời ».
Trong cuộc gặp kéo dài hai tiếng rưỡi đồng hồ, hai tổng thống Hoa Kỳ và Nga đã đề cập đến vấn đề Matxcơva can thiệp vào bầu cử Mỹ, nhưng thỏa thuận bỏ qua những bất đồng để tập trung vào việc cải thiện quan hệ song phương.

Tin tặc Nga bị nghi tấn công vào nhà máy điện nguyên tử Mỹ

Nhà máy điện nguyên tử Wolf Creef ở tiểu bang Kansas.

Trong lúc tại hội nghị G20 ở Đức, hai ông Donald Trump và Vladimir Putin nêu ra khả năng tin tặc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, thì một vụ tấn công tin học khác lại nổi lên tại Hoa Kỳ. Lần này là hơn một chục nhà máy điện bị xâm nhập, theo báo cáo của FBI và bộ An ninh Nội địa, được New York Times tiết lộ hôm 06/07/2017. Tuy tin tặc không thể kiểm soát được cơ sở hạ tầng, nhưng có ít nhất một nhà máy điện nguyên tử bị nhắm đến, và những chỉ dấu đầu tiên lại cho thấy là từ Nga.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier cho biết thêm chi tiết :

Mỹ, Nga đạt thỏa thuận ngưng bắn tại miền nam Syria

Hai tổng thống Nga, Vladimir Putin (T) và Mỹ, Donald Trump, trong cuộc gặp song phương bên lề thượng đỉnh G20 tại Hambourg, Đức, ngày 7/07/2017.

Nga và Mỹ hôm qua 07/07/2017 đã đạt được thỏa thuận ngưng bắn tại miền tây nam Syria kể từ 9 giờ GMT Chủ nhật. Tối qua đôi bên đã loan báo như trên, tại Hambourg, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, sau cuộc gặp gỡ trên hai tiếng đồng hồ giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump. Các bên cũng đồng ý thành lập một « vùng giảm căng thẳng » tại Deraa, Quneitra và Soueida.
Từ Beyrouth, thông tín viên RFI Paul Khalifeh tường trình :

vendredi 7 juillet 2017

Làm lại cuộc đời sau khi thoát khỏi địa ngục Bắc Triều Tiên

Lính biên phòng Bắc Triều Tiên.

« Một khi đã đặt chân lên đất Trung Quốc, chúng tôi đi xe đò suốt một tuần lễ, vượt quãng đường trên 2.500 km để đến được Việt Nam. Trên đường đi, chúng tôi phải giả làm người bệnh, tại mỗi trạm kiểm soát phải giả vờ ói mửa để khỏi phải trình ra tấm hộ chiếu mà tất nhiên chúng tôi không có ». Một mánh khóe đã mang lại kết quả, cho đến khi một cảnh sát Việt Nam đưa cho họ coi hai lá cờ, một của Bắc Triều Tiên và một của Hàn Quốc, yêu cầu chọn lựa. « Cha tôi đã chọn lá cờ Bắc Triều Tiên, tưởng rằng như vậy là tốt. Ai ngờ chúng tôi bị bắt và gởi trả về Trung Quốc. ».

Những người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc làm thế nào để hội nhập vào cuộc sống mới? Đặc phái viên Le Figaro tại Hàn Quốc mô tả lại một cảnh có vẻ bình thường trong một nhà hàng ở Seoul.