samedi 30 janvier 2016

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và « Những việc cần làm ngay »

Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vừa tái đắc cử tại Đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp ngày 28/01/2016.

Nhà báo Phạm Chí Dũng: "Chính trị VN trong những năm tới sẽ biến động khôn lường, số phận chính khách cũng đầy mong manh. Chỉ có chính khách nào trở về với nhân dân, giữ chữ Nhân, Nghĩa và Tín với dân thì mới tồn tại lâu dài".
Đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc vào ngày 28/01/2016, với việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư ; cả ba lãnh đạo khác trong « bộ tứ quyền lực » là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều rút lui.

Sau những sóng gió trong Hội trường Ba Đình khép kín cũng như trên mạng xã hội, những vấn đề gì đang đặt ra trước mặt người chiến thắng ? RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

California : Một tù nhân gốc Việt vượt ngục đã đầu thú

Ba tù nhân vượt ngục (trái sang phải): Bac Duong (vừa đầu thú), Hossein Nayeri, và Jonathan Tieu.

Một người gốc Việt là một trong ba tù nhân đã trốn thoát khỏi nhà tù Santa Ana ở California, Hoa Kỳ cách đây một tuần, đã ra đầu thú hôm 29/01/2016. Hai can phạm còn lại vẫn tại đào.
Bac Duong, 43 tuổi, đã ra trình diện và bị bắt giữ tại Santa Ana, ngoại ô Los Angeles ở miền tây Hoa Kỳ, nơi người này sinh sống. Nữ cảnh sát trưởng quận Cam, Sandra Hutchens cho biết vào giữa trưa (20 giờ GMT) « Bac Duong đã nói chuyện với một người dân, cho biết ông ta muốn ra đầu thú ».

Donald Trump thành công khi tẩy chay tranh luận với các ứng viên Cộng hòa

Người hâm mộ vây quanh ông Donald Trump sau cuộc nói chuyện ở Des Moines ngày 28/01/2016.

Tẩy chay cuộc tranh luận truyền hình cuối cùng giữa các ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa để phản đối các nhà báo được kênh Fox News chọn lựa, ông Donald Trump tối qua 28/01/2016 đã tổ chức mít-tinh riêng tại thành phố Des Moines, thủ phủ bang Iowa. Động thái được tính toán kỹ này đã thành công.

Đặc phái viên RFI Anne-Marie Capomaccio, tại Des Moines,  tường thuật :

Trung Quốc xử tù 3 nhà đối lập bất bạo động

Đảng viên đảng Công Dân Hồng Kông biểu tình trước cơ quan liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông phản đối các bản án với ba ông Đường Kinh Lăng, Viên Tân Đình, Vương Thanh Doanh, 29/01/2016.
Đảng viên đảng Công Dân Hồng Kông biểu tình trước cơ quan liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông phản đối các bản án với ba ông Đường Kinh Lăng, Viên Tân Đình, Vương Thanh Doanh, 29/01/2016.


Tòa án Trung Quốc hôm nay 29/01/2016 đã tuyên những bản án tù lên đến 5 năm cho ba nhà đối lập vì đã thành lập một phong trào bất bạo động đòi quyền công dân. Đây là dấu hiệu mới nhất chứng tỏ đảng Cộng Sản Trung Quốc tăng cường đàn áp các nhà ly khai.

Luật sư Đường Kinh Lăng (Tang Jingling) bị lãnh án 5 năm tù, chủ nhà xuất bản Viên Tân Đình (Yuan Xinting) 3 năm rưỡi và nhà giáo Vương Thanh Doanh (Wang Qingying) 2 năm rưỡi tù giam. Theo tổ chức Amnesty International, tội danh được tòa án Quảng Đông nêu ra là « xúi giục lật đổ chính quyền ».

Thương lượng về việc Anh rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu


Các cuộc thương lượng để tránh việc Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU), thường gọi là « Brexit » (British Exit), hôm nay 29/01/2016, bước vào giai đoạn gay gắt nhất. Thủ tướng Anh David Cameron đến Bruxelles trong khi các nước châu Âu chưa sẵn sàng có được giải pháp.

Thủ tướng bảo thủ của Anh, tái đắc cử tháng 5/2015, đã hứa hẹn từ nay đến 2017 sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý có thể dẫn đến việc nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, gây ra thêm một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong EU.

Pháp và Iran ký nhiều hợp đồng lớn

Hai nguyên thủ Pháp và Iran chứng kiến ký kết hợp đồng, 28/01/2016.

Hai tổng thống François Hollande và Hassan Rohani hôm qua 28/01/2016 đã « mở ra một chương mới » trong quan hệ giữa Pháp và Iran, với việc ký kết hàng loạt hợp đồng trị giá nhiều tỉ euro và xích lại gần hơn về mặt ngoại giao trong hồ sơ Syria.

Kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, quan hệ giữa Teheran và Paris đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, cho đến khi trở nên hòa dịu hơn sau khi ký kết được hiệp định quốc tế hồi tháng 7/2015 về chương trình nguyên tử Iran.

jeudi 28 janvier 2016

Ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chế độ độc đảng của Việt Nam là dân chủ

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 28/01/2016

Vừa tái đắc cử Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi họp báo ngày 28/01/2016 đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng hiện nay của Việt Nam. Theo ông, chế độ tập thể lãnh đạo « dân chủ hơn hẳn » so với những nước tổ chức phổ thông đầu phiếu.
Hãng tin AP trích tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng :« Một đất nước không có kỷ cương thì sẽ rối loạn, mất ổn định…Dân chủ phải đi liền với kỷ cương, đừng nhấn mạnh, tuyệt đối hóa mặt nào sẽ thất bại ».

Ông Trọng vừa tái đắc cử Tổng bí thư, tiếp tục là người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị gồm 19 người, sẽ lãnh đạo đất nước trong năm năm tới, sau cuộc đấu ngắn ngủi với nhân vật số hai là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nguyễn Phú Trọng : Duy trì tăng trưởng, giữ cân bằng quan hệ với các nước

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Đại hội Đảng 12. Ảnh ngày 28/01/2016.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 kết thúc ngày 28/01/2016. Danh sách Bộ Chính trị được công bố gồm 19 ủy viên, trong đó có 12 khuôn mặt mới. Còn lại là các thành viên trong chính phủ của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa hẹn tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, giữ cân bằng quan hệ với các nước và củng cố sự đồng thuận trong ban lãnh đạo.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, nói rằng ông miễn cưỡng tiếp tục lãnh đạo đảng, với nhiệm vụ nặng nề là đưa Việt Nam thành một đất nước hiện đại hóa. Ông nói : « Tuổi tôi đã cao, sức khỏe và trình độ cũng có hạn. Tôi đã xin nghỉ nhưng trách nhiệm của Đảng giao thì chúng tôi với tư cách là đảng viên phải chấp hành. Tôi cũng lo lắng vì công việc sắp tới còn nặng nề ».

Việt Nam thời hậu Nguyễn Tấn Dũng ?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội Đảng 12, Hà Nội, ngày 21/01/2016

Liên quan đến Đại hội Đảng lần thứ 12 đang bước vào giai đoạn cuối ở Hà Nội, tờ New York Times có bài viết mang tựa đề « Đảng Cộng sản Việt Nam giao phó cho người lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa » : Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục chức vụ.

Tờ báo cho biết theo các nhà phân tích, việc ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, được tái bổ nhiệm có thể làm chậm lại quá trình mở cửa của Việt Nam về phía một nền kinh tế thị trường, nhưng ít có khả năng ảnh hưởng đến chiến lược tái cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

mardi 26 janvier 2016

Đại hội 12 : Đảng giữ lại các khuôn mặt chủ chốt

Các đại biểu Đại hội Đảng 12 bỏ phiếu bầu Ủy ban trung ương, ngày 26/01/2016.
(Reuters 26/01/2016) Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ lại các khuôn mặt chủ chốt, nhưng những chức vụ trong chính phủ thì chưa bảo đảm.

Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay, thứ Ba 26/01/2016 đã bầu lại vào Ủy ban trung ương những quan chức cao cấp trong đảng và các bộ trưởng trong chính phủ, cho thấy có thể không có sự thay đổi lớn nào diễn ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi chính trường.

lundi 25 janvier 2016

Phạm Chí Dũng : Tết này có nên « cứu đói » quan chức Việt?

Một doanh nhân có máu mặt lẩm nhẩm: Nếu ba năm trước mà «  quà tết »  đã giảm đến 40-50% so với thời gian năm 2007-2008, thì nay còn tệ hơn, có khi chỉ còn 30%. «  Đói »  là cái chắc!

« Bôi trơn lắm thế mà dân không chết mới là lạ! »

Năm hết Tết đến, vô số xe hơi bóng lộn lại gầm gào rú rít trên đường phố Hà Nội căm rét. Gã chạy xe ôm tên B đảo mắt trề môi, « Xe đông như kiến cỏ như thế là xe chạy quà cho các sếp đấy ». Còn doanh nhân T chợt than thở, « Lo tiền trả lương thưởng cho nhân viên mà lòng như thiêu như đốt, lấy đâu ra quà cáp biếu xén cho cái lũ thối thây ấy ».

Năm nào cũng thế, chỉ mới Tết Tây, ngoài đường đã ngờm ngợp lớp quan nhỏ « chạy » quan to, rồi lớp quan to « chạy » quan to hơn...

dimanche 24 janvier 2016

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đi hay ở?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự khai mạc Đại hội Đảng ngày 21/01/2016.

(Reuters 24/01/2016) Thủ tướng cấp tiến của Việt Nam nằm trong số những người được đề cử vào Ủy ban trung ương hôm nay, Chủ nhật, theo lời một quan chức. Như vậy khả năng tranh chức của ông trong ban lãnh đạo vẫn còn, sẽ được quyết định trong tuần tới.

 

Tuy vậy tương lai chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa lấy gì làm chắc chắn, sau khi tên ông không nằm trong số các ứng cử viên cho các chức vụ hàng đầu, được Bộ Chính trị giới thiệu ra tái cử trong Hội nghị trung ương vừa qua. Đây là một khúc quanh bất ngờ trong Đại hội Đảng diễn ra năm năm một lần, được khai mạc hôm thứ Năm 21/1 dưới một rừng tranh cãi.

samedi 23 janvier 2016

Vụ Litvinenko : Nền tư pháp độc lập Anh quốc không sợ Putin!

Vợ góa và con trai của cựu điệp viên Alexandre Litvinenko trưng ra báo cáo của tư pháp Anh trong cuộc họp báo tại Luân Đôn ngày 21/01/2016.


Liên quan đến nước Nga, trong bài xã luận hôm nay 23/01/2016 mang tên « Thuốc độc của vụ Litvinenko », Le Monde nhấn mạnh đến sự quan trọng của độc lập tư pháp tại các quốc gia dân chủ.

Mời đọc lại:
Tờ báo viết, tại các nền dân chủ, đó là điều mà các nhà lãnh đạo e ngại nhất : một người thẩm phán nhỏ bé hoàn toàn độc lập, buộc tội một nguyên thủ nước ngoài, trong khi Nhà nước cần duy trì quan hệ ngoại giao và hợp tác. Chính phủ hết sức bối rối khi tư pháp và ngoại giao không cùng nhìn về một hướng.

Trong vụ Litvinenko, vị thẩm phán có tên là Robert Owen. Ông là người Anh, phụ trách điều tra hình sự về vụ ám sát diễn ra tại Luân Đôn. Ông Robert Owen đã chỉ thằng ngón tay kết tội một trong những nguyên thủ chính yếu của hành tinh : Tổng thống Nga Vladimir Putin.

vendredi 22 janvier 2016

Tháng Giêng năm cũ và tháng Giêng năm nay

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng 12 ngày 21/01/2016.
(Phạm Chí Dũng) Chuỗi điềm gở như đang tỉnh thức sau cơn mộng du đêm trường Trung cổ. Những năm gần đây, tháng Giêng thường chẳng mấy tốt vận với đảng Cộng sản cùng giới quan chức quen thì thụt nơi chùa Bái Đính Ninh Bình. Trong nồi áp suất mà lúc nào cũng chực chờ « Minsky » đòi nợ chính trị lẫn thanh toán chính thể, mọi bùng nổ có vay có trả ở điểm tới hạn chỉ còn là thời gian.
Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, và rồi còn những cái tên nữa được chôn sâu dưới vực xoáy lịch sử - như chứng nhân về buổi hoàng hôn nghiệt ngã nhân quả của triều đại đi dễ về khó.

Việt Nam trỗi dậy dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh

Các đại biểu Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Nguyễn Thiện Nhân tại Đại hội Đảng 12.
(Michel De Grandi, Les Echos ngày 21/01/2016) Đảng Cộng sản họp đại hội. Chương trình nghị sự : thay đội ngũ mới và thích ứng với TPP.

Sự kiện diễn ra mỗi năm năm một lần. Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, trước hết phải đề cử ra các tân lãnh đạo : Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước (và Chủ tịch Quốc hội – ND). Trong khi bầu lại phân nửa các thành viên Bộ Chính trị, những cán bộ cao cấp của đảng còn phải thông qua kế hoạch kinh tế 5 năm, dự kiến đưa GDP trên đầu người từ 3.200 đô la hiện nay lên 3.500 đô la vào năm 2020, kéo tỉ lệ lạm phát xuống dưới mức 5% và thâm hụt ngân sách dưới 4% GDP.

Ba mươi năm chính sách Đổi Mới

Thư gửi Giám đốc công an TP HCM Lê Đông Phong

Buổi lễ tưởng niệm 75 tử sĩ Hoàng Sa không thành tại Saigon ngày 19/01/2016 vì bị ngăn chận.
(Phạm Chí Dũng) Tôi muốn gửi bức thư ngắn gọn và chưa phải là thư cuối cùng này đến ông Lê Đông Phong, người đã kịp ghi một số « thành tích » về chèn ép quyền làm người và tự do tôn giáo, dù chỉ mới chấp nhiệm chức vụ giám đốc Công an TP HCM chưa bao lâu.
Buổi chiều 19/1/2016, một ngày trước « thềm » Đại hội lần thứ 12 của đảng còn đang cầm quyền ở Việt Nam, tôi đã chứng kiến một màn « tác nghiệp » theo dõi quá lộ liễu của nhân viên an ninh của ông đối với tôi trong nhà thờ Ba Chuông, đường Lê Văn Sỹ, Quận 3, Sài Gòn - nơi tôi và con trai đang cầu nguyện cho linh hồn của 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa bốn chục năm về trước.

mercredi 20 janvier 2016

Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội trong bối cảnh đấu đá nội bộ


Nhân Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu họp từ hôm nay 20/01/2016, trang mạng Asialyst của Giáo hội châu Á (L’Eglises d’Asie), cơ quan truyền thông của Phái bộ Truyền giáo Paris có bài phân tích về cuộc khủng hoảng trong nội bộ lãnh đạo đảng. RFI Việt ngữ xin giới thiệu với bạn đọc.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 khai mạc từ ngày 20 tháng Giêng và sẽ kết thúc vài ngày trước ngày 8 tháng Hai, tức ngày mùng một Tết âm lịch. Rất ít người hiện nay dám mạo hiểm dự đoán tên tuổi các nhà lãnh đạo sẽ được chọn lựa, và các quyết định sẽ được đưa ra sau đại hội cấp cao này.

Nhưng không ai nghi ngờ về sự quan trọng của đại hội.

Dư luận sôi sục trước Đại hội Đảng Việt Nam


Chỉ còn hai ngày nữa là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chính thức khai mạc, để chọn lựa giàn lãnh đạo mới cầm quyền trong năm năm tới. Càng gần đến thời điểm đại hội, không khí càng sôi sục với những lá thư tố cáo, những tin đồn được liên tiếp tung ra.
Tại một đất nước độc đảng như Việt Nam, hiếm khi công chúng tiếp cận được những bí mật chính trị và việc kỳ kèo thương lượng giữa các nhà lãnh đạo với nhau. Nhưng trong thời đại internet, những đấu đá nội bộ giữa các phe nhóm trong đảng Cộng sản – độc quyền lãnh đạo từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 đến nay – đã được đưa ra ánh sáng, trước khi Đại hội chính thức khai mạc vào thứ Năm 21/01/2016.

Pháp phá vỡ 3 đường dây Việt Nam đưa người nhập cư trái phép

Một trại tạm cư của người nhập cư nước ngoài tại vùng Calais, miền bắc nước Pháp bị cảnh sát giải tỏa.

Các nhà điều tra Pháp đã phá vỡ được 28 đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp tại vùng Calais trong năm 2015, tăng gấp đôi so với năm trước, trong đó có 3 đường dây của người Việt. Hãng tin AFP dẫn các nguồn tin cảnh sát hôm 18/01/2016 cho biết như trên.

Tổng cộng có 169 người liên can đến các mạng lưới đưa người vượt biên và 106 đã phải ra tòa trong năm vừa qua. Hoạt động này ngày càng tăng cao, so với năm 2014 chỉ có 14 đường dây bị triệt phá.

Trung Quốc, khủng bố, nhập cư : Những vấn đề được bàn luận tại Davos


Tăng trưởng thế giới trên đà sụt giảm, bối cảnh địa chính trị với những vụ khủng bố xảy ra thường xuyên, và cuộc khủng hoảng nhập cư sẽ là những chủ đề thống trị trong ngày làm việc đầu tiên của Diễn đàn Kinh tế Davos họp tại thành phố du lịch của Thụy Sĩ kể từ hôm nay 20/01/2016.
An ninh được tăng cường nghiêm ngặt để tránh nguy cơ khủng bố đối với hội nghị sẽ kéo dài đến thứ Bảy 23/1, tập hợp 2.500 nhân vật đóng vai trò quyết định của toàn thế giới, từ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, lãnh đạo doanh nghiệp cho đến các nhà hoạt động nổi tiếng như diễn viên Leonardo Di Caprio.