jeudi 23 janvier 2020

Tin vắn 23.01.2020


(Yonhap) –Hàn Quốc muốn tổ chức gặp gỡ các gia đình bị ly tán trước khi quá muộn

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae in hôm nay 23/01/2020 tuyên bố chính phủ cố gắng tạo cơ hội cho các công dân Hàn Quốc gặp lại người thân sống ở Bắc Triều Tiên « trước khi quá muộn ».
 
Ông Moon trong thông điệp video nhân dịp Tết âm lịch tái khẳng định ủng hộ sự hợp tác và trao đổi giữa hai miền, trong đó có việc tổ chức gặp gỡ các gia đình bị ly tán sau chiến tranh Triều Tiên. 

mercredi 22 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình nuốt được bao nhiêu đậu nành?


Đậu nành chiếm một nửa số nông sản Mỹ bán qua Trung Quốc. (Hình: STR/AFP via Getty Images)

(Người Việt 21/01/2020) Tập Cận Bình không qua Washington, cũng không mời Donald Trump sang Bắc Kinh ký thỏa hiệp hưu chiến thương mại “Đợt Một.” Họ Tập cử một phó thủ tướng, thay vì thủ tướng, đến ký kết với ông tổng thống Mỹ.

Tập Cận Bình muốn cho thế giới thấy ông ta không coi chuyện này quan trọng lắm!

Bởi vì Bắc Kinh khó giữ được đúng những lời hứa hẹn. Trung Cộng có thể rút ra khỏi bản thỏa hiệp bất cứ lúc nào, và đổ lỗi cho Mỹ!

Một điều khoản quan trọng trong thỏa ước về mua nông phẩm của Mỹ thòng vào một câu này: Theo giá thị trường, và theo đúng các quy luật của WTO, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.

Lưu Trọng Văn - Bẩn và Sạch?


Thể chế chính trị ở Việt Nam có nhiều cách để thay đổi theo hướng Dân chủ và Tôn trọng Nhân quyền. Nhưng vấn đề cốt lõi để làm động lực thay đổi nó là Kinh tế.

Chỉ có nền Kinh tế Sạch mới là vàng để đảm bảo cho một xã hội Dân chủ thực chất. Và tình hình xã hội Việt Nam hiện nay còn quá nhiều vi phạm Dân chủ, Nhân quyền là do nó là sản phẩm của nền kinh tế bẩn, được bảo kê bởi lợi ích bẩn của hệ thống.

Chỉ có thay đổi tận gốc nền kinh tế bẩn qua nền kinh tế sạch mới thay đổi tận gốc các giá trị xã hội. Lịch sử chứng minh bài học này ở các nước văn minh Bắc Âu, các nước hàng đầu châu Âu, Mỹ, Nhật, Singapore ...

Trump đệ nhị ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngôi sao tại Diễn đàn Davos tại Thụy Sĩ lần thứ 50. Ảnh chụp ngày 22/01/2020.
Đăng ngày:


« It’s the economy, stupid ! »

Ông Trump bước vào Nhà Trắng với chiến thắng trong đường tơ kẽ tóc tại các tiểu bang thuộc « Vành đai han rỉ » (Pennsylvania, Ohio, Wisconsin). Chỉ cần một ít nhân viên cổ trắng từng bỏ phiếu cho ông hồi tháng 11/2016 thất vọng bỏ sang phía khác là xong, như trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 với chiến thắng của phe Dân Chủ tại đây. Ứng cử viên Donald Trump sẽ rơi rụng như một trái chín.

Tuy nhiên tác giả bài viết ghi nhận hình bóng một George W. Bush - tái đắc cử năm 2004 trước John Kerry bất chấp tai tiếng của cuộc chiến Irak – đang dần hiện rõ. Có điều một bộ phận người Mỹ vẫn không muốn mở mắt, và dù sao cái nhìn của họ cũng không giống các quan sát viên châu Âu.

mardi 21 janvier 2020

Trần Tiên Sinh - Về miền Tây…


Hình ảnh này không có gì lạ lẫm khi vào dịp Tết ta.

Miền Tây vẫn như ngày nào, vẫn là một con đường độc đạo. Không cao tốc, không đường xe lửa. Dẫu miền Tây Nam Bộ là vựa lúa của cả nước. Là cá tôm, trái cây xuất khẩu bốn mùa.

Nếu bạn đi ngược ra phía Bắc, đặc biệt là vùng mạn ngược, thì ắt sẽ ngạc nhiên về hệ thống đường bộ ở đây. Những đường cao tốc phẳng lì, thẳng tắp, vắng bóng xe cộ lưu thông qua lại, những đàn gia súc thảnh thơi dạo bước. Những con đường thênh thang dẫn về thủ đô và ngược lại, nói về sự hiệu quả trong đầu tư và giao thương thì chính là sự lãng phí quá lớn.

Nguyễn Đăng Quang - Đâu là mục đích và mục tiêu trận tập kích vào Đồng Tâm ?


Như mọi người đều biết, một chiến dịch quy mô lớn với một lực lượng hùng hậu được chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết nhằm tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã xảy ra vào rạng sáng 09/01/2020 gây bất ngờ đến ngỡ ngàng cho tất cả mọi người. 

Kết quả đau lòng đã để lại cho cả hai bên: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại bằng nhiều phát đạn ngay tại nhà riêng của mình, và ba chiến sĩ cảnh sát cơ động hy sinh do “trượt chân ngã xuống giếng trời sâu 4 mét...”.

Vậy đâu là lý do và nguyên nhân chủ yếu cho cuộc tập kích bất ngờ của chính quyền vào xã Đồng Tâm. Hay nói một cách khác là, cuộc tập kích trên nhằm mục đích gì và để đạt mục tiêu gì là chính?

Lưu Trọng Văn - Nghe hay không nghe?


Chiều 20/1 thủ tướng  Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế.

Hình ảnh trên Cổng Thông tin Chính phủ ngồi bên cạnh thủ tướng Phúc là Nguyễn Đức Kiên - người được thủ tướng bổ nhiệm làm tổ trưởng tổ Tư vấn kinh tế, nhưng bị phản ứng dữ dội của những ai am hiểu kinh tế và biết thực lực của Nguyễn Đức Kiên.

Vậy là tin đồn rằng, trước phản ứng của dư luận về trình độ và tư cách của Nguyễn Đức Kiên, thủ tướng sẽ gỡ rối và bảo vệ uy tín cho mình bằng cách khuyên Kiên tự rút lui vì lý do ... sức khoẻ, hoặc Kiên thấy cần bảo vệ uy tín của thủ tướng nên chủ động rút lui, đều trật lất.

Trung Quốc dòm ngó sông Mêkông để tìm đường ra Biển Đông

Đập thủy điện Xayaburi có chiều dài 820 mét nằm trên đoạn sông Mêkông chảy qua Lào.
Đăng ngày:


Trên đoạn sông này, Trung Quốc muốn phá đi các ghềnh thác, nạo vét lòng sông cho sâu hơn để cho các tàu chở hàng khổng lồ có thể đi qua, thậm chí cả các chiến hạm. Mục tiêu là nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vùng Biển Đông đang bị tranh chấp quyết liệt, bằng cách tăng cường kiểm soát « Mẹ của các dòng sông » - vốn từ cao nguyên Himalaya đổ xuống Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. 

Với khẩu hiệu « Chia sẻ dòng sông, chia sẻ tương lai », Bắc Kinh biện minh không có ý định bành trướng, khẳng định các công trình lớn của mình chỉ nhằm phát triển bền vững cho dòng sông dài 5.000 kilomet. Nhưng dân địa phương và các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo về các dự án nạo vét của Trung Quốc. 

lundi 20 janvier 2020

Đồng Tâm 10 ngày sau biến cố

Một đoạn đường làng đang được tu sửa, trải bê tông. Ảnh: Phong Vân.

(VnExpress 20/01/2020) Nhớ lại biến cố rạng sáng 9/1, ông Giang kể đang ngủ thì bị dựng dậy bởi tiếng đùng đoàng. Ông chạy lên trần ngó xuống đường thấy lực lượng an ninh dàn hàng kín mít. Những ngày sau, ông Giang cảm thấy hơi gò bó trong chính ngôi làng của mình.  Không ai dám giơ điện thoại chụp hình, không túm tụm nói chuyện. Thôn Hoành gần như bị cô lập.  Điện thoại không vào được mạng, ông không biết tin tức gì, cũng không xem tivi. 

Bức tường bao quanh sân bay Miếu Môn đã xây xong, dân làng Hoành bắt đầu mua sắm đón Tết, muộn hơn mọi năm.

"Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật", tấm băng rôn căng nổi bật trước cổng trụ sở UBND xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chủ nhật (19/1) ngày nghỉ nhưng cổng trụ sở vẫn mở, khu nhà của công an xã có người trực.

Lưu Trọng Văn - Ba việc liên quan đến Đồng Tâm hé mở thêm sự thật


1.

Trên báo Bảo vệ Pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có bài viết về gia đình thượng tá Nguyễn Duy Thịnh:

"Nguyễn Gia Huy, con trai lớn của anh Thịnh sụt sùi nước mắt kể lại thời khắc cuối cùng được gặp cha: "Tối 8.1 mẹ cháu đưa em gái đi học, cháu định đi tắm, còn bố ngồi ăn cơm một mình. Bố bảo cháu đừng đi tắm vội, ngồi đây đơm cơm cho bố để bố đi công tác không muộn. Hỏi bố bao giờ về, bố bảo: “Yên tâm đi, mai kia bố về, bố còn đi lớp bồi dưỡng cán bộ”.

Như vậy trung đoàn Cảnh sát cơ động của Công an Hà Nội đã được lệnh điều động đi Đồng Tâm từ tối 8.1 - trước sự kiện mà trung tướng Quang nói với báo chí sớm ngày 9.1 một nhóm người Dân khiêu khích, ném vật nổ tấn công chốt công an 16 (lý do chính đáng để công an tấn công trừng trị nhóm Dân chống người thi hành công vụ mà không cần lệnh của Viện Kiểm sát).

Truất phế Trump: Dân Chủ và Cộng Hòa chuẩn bị so găng trong phiên tòa

Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts chủ trì phiên xử đầu tiên tại Thượng viện trong vụ phế truất tổng thống Donald Trump, Washington DC, ngày 16/01/2020.
Đăng ngày:


Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

« Tổng thống Mỹ rất tức giận khi phải đối mặt với một phiên tòa, và ông bày tỏ điều đó bằng chữ in hoa trên Twitter. Tuy nhiên Donald Trump luôn tỏ ra lạc quan, ông khẳng định : Vụ xử sẽ được tiến hành nhanh chóng, và ai cũng biết rằng sẽ chẳng đi đến đâu.

Hồng Kông : Một nhà tổ chức biểu tình bị bắt

Biểu tình tại Hồng Kông, ngày 19/01/2020.
Đăng ngày:


Cũng theo thông cáo của Hong Kong Civil Assembly Team (Dân Gian Tập Hội Đoàn Đội) được Reuters dẫn lại, ông Lưu Dĩnh Khuông bị bắt tối qua với cáo buộc « bất tuân mệnh lệnh của cảnh sát », và vi phạm các quy định đã đưa ra khi cấp phép biểu tình.

Các nhà tổ chức xin giấy phép cho một cuộc tuần hành, nhưng cảnh sát chỉ cho phép tập hợp tại một công viên ở khu Trung Hoàn. Đến khi đám đông phình to, tràn ra các con đường xung quanh, một số người biểu tình đã chặn đường bằng dù, những đồ vật, biển báo giao thông, gạch lát đường bị gỡ. Cảnh sát bèn ra lệnh chấm dứt biểu tình và giải tán đám đông.

Oxfam tố cáo bất bình đẳng giàu nghèo tăng cao, phụ nữ thiệt thòi nhất

Một cơ sở của Oxfam tại Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 11/02/2018.
Đăng ngày:


Tài sản của 1% người giàu nhất thế giới lớn hơn gấp đôi so với 92% dân số của cả hành tinh và nhìn chung, 2.153 tỉ phú nắm trong tay nhiều tiền của hơn 60% dân số toàn thế giới.

Người giàu ngày càng giàu hơn, hàng năm tài sản của họ tăng trung bình 7,4% do việc giảm thuế cho những người siêu giàu, và các tập đoàn đa quốc gia luôn tìm cách tránh né nghĩa vụ thuế. Phụ nữ là nạn nhân chính của nạn bất bình đẳng, họ thường phải làm những công việc bấp bênh, có thu nhập thấp. Phụ nữ phụ trách 3/4 công việc nội trợ không có thù lao nhưng nếu quy thành tiền có thể lên đến 10.800 tỉ đô la mỗi năm.

Tin vắn 20.01.2020

Bà Mạnh Vãn Châu rời nhà để đến tòa án Vancouver ngày 17/01/2020.

(AFP) – Bà Mạnh Vãn Châu ra tòa ở Canada

Giám đốc tài chính Hoa Vi (Huawei), bà Mạnh Vãn Châu hôm nay 20/01/2020 ra trước tòa án Vancouver, Canada, trong nỗ lực chống lại việc bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Nếu tư pháp Canada bác bỏ, thủ tục dẫn độ sẽ bước sang giai đoạn mới với nhiều khả năng kháng cáo, có thể kéo dài nhiều năm. 

Bị bắt ngày 01/12/2018 khi quá cảnh Vancouver, bà Mạnh được tại ngoại hầu tra, sống tại căn biệt thự sang trọng của bà ở thành phố này. Trong khi đó hai công dân Canada là nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor bị Trung Quốc bắt vài ngày sau đó, và bị giam trong những điều kiện tồi tệ, được cho là sự trả đũa của Bắc Kinh.

Vĩnh Quyền - Đặt tên cho con : Hoàng Sa



VQ : Mỗi năm đến ngày này tôi đăng lại bài này để nhắc nhớ những cái tên mà người Việt không được phép lãng quên. Chỉ thay con số: đã 46 năm Trung Quốc cướp Hoàng Sa của chúng ta.

Vậy là Trung Quốc đã cướp Hoàng Sa của chúng ta 45 năm. Xem lại ảnh này lần nào cũng rưng rưng: Chị Ngô Thị Kim Thanh 28 tuổi một tay ngăn nước mắt ? một tay bấu chặt con trong bụng tại lễ truy điệu chồng, Hạm phó chiến hạm Nhật Tảo Nguyễn Thành Trí. Chị đã làm khai sinh cho con như một lời gửi gắm: tên Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa. Hoàng Sa cũng là lời thề chung của người Việt.

Tôi đã gặp và đã viết về một trường hợp khác đặt tên con tên đảo, nay xin nhắc lại.

dimanche 19 janvier 2020

Dương Quốc Chính - Nếu là lãnh đạo chính quyền



Ảnh trên báo nhà nước.

Hẳn đảng phải rất nhớ là thực dân Pháp muốn chiếm nước ta thì họ vẫn yêu cầu nhà Nguyễn ký hiệp ước nhượng đất và bảo hộ. Pháp thừa sức chiếm đất theo kiểu "bố thích", nhưng họ vẫn luôn tạo căn cứ pháp lý cho kể cả hành động ăn cướp! Vào tháng 12-1946, Pháp đã dụ Việt Minh vào thế nổ súng trước và họ có lý do để tấn công.

Đảng ta thì bất chấp, chắc thế nên đánh thắng Pháp!

Nếu là lãnh đạo chính quyền Hà Nội và Bộ Công an mình sẽ làm khác trong vụ Đồng Tâm. Ở đây, mình đưa ra giải pháp hoàn toàn khả thi, không làm nhục chế độ trước nhân dân, vẫn giữ tư thế cho chế độ cộng sản, thậm chí lấy được niềm tin của nhân dân.

Đoàn Bảo Châu - Quyền lực mềm của chính quyền đang ở đâu?



VCB đã theo lệnh của Bộ Công an mà phong tỏa số tiền hơn năm trăm triệu của chị Nguyễn Thúy Hạnh. Đây là số tiền người dân gửi tới để phúng viếng cụ Kình. 

Có mấy điểm cần phải rạch ròi ở đây: 

1. Mặc dù tôi đứng về phía cụ Kình, nhưng tôi không đồng ý việc tàng trữ thuốc nổ như lời tuyên bố trong một clip của ông ngồi cạnh cụ Kình. 

Lưu Trọng Văn - Hoàng Sa... Những hình ảnh sẽ nhớ mãi



Đôi lời : Ngày 19/01/2020, kỷ niệm 46 năm ngày giặc Tàu xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chỉ có lác đác vài bài báo về Hoàng Sa trên báo nhà nước (và Thụy My đã đăng lại). Một số nhà hoạt động như nghệ sĩ Kim Chi, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết bị canh không cho ra khỏi nhà. Nhưng trên Facebook vẫn có không ít những status kỷ niệm sự kiện bi hùng này. Người Việt không bao giờ quên Hoàng Sa, mảnh đất thấm máu của cha ông…

Nhà báo Lưu Trọng Văn qua những tấm ảnh, tường thuật về một cuộc họp mặt thú vị giữa thân nhân các anh hùng hy sinh ở Hoàng Sa và Gạc Ma, giữa những người cựu binh hai chiến tuyến.

Đà Nẵng tiếp nhận tư liệu quý về Hoàng Sa lưu trữ ở Nhật Bản




Bản chụp màu kèm lời giới thiệu và dịch chú trang bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ”.

(Zing.vn 18/01/2020) Đây là tập bản đồ kèm theo những lời chú giải, mô tả đường đi từ Kinh Đô (Thăng Long) tới khu vực Chiêm Thành xưa.

Ngày 18/01/2020, bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) tổ chức lễ phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa. Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cho UBND huyện Hoàng Sa. Đáng chú ý trong số đó là tờ bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ” (tờ 31b) do cá nhân PGS. TS Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiến tặng.

Không được quên Hoàng Sa




Ngư dân Tiêu Viết Phẩn với mẻ cá ngừ vừa đánh bắt được ở Hoàng Sa - Ảnh: TRẦN MAI

(Tuổi Trẻ 18/01/2020) Trong tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa hôm nay là tiếp tục truyền đi thông điệp đó. Hôm nay (18-1), bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa.

Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Trò chuyện với Tuổi Trẻ nhân sự kiện đặc biệt này, ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa và ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng nói "trong tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa hôm nay là tiếp tục truyền đi thông điệp đó".