lundi 6 mai 2019

Biển Đông : Chiến hạm Mỹ lại đi vào trong vùng 12 hải lý ở Trường Sa

Chiến hạm Mỹ đi vào bên trong vùng 12 hải lý Đá Gaven và Đá Gạc Ma. Ảnh minh họa.

Quân đội Hoa Kỳ hôm nay 06/05/2019 thông báo đã điều hai chiến hạm đi vào vùng 12 hải lý xung quanh hai đảo đá ngầm tại Trường Sa. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng về thương mại. Bắc Kinh lập tức lên tiếng phản đối.

Hai khu trục hạm tên lửa dẫn đường Preble và Chung Hoon đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Gaven (Gaven Reefs) thuộc cụm Nam Yết và Đá Gạc Ma (Johnson Reefs) thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa. Đây là các đảo đá ngầm bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1988. Riêng Đá Gạc Ma là một trong ba địa điểm diễn ra trận hải chiến Trường Sa, quân Trung Quốc đã tàn sát 64 lính hải quân Việt Nam tại đây.

Trung tá Clay Doss, phát ngôn viên Đệ thất Hạm đội nói với hãng tin Reuters, việc « đi qua vô hại » này là nhằm « thách thức các yêu sách phi lý về chủ quyền trên biển, và bảo đảm quyền đi vào các tuyến đường hàng hải theo luật pháp quốc tế ».

1 triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng, ảnh hưởng đến cuộc sống nhân loại

Một loài chim ở Bolivia. Rồi đây loài nào sẽ tồn tại, loài nào tuyệt chủng ???

Đã có một triệu loài động vật, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng và nhịp độ này đang tăng lên : thiên nhiên vốn đang nuôi sống nhân loại tiếp tục suy tàn, nếu không « thay đổi sâu sắc » phương thức sản xuất và tiêu thụ của con người. Đó là lời báo động chưa từng thấy từ bản báo cáo của nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh thái (IPBES) được công bố hôm nay 06/05/2019.

Sau ba năm nghiên cứu, 450 chuyên gia cảnh báo là những hành động của con người như phá rừng, canh tác quá mức, lạm sát thủy hải sản, đô thị hóa ồ ạt, khai khoáng, đã khiến cho 75% môi trường sinh thái trên đất liền và 66% trên biển bị tổn hại. Bên cạnh đó là hiện tượng biến đổi khí hậu, nạn ô nhiễm và các loài ngoại lai xâm lấn.

Hậu quả : khoảng 1 triệu trên tổng số 8 triệu loài động vật và thực vật trên Trái Đất hiện nay đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng, trong đó có nhiều loài sẽ biến mất trong những thập niên tới.

Syria: Thêm hai bệnh viện ở Idlib bị Nga không kích

Cảnh tàn phá nơi cổng vào một bệnh viện ở làng Kafr Nabl, phía nam tỉnh Idlib. Ảnh chụp ngày 05/05/2019.

Chiến sự tại vùng tây bắc Syria vẫn tiếp diễn, và càng dữ dội hơn từ một tuần qua. Hôm qua 05/05/2019 tại tỉnh Idlib do phe nổi dậy kiểm soát, có ít nhất 8 thường dân chết vì bom pháo của lực lượng chính phủ, và hai bệnh viện không còn hoạt động được do các vụ không kích được cho là từ máy bay Nga. Cuối tháng Tư vừa rồi, một trung tâm y tế và hai bệnh viện khác cũng đã bị bom tàn phá.

Từ Beyrouth, thông tín viên Laure Stephan tường trình :

« Tình trạng leo thang từ nhiều ngày qua tại vùng Idlib vẫn tiếp tục. Từ hôm thứ Bảy, các vụ không kích của phe ủng hộ chế độ vào vùng đất không bị Damas kiểm soát là đặc biệt dữ dội, theo tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria : trên 150 vụ oanh kích vào vùng đất nổi dậy ở miền tây bắc Syria.

Tin vắn 06.05.2019


Hình ảnh hiếm hoi về trại cải tạo Trung Quốc ở Tân Cương.

(AFP)Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Mỹ về các trại cải tạo Tân Cương

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay 06/05/2019 bác bỏ cáo buộc của thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Randall Schriver tuần trước, rằng hiện có khoảng 3 triệu người hầu hết là Hồi giáo bị giam trong các trại cải tạo ở Tân Cương. 

Cảnh Sảng kêu gọi phía Mỹ « từ bỏ thành kiến và không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc thông qua vấn đề Tân Cương ».

dimanche 5 mai 2019

Anh Ba Sàm đã về nhà, người đi đón bị chặn



"Anh Ba Sàm" Nguyễn Hữu Vinh, ngày đầu tiên tự do 05/05/2019. Ảnh cắt từ clip.
LS Trần Vũ Hải - Tôi bị chặn vì thăm Anh Ba Sàm trở về !


Tôi vừa mang hoa đến thăm bạn tôi, Nguyễn Hữu Vinh tức Anh Ba Sàm, vừa được tự do sau 5 năm tù và trở về nhà ở Hà Nội. Tuy nhiên đến trước ngõ nhà anh, gần 50 người, phần lớn không mặc quân phục chặn tôi.  

Tôi đành mất tới một giờ dạy cho các bạn này vể quyền con người, trong đó có quyền tự do đi lại và tình người, thăm bạn sau khi bạn ra tù. Tôi cũng nói, anh Vinh là bậc đàn anh, đồng môn sếp của các bạn, và lại là thân chủ của tôi. Các bạn nên tôn trọng anh Vinh và tôi. Nhưng có vẻ “nước đổ đầu vịt”. 

Mấy bạn này cử một thanh niên tự nhận là “trẻ trâu” nói chuyện “to nhỏ “ với tôi. Nhưng rồi cậu ta cũng đành “chuồn”, khi tôi nói “bác từng nói 4 tiếng liên tục, cháu đừng đua”. 

Mừng Anh Ba Sàm được trả tự do



Hôm nay, rất nhiều bạn đọc chờ đợi giây phút tự do của nhà báo Nguyễn Hữu Vinh. Tuy tự trào là "Ba Sàm" và gọi tờ báo mình làm là "Thông tấn xã vỉa hè" nhưng, kể từ 9-9-2007, Anh Ba Sàm đã đưa tin, đã tham gia ngôn luận, nghiêm túc hơn bất cứ tờ báo nào trong nước. Chưa biết, trong những ngày tới anh sẽ lựa chọn cho mình cách thức đóng góp nào, nhưng với tờ Anh Ba Sàm mà anh làm trước khi chấp nhận tù đày đã thực sự làm thay đổi nhận thức của rất nhiều người về lịch sử và đất nước


Anh Ba Sàm một thời có sức hút hơn bất kỳ tờ báo nào. Sức hấp dẫn Anh Ba Sàm không chỉ đối với nhiều tầng lớp độc giả. Uy tín Anh Ba Sàm không chỉ được nhìn nhận với giới trí thức. Sự thu hút Anh Ba Sàm không chỉ ảnh hưởng đối với giới báo chí truyền thông nhà nước. 

Bằng cách nới được đường biên thông tin để tạo ra sự tái nhận thức mới cho xã hội, Anh Ba Sàm cũng định dạng lại hình thức báo chí, theo mô hình hoạt động báo chí tự do với tinh thần độc lập, không làm cái loa cho thể chế cũng như không làm công cụ cho phe nhóm chính trị. Nó khác với cách thức vận hành ngoan ngoãn một chiều như một nô lệ chỉ biết tuân phục và vâng lời của hệ thống truyền thông nhà nước. Chẳng phải tự nhiên mà Anh Ba Sàm lấy slogan là “Phá vòng nô lệ”. Ngoài “tuyên ngôn” này, Anh Ba Sàm chẳng có bất kỳ “hiệu triệu” hay tuyên bố đao to búa lớn nào. Uy tín Anh Ba Sàm tạo được không phải từ những tuyên bố mà từ những gì Anh Ba Sàm làm. 

Nguyễn Trường Uy – Nợ một lời xin lỗi



Ngày 2-11-2018, trở về nước sau khi bị Al-Qaeda giam 3 năm, phóng viên Nhật Jumpei Yasuda đã cúi rạp người xin lỗi tại buổi họp báo tại Tokyo.

Ông nói: “Tôi nợ những người cố hết sức để tôi được tự do một lời xin lỗi và biết ơn sâu sắc tất cả nỗ lực. Tôi thực sự xin lỗi vì đã làm liên lụy và gây nguy hiểm cho chính phủ". 

Phóng viên tự do Yasuda đã tự tới Syria để đưa tin về cuộc nội chiến, bị Al-Qaeda bắt làm con tin vào tháng 6-2015. Quân khủng bố đòi Nhật trả 10 triệu đô để lấy người nhưng Tokyo từ chối, sau đó nỗ lực của chính phủ Nhật đã khiến Al-Qaeda phóng thích ông. 

samedi 4 mai 2019

Nguyễn Phúc Sông Hương - Nửa hồn Xuân Lộc



Nếu được như bố già thượng sĩ
Nghe tin lui quân chỉ nhìn trời,
Vỗ lên nón sắt, cười khinh bạc,
Chắc hẳn lòng ta cũng thảnh thơi.


Còn ta nhận lệnh rời Xuân Lộc
Lại muốn tìm em nói ít lời,
Nhưng sợ áo mình đầy khói súng
Cay nồng mắt người gục trên vai.

Hoàng Nguyên Vũ - Hương về, EVN và Xăng dầu cảm ơn: Sát nhân cứu sát dân!



Hương từ Thái Bình sang Mã Lai có vài năm, nếu không ám sát một người dưng, chắc chẳng ai biết Hương là ai. Vì những cô gái trẻ của Việt Nam nhảy đi nhảy về qua mấy nước Đông Nam Á nhiều lắm. Nhiều đến mức mà một số phụ nữ Việt đi công tác, qua cửa khẩu bị hải quan nước sở tại lục lọi tra vấn như tội phạm. Ơn giời, ơn các cô!

Tôi từng thương xót sự cô độc của Hương giữa toà án xứ người; cũng như đồng cảm những giọt nước mắt tội nghiệp của Hương sau bao phiên toà bên ấy.

Nếu quê hương giàu có thì chẳng mấy ai tha phương cầu thực để rồi phạm tội. Nhưng quê hương không có lỗi, không thấp bé để khi nương tay đón một kẻ phạm tội trở về, thì kẻ đó lộng lẫy như một minh tinh.

Ngô Nhân Dụng - Ai kế vị Nguyễn Phú Trọng?




Ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư, đột ngột phát bệnh và rời khỏi chính trường. Nay, ông Nguyễn Phú Trọng (trái), tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, cũng đột ngột phát bệnh. Mới đây, hôm 3 Tháng Năm, ông Trọng vắng mặt trong tang lễ ông Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước, dù ông Trọng là “trưởng ban lễ tang.” (Hình: Na Son Nguyen/AFP/Getty Images)

Đôi lời : Theo những nguồn tin đáng tin cậy mà Thụy My nhận được, sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng khá ổn, trừ cánh tay trái còn hơi bị « đơ » vì tai biến mạch máu não.

(Người Việt 03/05/2019) Nếu có lúc tỉnh táo, ông Nguyễn Phú Trọng nên chính thức đề cử một, hoặc hai người kế vị trong hai chức vụ của ông. Thứ nhất, để chứng tỏ ông kính trọng gần 100 triệu người dân Việt Nam. Thứ nhì, ông có thể nhờ thế mà sống lâu hơn.

Xin bàn về vấn đề thứ hai trước, vì nói ra thấy hơi khó hiểu.

Nên cử người sẽ lên thay nếu chẳng may mình có mệnh hệ nào, vì thời xưa các ông vua theo lối đó thường sống lâu hơn! Nhận xét này dựa trên số thống kê các hoàng đế bên Tàu, vì chưa ai nghiên cứu chuyện này trong lịch sử Việt Nam.

Từ đời Tần Thủy Hoàng đến đời vua Phổ Nghi nhà Thanh (221 Trước Công Nguyên đến 1911) nước Tàu có 282 ông hoàng đế. Trong số đó có 152 người, hơn một nửa được chết tự nhiên, nghĩa là không bị giết hoặc bị truất phế. Những ông vua Tàu cai trị lâu nhất là những người đã tấn phong một thái tử kế vị mình. Có 130 ông, mà hơn một nửa đã phong thái tử trong vòng năm năm sau khi lên ngôi.

vendredi 3 mai 2019

Tôn Nữ Thu Dung - Gió tháng Ba, bão tháng Tư



Tôi viết câu chuyện này (không phải truyện ngắn) để tặng Phạm Thị Thìn (đã mất tích), Lý Bá Hoài Khanh(Lyon) và Đặng Anh Tuấn (California).

Như tiếng roi quất vào đêm hun hút.
Như tiếng vó ngựa phi qua thảo nguyên mênh mông.
Như tiếng chó sói tru dưới trăng man dại.
Như tiếng vượn hú giữa rừng thẳm hoang vu.
Như tiếng hồn tử sĩ oán than bên trời huyền hoặc…
Gió…
Tôi ôm trái tim mình đau buốt.
Ai đang gọi tôi trở về trong mịt mù ký ức ?
Ký ức từ một ngày thơ dại xa xăm

Một ngày của tháng Ba

Khanh là người đầu tiên chia tay với thành phố biển. Khanh nói :

Mỹ bóp nghẹt về dầu lửa, Iran vất vả tìm cách sống sót

Một giàn khoan dầu ở giếng Soroush của Iran trên vịnh Péc-xích. Ảnh tư liệu chụp ngày 25/07/2005.

Các bài học cần rút ra từ ngày lễ Lao động 1/5 vừa qua, ảnh hưởng của các nghiệp đoàn lên giới công chức, vụ những người biểu tình đột nhập vào bệnh viện La Pitié-Salpétrière, các nhà hát Opéra tại Pháp, sức mua....là tựa chính các báo Paris hôm nay. Về thời sự quốc tế, tình hình Venezuela và Iran được bàn luận nhiều nhất.

Suy thoái, lạm phát đang chờ

Còn tại Trung Đông, Libération nhận định « Trừng phạt Iran : Phương pháp thô bạo của Trump », Les Echos nói về « Cú siết cuối cùng của Hoa Kỳ lên dầu lửa Iran », « Washington gia tăng áp lực lên Iran », theo Le Monde. Hôm qua Hoa Kỳ thông báo không còn đặc miễn cho bất kỳ nước nào để mua dầu của Iran. Sự bóp nghẹt này có thể làm lạm phát của Iran lên đến 37% và tạo ra suy thoái ở mức kỷ lục.

Trong số 8 nước trước đây còn được mua, Ấn Độ lập tức ngưng, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Mỹ suy nghĩ lại, còn Đài Loan, Ý, Hy Lạp thì đã ngưng giao dịch trước đó. Bắc Kinh vốn mua của Iran 580.000 thùng dầu/ngày trong năm ngoái, mạnh mẽ tố cáo Washington, nói rằng không chấp nhận tuân lệnh Mỹ, nhưng Teheran chẳng nhận được đơn đặt hàng nào trong tháng Năm của Trung Quốc cũng như các nước khác. 

Bùi Chí Vinh - Vua quan chết sống không cần biết



Vua quan chết sng không cn biết
Dân ch
ết sng mi cn
T
xưa ti nay dân luôn là gc
B
t gc ri coi như mt sch dâ


Bi vy bn vua quan có chết cũng chng đáng quan tâm
Ch
úng sng như hôn quân, chết s như giòi b
C
òn dân thì bng rng quanh năm
N
ên lúc chết s nh như hơi gió

jeudi 2 mai 2019

Ngô Nhân Dụng - ‘31 Tháng Tư,’ tiếc đã muộn!



Cuốn “Hơn Nửa Đời Hư” in ở Sài Gòn của nhà văn Vương Hồng Sển. (Hình: Zing)

(NgườiViệt 30/04/2019) Ai cũng biết Tháng Tư chỉ có 30 ngày. Riêng ngày “30 Tháng Tư năm 1975” thì người dân Sài Gòn không thể nào nhớ lộn, không thể nào nói hay viết lầm được.

Nhưng nhà văn Vương Hồng Sển, trong cuốn “Nửa Đời Còn Lại” đã viết ít nhất hai lần “ngày 31 Tháng Tư năm 1975.” Lần đầu, trong bản in năm 1996 của nhà xuất bản Văn Nghệ, California, ở trang 285, cụ viết: “…tôi xin được lẩn thẩn lấy theo sức học đáy giếng mà luận việc trên cao để được tỏ chút nỗi lòng một dân Nam thấp hèn buổi 31-4-1975.”

Xin nhắc lại, Vương Hồng Sển viết: “…một dân Nam thấp hèn buổi 31 Tháng Tư, 1975.”

Cụ còn “viết lộn” thêm một lần nữa, trang 291: “…tôi đây đã trải cảnh chịu đựng sau ngày 31-4-1975 ở Sài Gòn, làm tôi bắt nhớ Nguyễn Du năm 1802,…”

Các “bạn trẻ” dưới 60 tuổi có thể không biết nhà văn Vương Hồng Sển là ai; độc giả sống ở miền Bắc càng ít người biết đến cụ.

Nguyễn Quang Duy - Luận về cụm từ Việt Cộng



Biểu tình tại Seatle năm 2015 phản đối một nhóm nhạc Canada lấy tên là "Viet Cong". Một thời gian sau nhóm này thông báo đổi tên.
Ai cũng biết Việt Cộng là cộng sản Việt Nam, nhưng theo sách sử cụm từ lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Vào đầu năm 2018, nghiên cứu sinh sử Viện Đại Học Wisconsin-Madison, Brett Reilly công bố trên trang The Diplomat bài “Cội nguồn đích thực của cụm từ Việt Cộng”. Brett Reilly cho biết đã phát hiện hai điều (1) cụm từ Việt Cộng và (2) cuộc nội chiến Quốc-Cộng đã khởi đầu từ những năm 1920 tại miền Nam Trung Hoa, hơn ba thập niên trước khi người Mỹ tham chiến tại Việt Nam.

Như vậy cuộc chiến Quốc-Cộng đã kéo dài gần trăm năm, vẫn còn tiếp diễn, thách thức phải viết lại lịch sử chiến tranh Việt Nam

Cứ mỗi tháng Tư, cụm từ Việt Cộng lại thường xuyên được nhắc đến trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nhân 44 năm Sài Gòn thất thủ. Xin được tóm tắt công trình nghiên cứu của Brett Reilly và giải thích lý do vì sao đảng Cộng sản Việt Nam luôn dị ứng khi được gọi chính danh là Việt Cộng.

HRW tố cáo Trung Quốc dùng công nghệ giám sát người Duy Ngô Nhĩ

Công an Trung Quốc kiểm tra thẻ căn cước một người Duy Ngô Nhĩ, trong lúc lực lượng an ninh theo dõi các hoạt động trên đường phố ở Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 24/03/2017.

Một báo cáo của Human Rights Watch (HRW) công bố hôm nay 02/05/2019 tố cáo chính quyền Trung Quốc sử dụng một ứng dụng điện thoại di động để giám sát những hành động « hoàn toàn hợp pháp » của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
 
Bắc Kinh trở thành tâm điểm chỉ trích của thế giới do chính sách đàn áp tại Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số. Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trại tập trung cải tạo, nhân danh « đấu tranh chống khủng bố Hồi giáo và ly khai », tại vùng đất trên 20 triệu dân. Chế độ cộng sản Trung Quốc bác bỏ con số này, ra sức biện hộ rằng đó chỉ là các « trung tâm huấn nghệ », chuyên giáo dục và dạy nghề để chống Hồi giáo cực đoan.
Xếp loại 36 cách ứng xử khác nhau

Human Rights Watch trước đây vốn đã tố cáo việc chính quyền Tân Cương sử dụng một hệ thống giám sát có tên là Integrated Joint Operations Platform (IJOP) để tập hợp các thông tin đến từ nhiều nguồn, từ các camera nhận dạng khuôn mặt cho đến các thiết bị phân tích wifi, các điểm kiểm soát của công an, thậm chí cả dữ liệu ngân hàng và khám xét nhà ở.

Nhưng trong bản báo cáo mới nhất hôm nay mang tên « Các thuật toán đàn áp của Trung Quốc », Human Rights Watch nghiên cứu việc sử dụng một ứng dụng kết nối với IJOP để giám sát thái độ ứng xử của người dân.

mercredi 1 mai 2019

Nguyễn Tiến Hưng - ‘Việt Nam Hóa’ và những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa


Cuộc họp Weyand. (Hình: Nguyễn Tiến Hưng cung cấp)

(Người Việt 29/04/2019) Trời đã về khuya, tôi nóng lòng ngồi chờ Eric. Eric Von Marbod (Đệ nhất Phó Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ) là một thành viên của phái đoàn Tướng Fred Weyand do Tổng Thống Gerald Ford gửi sang Sài Gòn để thẩm định tình hình. Hôm ấy là ngày 28 Tháng Ba, 1975.

Tôi đã để sẵn trên bàn mấy chai 33 – loại bia ông ưa thích nhất. Vừa tới, ông uống liên tục hai chai rồi trao đổi với tôi về tình hình tuyệt vọng ở Đà Nẵng vì hết quân để tiếp viện cho Tướng Ngô Quang Trưởng. “Bây giờ tôi mới thực sự cảm nhận việc Tổng Thống (TT) Thiệu gửi anh đi thuyết phục ông Schlesinger giúp trang bị thêm hai sư đoàn làm lực lượng trừ bị.” Đây là ông nhắc lại hai lần chúng tôi gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng James Schelesinger (ông thầy dạy tôi gần bảy năm tại Đại Học Virginia). Lần nào cũng nghe ông trả lời là không thể được vì Quốc Hội đã cắt quân viện.

Ngày 31 Tháng Ba, 1975 (chỉ một tháng trước khi sụp đổ) một buổi họp với phái đoàn Weyand dưới sự chủ tọa của TT Thiệu tại Phòng Tình Hình Dinh Độc Lập vào lúc 5 giờ chiều. Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự.

Đây là buổi họp Việt-Mỹ cuối cùng sau 30 năm người Mỹ dính líu vào Việt Nam.

Tập Cận Bình kêu gọi giới trẻ ''yêu Đảng''

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 26/04/2019.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 30/04/2019 cổ vũ giới trẻ trung thành với Đảng Cộng Sản, trong bài diễn văn kỷ niệm 100 năm « Phong trào Ngũ Tứ » - cuộc biểu tình sinh viên đã đi vào lịch sử đất nước.

Trong khung cảnh trang trọng của Đại sảnh đường Nhân Dân nhìn ra Thiên An Môn, trước cử tọa gồm hàng ngàn thanh niên, binh lính, công nhân và đảng viên, ông Tập tuyên bố : « Tại Trung Quốc ngày nay, lòng ái quốc chính là hợp nhất tình yêu đất nước với tình yêu Đảng và chủ nghĩa xã hội ».

Chủ tịch Trung Quốc khẳng định : « Trong kỷ nguyên mới, thanh niên Trung Quốc phải lắng nghe những lời của Đảng và bước theo bước đi của Đảng ». Lời khuyến dụ này nằm trong chủ trương « Một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa » được Tập Cận Bình vạch ra trong Đại hội Đảng 19, nhằm định hướng cho Trung Quốc đến năm 2050.

Pháp : Hồi hộp chờ biểu tình ngày lễ Lao động 1/5

Cảnh sát chống bạo động đối phó với phong trào Áo Vàng trong cuộc biểu tình lần thứ 23 tại Paris ngày 20/04/2019.

Một ngày trước lễ Lao động 1 tháng Năm 2019, các nghiệp đoàn vốn bị rơi xuống hàng thứ yếu kể từ đầu cuộc khủng hoảng « Áo Vàng », muốn nhân cơ hội biểu dương lực lượng của người lao động hàng năm, để giành lại vai trò. Áo Vàng đe dọa biến Paris thành « thủ đô nổi dậy », còn các nhóm phá phách hứa hẹn một « ngày tận thế ».

Các nghiệp đoàn DGT, FO, FSU, Solidaires, UNEF và UNL đều kêu gọi tuần hành ở Paris, « mở rộng cuộc đấu tranh để các yêu cầu khẩn cấp về xã hội và khí hậu rốt cuộc phải được chính phủ và giới chủ quan tâm đến ». Họ dự báo « một ngày biểu tình đông đảo nhằm cải thiện quyền của người lao động, vì tiến bộ xã hội, hòa bình và tình liên đới quốc tế ». Các cửa hàng nằm trên tuyến đường của người biểu tình chiều mai đều phải đóng cửa.

1,5 triệu người chết mỗi năm vì rác thải độc hại

Công nhân làm việc tại bãi rác thải Pata-Rat, gần thành phố Cluj-Napoca, Rumani, ngày 7/2/2019.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO / OMS), các loại rác thải từ nhựa, hàng điện tử và các hóa chất nguy hiểm, hàng năm gây ra cái chết cho trên một triệu rưỡi người. Một hội nghị quốc tế hôm nay, 30/04/2019, diễn ra tại Genève để tìm cách chống lại nạn ô nhiễm có mặt khắp nơi này.

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche tường trình :

« PCB, DDT, PCDD... Phía sau những chữ viết tắt là những kẻ sát nhân hàng loạt giấu mặt. Được sử dụng khắp nơi trong hóa học, trong công nghiệp, sản xuất chất trừ sâu hay trong nhiên liệu, tất cả đều gây hậu quả nặng nề cho cơ thể : dị ứng, tiểu đường, ung thư…