samedi 13 avril 2019

Lưu Trọng Văn - Vì sao Phạm Nhật Vũ bị bắt ?



Ông Phạm Nhật Vũ (Ảnh của Bộ Công an cung cấp cho báo chí).

Vụ AVG hai ngài bộ trưởng Thông tin Truyền thông bị tóm vì tội vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng ông chủ của AVG là Nhật Vũ vẫn bình yên.

Lý do ? Vũ chỉ là nạn nhân của một cuộc tùng xẻo tiền Dân, đồng thời tỉ phú Nhật Vượng anh của Vũ đã gồng mình trả hết tiền lại cho Dân, để Dân không còn mất xu nào nữa.

Vụ này, tổng thiệt hại là anh em Vượng Vũ chịu. Xong.

Nhưng sao bây giờ lại bắt Vũ ?

Em trai người giàu nhất Việt Nam bị bắt vì cáo buộc đưa hối lộ

Một trung tâm thương mại thuộc tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng.


Công an Việt Nam hôm 13/04/2019 ra lệnh bắt ông Phạm Nhật Vũ, em của tỉ phú giàu nhất Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng, do cáo buộc đưa hối lộ.

Ông Phạm Nhật Vũ, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (Audio Visual Global - AVG), dính líu đến xì-căng-đan nổ ra vào năm ngoái về vụ công ty MobiFone mua lại 95% cổ phần của AVG. Vụ này theo Thanh tra Chính phủ có thể gây thiệt hại cho công quỹ đến 300 triệu đô la. 

vendredi 12 avril 2019

Julian Assange bị bắt tại Anh, Mỹ đòi dẫn độ để xét xử

Ông Julian Assange trên xe cảnh sát Luân Đôn, Anh. Ảnh ngày 11/04/2019.

Người sáng lập trang web WikiLeaks, Julian Assange hôm qua 11/04/2019 đã bị bắt tại Luân Đôn, sau khi chính quyền Ecuador hủy bỏ quy chế tị nạn ngoại giao của ông. Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ Assange để xét xử vì đã tấn công tin học, tiết lộ 250.000 bức điện ngoại giao và nửa triệu tài liệu mật về hoạt động của quân đội Mỹ ở Irak và Afghanistan. 

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve phân tích :

"Theo tư pháp Mỹ, việc trang WikiLeaks do Julian Assange thành lập phổ biến được hàng trăm ngàn tài liệu mật là nhờ sự đồng lõa của nhân viên phân tích tin tình báo Mỹ, Bradley Manning, sau này đã chuyển giới và đổi tên thành Chelsea, bị kết án 35 năm tù hồi năm 2013. 

Kim Jong Un củng cố quyền lực tại Bắc Triều Tiên

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại cuộc họp Ban chấp hành Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng. Ảnh công bố ngày 09/04/2019.

Hãng tin nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay 12/04/2019 cho biết chế độ Bình Nhưỡng đã cử ra một tân chủ tịch nước và một tân thủ tướng, đồng thời tặng thêm cho lãnh tụ Kim Jong Un một danh hiệu mới.

Ông Kim Jong Un lại tiếp tục là chủ tịch Hội đồng Nhà nước, và trở thành « đại diện tối cao của toàn thể nhân dân Triều Tiên » - một danh hiệu đã được trao vào tháng Hai nhưng cho đến nay vẫn chưa được sử dụng trong các văn bản chính thức.

Tổng thống Sudan bị quân đội lật đổ, dân muốn có chính quyền dân sự

Rừng người biểu tình phản đối một chính quyền quân đội ở Sudan, ngày 12/04/2019.

Hàng ngàn người dân Sudan hôm nay 12/04/2019 biểu tình trước bộ Quốc phòng để đòi hỏi thành lập một chính quyền dân sự, bất chấp lệnh giới nghiêm của quân đội, sau khi tổng thống Omar Hassan El Béchir bị lật đổ hôm qua. Hội đồng quân nhân hứa hẹn sẽ trao quyền lại trong vòng một tháng, đồng thời loan báo sẽ không cho dẫn độ cựu tổng thống.

Trước đó vào hôm qua, Hội đồng quân nhân do bộ trưởng Quốc phòng Aouad Mohamed Ahmed Ibn Aouf đứng đầu tuyên bố thời kỳ chuyển tiếp kéo dài hai năm, sau đó sẽ tổ chức bầu cử. 

Tin vắn 12.04.2019



(Reuters) – Hoa Kỳ chỉ trích Việt Nam vì cấm nhập thuốc diệt cỏ glyphosate

Bộ trưởng Nông Nghiệp Mỹ Sonny Perdue hôm qua 11/04/2019 đã chỉ trích việc chính quyền Việt Nam cấm nhập hóa chất diệt cỏ glyphosate, cho rằng quyết định này « sẽ mang lại tác động tai hại cho sản xuất nông nghiệp trên thế giới »

Báo chí Việt Nam cho biết quyết định cấm nhập sẽ có hiệu lực kể từ tháng Sáu. Chất glyphosate đang là mục tiêu của hàng ngàn vụ kiện tại Mỹ vì bị cho rằng gây ung thư cho những người tiếp xúc.

jeudi 11 avril 2019

Liêu Diệc Vũ : Trung Quốc sẽ tốt đẹp hơn nếu được chia thành chục nước

Nhà văn, nhà thơ Liêu Diệc Vũ (Liao Yiwu) tại Paris ngày 02/04/2019.

Nhà thơ ly khai Liêu Diệc Vũ (Liao Yiwu), sinh năm 1958, từng bị đày ải trong goulag Trung Quốc bốn năm trời, vì đã sáng tác bài thơ « Vụ thảm sát vĩ đại », về sự kiện nhà cầm quyền Bắc Kinh điều quân đội đàn áp đẫm máu sinh viên biểu tình năm 1989. 

Ông nằm trong số trên 300 trí thức Trung Quốc ký vào bản Hiến chương 08, và đã tị nạn tại Berlin từ năm 2011. Tác phẩm « Trong đế chế của bóng tối » của ông nói về trại lao cải Trung Quốc, thường được so sánh với tiểu thuyết nổi tiếng « Quần đảo ngục tù » của nhà văn Nga Soljenitsyne.

Vào thời điểm còn hai tháng nữa là đến ngày kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, Liêu Diệc Vũ đã cho ra mắt tác phẩm « Những viên đạn và thuốc phiện » nói về sự kiện trên. Trả lời phỏng vấn báo Le Figaro AFP, nhà thơ ly khai đã cảnh báo nguy cơ từ chế độ độc tài Trung Quốc đối với các nền dân chủ phương Tây.

Ông có biết Vương Duy Lâm (Wang Weilin), anh sinh viên đứng chặn các xe tăng ở Thiên An Môn và hình ảnh « Tank Man » đã lan truyền khắp thế giới, giờ đây như thế nào hay không ?

mercredi 10 avril 2019

Bắc Triều Tiên họp hội nghị trung ương Đảng do "tình hình căng thẳng"

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc họp Ban chấp hành Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên, Bình Nhưỡng. (Ảnh do KCNA công bố ngày 09/04/2019).

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hôm nay 10/04/2019 triệu tập phiên họp toàn thể các ủy viên trung ương Đảng để thảo luận về « tình hình căng thẳng hiện nay ». 

Hội nghị trung ương đảng Lao Động Triều Tiên được tổ chức sau thất bại của thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai vào cuối tháng Hai tại Hà Nội, vào thời điểm tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đến Washington gặp tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên theo hãng tin Nhà nước KCNA thì hội nghị chỉ tập trung cho vấn đề phát triển kinh tế.

Hôm qua khi gặp gỡ các cán bộ Đảng, ông Kim đã ra lệnh cho họ phải chứng tỏ « thái độ xứng đáng của người làm cách mạng và xây dựng đất nước trong tình hình căng thẳng hiện nay, đồng thời tuân thủ chiến lược mới của Đảng ». Được biết tháng Tư năm ngoái, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đã xác định chiến lược này là « xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa », và nói thêm việc phát triển chương trình nguyên tử đã hoàn tất. 

Bầu cử Israel : Netanyahu chuẩn bị làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ 5

Thủ tướng mãn nhiệm Benyamin Netanyahu và phu nhân vẫy chào người hâm mộ ở Tel Aviv sau khi có kết quả bầu cử ngày 10/04/2019.

Theo kết quả kiểm 97% số phiếu cuộc bầu cử Quốc hội Israel, công bố hôm nay 10/04/2019, thủ tướng mãn nhiệm Benyamin Netanyahu hầu như chắc chắn sẽ tiếp tục giữ chức vụ này thêm một nhiệm kỳ thứ năm, trở thành thủ tướng lâu năm nhất của Israel.

Đảng Likoud của ông Netannyahu chiếm được 35 ghế, bằng với số ghế mà liên minh Xanh-Trắng (trung hữu) của ông Benny Gantz giành được. Tuy nhiên thủ tướng mãn nhiệm Netanyahu có thể quy tụ được đa số 65/120 ghế trong Quốc Hội mới. Thế nên sắp tới tổng thống Reuven Rivlin khó thể chỉ định ai khác, ngoài Benyamin Netanyahu, để lập tân chính phủ. Theo thông tín viên Guilhem Delteil từ Jerusalem, đây là chiến thắng cá nhân của ông Netanyahou :

UNESCO tặng thưởng 2 nhà báo Reuters bị tù tại Miến Điện


Thân nhân hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo chờ đợi trước Tòa án Tối cao Miến Điện ngày 26/03/2019.

Phát thanh ngày 10.04.2019
 
Hai nhà báo của hãng tin Reuters, Wa Lone và Kyaw Soe Oo, bị lãnh án bảy năm tù tại Miến Điện vì cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước, sẽ được trao giải tự do báo chí năm 2019 của UNESCO, theo thông cáo hôm nay 10/04/2019 của tổ chức Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Paris.

Ông Wojciech Tochman, chủ tịch hội đồng giải thưởng UNESCO cho biết : « Wa Lone và Kyaw Soe Oo là biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước Miến Điện sau nhiều thập niên cô lập. Hai nhà báo này bị bắt chỉ vì đưa tin về một chủ đề cấm kỵ : các tội ác đối với người Rohingya ».

Hồng Kông sửa đổi luật, cho phép dẫn độ sang Trung Quốc

Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối chính quyền sửa đổi luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 31/03/2019.

Chính quyền Hồng Kông vừa đưa ra một dự luật, theo đó trưởng đặc khu có quyền ra lệnh cho dẫn độ các nghi phạm bị Trung Quốc, Macao, Đài Loan truy lùng, cũng như các quốc gia khác hiện chưa có hiệp định dẫn độ với Hồng Kông. Tuần trước hàng ngàn người Hồng Kông đã xuống đường để phản đối.

Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy cho biết thêm chi tiết :

« Đối với chính quyền Hồng Kông, đây là việc lấp một lỗ hổng pháp luật, bởi vì quy định dẫn độ hiện nay không áp dụng với Trung Quốc, Đài Loan, Macao. Nhưng ngược lại, những người phản đối việc sửa đổi giải thích, lỗ hổng pháp luật này là cố ý, đã được tính toán vì nhiều lý do, đặc biệt là do không bảo đảm có được một phiên tòa công bằng tại Trung Quốc.

IMF : 70% nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong năm nay

Giới công đoàn và đại diện các doanh nghiệp nhỏ Achentina biểu tình gần trụ sở Quốc hội đòi thay đổi chính sách kinh tế, Buenos Aires, ngày 01/04/2019.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 09/04/2019 hạ thấp dự báo tăng trưởng của 70% nền kinh tế trên thế giới trong năm nay, do các nước phát triển nhất là khu vực đồng euro đang gặp khó khăn, và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Tuy nhiên IMF vẫn hy vọng tăng trưởng sẽ tiếp tục trong năm tới.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 3,3%, giảm 0,2% so với dự báo hồi đầu năm 2019 ; so với tỉ lệ 3,6% trong năm 2018. Rất nhiều nước bị hạ dự báo tăng trưởng : Hoa Kỳ, các nước khu vực đồng euro, Anh, Nhật, Canada, châu Mỹ latinh, Trung Đông…tổng cộng chiếm 70% nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên kinh tế gia trưởng IMF, bà Gita Gopinath bác bỏ nguy cơ suy thoái toàn cầu trong ngắn hạn. 

Tin vắn 10.04.2019



Chờ đợi có điện trở lại trong một siêu thị ở Maracaibo, Venezuela, 30/03/2019.

(AFP) – Venezuela lại bị cúp điện

Thủ đô Caracas của Venezuela một lần nữa lại chìm trong bóng tối kể từ đêm qua 09/04/2019. Theo các nguồn tin trên mạng xã hội, có ít nhất 20/23 bang của Venezuela bị cúp điện. Chính phủ và công ty điện lực quốc gia Corpoelec không hề giải thích, lãnh tụ đối lập Juan Guaido kêu gọi biểu tình hôm nay để phản đối.

mardi 9 avril 2019

Gián điệp Nga hoành hành tại Thụy Sĩ


Nằm trong loạt bài điều tra về cung cách nước Nga thời ông Putin mở rộng mạng lưới gây ảnh hưởng ra thế giới, bài viết cuối của Le Monde mang tựa đề « Những nụ hôn từ Genève », dựa theo tựa tập thứ năm bộ tiểu thuyết gián điệp về James Bond của nhà văn Anh Ian Fleming « Những nụ hôn từ nước Nga ». Bài báo nói về hoạt động của các điệp viên Nga dưới vỏ bọc ngoại giao ở Thụy Sĩ.
Hacker hoạt động ngay trên thực địa

Evgueni Serebriakov là chỉ huy phó đơn vị 26165 của tình báo quân đội Nga (GRU), mũi nhọn về gián điệp mạng, vũ khí ưa thích của điện Kremlin. Thay vì dán chặt vào máy tính, nhân viên tình báo này tích cực hoạt động trên thực địa với tư cách nhà ngoại giao. Luôn đi đôi với một điệp viên khác là Alexei Morenets, cả hai không ngần ngại du hành khắp nơi từ Brazil, Hoa Kỳ đến Malaysia với tên tuổi thật.

Ngày 19/09/2016, Serebriakov và Morenets có mặt tại Lausanne, trong một khách sạn lớn, nơi lưu trú của nhiều thành viên tham dự hội nghị Cơ quan chống doping quốc tế (AMA). Vào thời điểm đó, Nga đang bị chỉ trích gay gắt về doping. Một báo cáo điều tra của luật gia Canada Richard McLaren đã gây tiếng vang lớn, ngoài ra còn một báo cáo khác sắp công bố về việc tổ chức doping trong bóng đá Nga. Nhiệm vụ của hai điệp viên là tiếp cận với địch thủ - AMA - để xâm nhập vào hệ thống.

samedi 6 avril 2019

Ngô Nhân Dụng - Mike Pompeo để Kim nhìn thấy bài


Ngoại Trưởng Mike Pompeo còn nói vẫn tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ ba, thì ông rất dại. Trong hình, một nhà hàng Nam Hàn ở Từ Liêm, Hà Nội, dán poster chào đón hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un hôm 20 Tháng Hai, 2019. (Hình: Linh Phạm/Getty Images)

(NgườiViệt 05/04/2019) Sáng Thứ Sáu, 5 Tháng Tư, ngoại trưởng Mỹ nói rằng ông tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ thứ ba giữa Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un. Theo ông Mike Pompeo, cuộc họp thứ nhì hồi Tháng Hai, đã đạt được tiến bộ, vì hai nhà lãnh đạo hiểu nhau sâu xa hơn.

Mang cả một phái đoàn chính phủ bay nửa vòng trái đất để có dịp hiểu Kim Jong Un sâu xa hơn, ông Pompeo coi như vậy là tiến bộ. Một điều Tổng Thống Donald Trump hiểu thêm về Chủ Tịch Kim Jong Un là, theo lời ông Trump kể, cậu này đòi Mỹ phải bỏ hết các biện pháp cấm vận kinh tế; để đổi lại, cậu chỉ đóng cửa một cơ sở nguyên tử.

Lỗi ở các cơ quan tình báo Mỹ! Họ đã theo dõi Bắc Hàn từ hơn nửa thế kỷ, đã sơ suất không cho tổng thống biết các người cầm đầu Bắc Hàn là loại người như thế nào, để ông phải tự tìm hiểu lấy.

Những ai đã đọc tin tức về Bắc Hàn trong hơn nửa thế kỷ qua đều biết không thể tin vào lời nói của ba đời họ Kim.

Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc bất đồng về thương mại và nhân quyền

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị được chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tiếp trước một cuộc họp tại Bruxelles, ngày18/03/2019.

Những bất đồng sâu sắc về thương mại, đầu tư và quyền của người thiểu số đang cản trở Liên hiệp Châu Âu (EU) và Trung Quốc ra được một bản thông cáo chung trong cuộc họp thượng đỉnh tuần tới. Nhiều nguồn tin từ Bruxelles hôm 05/04/2019 cho các hãng tin AFP và Reuters biết như trên.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thứ Ba 9/4 tới sẽ đến Bruxelles họp thượng đỉnh với chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. 

Ông Donald Tusk « đã khuyến cáo các quốc gia thành viên EU bác bỏ bản dự thảo tuyên bố của thượng đỉnh EU – Trung Quốc, nếu vẫn giữ nguyên như hiện nay, do Trung Quốc không đáp ứng những mong đợi chính yếu của Liên hiệp Châu Âu ».

Mỹ quan ngại vì tàu Trung Quốc dày đặc trên Biển Đông

Đảo Thị Tứ, ảnh năm 2015. Chính quyền Philippines hôm 04/04/2019 tố cáo có khoảng 200 tàu Trung Quốc ở gần đảo.

Sự hiện diện của một số lượng lớn các tàu Trung Quốc gần các đảo đang do Philippines quản lý tại Biển Đông là mối quan ngại đối với Hoa Kỳ. Hãng tin AP hôm 05/04/2019 dẫn tuyên bố của trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Joseph Felter cho biết như trên.

Ông Felter, phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á ở Lầu Năm Góc, đến Thái Lan để tham dự hội nghị các viên chức quốc phòng ASEAN. Khi được hỏi về tình hình Biển Đông, ông nhận định : « Hoa Kỳ quan ngại về các hành động hiếu chiến của bất kỳ nước nào trên Biển Đông, và trong trường hợp này là Trung Quốc. Các hành động của Bắc Kinh tỏ ra hung hăng, khiêu khích, chúng tôi thấy rằng đó là vô ích và không chính đáng ».

Venezuela : Guaido kêu gọi biểu tình để duy trì áp lực lên Maduro

Đông đảo người dân Venezuela lại xuống đường ở Caracas ngày 06/04/2019 chống chế độ Maduro.

Hôm nay, 06/04/2019, thủ lãnh đối lập Juan Guaido lại kêu gọi người dân Venezuela xuống đường đấu tranh để duy trì áp lực lên tổng thống Nicolas Maduro, trong bối cảnh bất bình dâng cao do thiếu điện nước. Và như thường lệ, phe ủng hộ ông Maduro cũng hô hào biểu tình để đối phó.

Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :

« Cho dù ông Juan Guaido rất được lòng dân, nhưng người dân Venezuela thời gian gần đây chưa thực sự đáp ứng lời kêu gọi xuống đường của ông, trong thời kỳ cúp điện. Cuộc biểu tình cũng khá đông đảo, nhưng không thể so sánh với biển người tràn ngập đường phố hồi tháng Giêng và tháng Hai.

Bouteflika ra đi, dân Algérie vẫn xuống đường đòi dân chủ

Algérie: Dân chúng tiếp tục xuống đường ở Alger đòi thay đổi triệt để. Ảnh ngày 05/04/2019.

Biển người lại tràn ngập trung tâm thủ đô Alger và các thành phố chính của Algérie hôm qua, 05/04/2019. Đây là cuộc biểu tình đầu tiên từ khi ông Abdelaziz Bouteflika buộc phải từ chức, nhằm phản đối mọi sự tham gia của những người trung thành với cựu tổng thống trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị.
Trước phong trào phản kháng chưa từng thấy từ hôm 22/2, tổng thống Bouteflika, 82 tuổi, sức khỏe rất yếu do bị đột quỵ cách đây sáu năm, đành phải từ chức hôm thứ Ba 3/4 sau 20 năm cầm quyền. 

Tin vắn 06.04.2019


Áp-phích có hình ông Erdogan và ứng cử viên của đảng AKP tranh chức thị trưởng Istanbul, 01/04/2019.

(AFP)Thất bại trong bầu cử, Erdogan tố cáo Hoa Kỳ và châu Âu xen vào chuyện nội bộ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 05/04/2019 tố cáo châu Âu và Hoa Kỳ « can thiệp vào chuyện nội bộ », sau những lời bình luận về thất bại bầu cử của đảng cầm quyền AKP tại Istanbul và Ankara.

Hai thành phố lớn nhất nước được phe Hồi giáo kiểm soát từ 25 năm qua có nguy cơ rơi vào tay đối lập, và AKP đã khiếu nại. Mỹ cho rằng ông Erdogan « nên chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử hợp pháp », còn châu Âu bày tỏ hy vọng các tân thị trưởng sẽ được tự do phục vụ trong nhiệm kỳ.