samedi 25 octobre 2014

Ebola: New York bị đe dọa, Châu Âu tăng viện trợ

Đăng ngày 24-10-2014

Một bác sĩ làm việc tại Ghi-nê cho tổ chức Y sĩ Không biên giới, đã bị nhiễm virus Ebola và được cách ly trong một bệnh viện khi vừa trở về New York. Thị trưởng thành phố tối 23/10/2014 kêu gọi các cư dân không nên hoảng sợ.

Từ New York, thông tín viên RFI Karim Lebhour tường trình:

Indonesia sắp trả tự do hai nhà báo Pháp

Đăng ngày 24-10-2014

Hai phóng viên Pháp Thomas Dandois và Valentine Bourrat bị tòa án Indonesia hôm nay 24/10/2014 kết án hai tháng rưỡi tù giam vì thực hiện phóng sự về một phong trào nổi dậy tại Papua mà không có giấy phép, sẽ trở về nước thứ Hai tới do bản án trùng khớp với thời gian tạm giam. Họ bị kết tội lạm dụng visa du lịch để nhập cảnh hoạt động báo chí.

Từ Jakarta, thông tín viên RFI Cléa Broadhurst cho biết thêm chi tiết :

Bán giùm sản phẩm cho nông dân Việt: Hoạt động thiện nguyện mới của bạn trẻ

Phát ngày Thứ tư, ngày 22 tháng mười năm 2014

« Cà chua giá rẻ mạt, dân đổ ra đường, cho heo ăn », « Đau xót thanh long đổ đầy đường, cho bò ăn », « Một ký dưa hấu bằng ly trà đá ». Hoặc « Rau Đà Lạt lại đổ cho bò ăn », « Bò cũng ngán ăn rau », « Cà chua đổ đầy đường, nỗi khốn cùng của người nông dân »…Chỉ cần lướt qua tựa một số bài báo Việt Nam, cũng có thể thấy được số phận long đong của người nông dân, bị bỏ rơi trong một thị trường có thể nói là vô tổ chức.

Báo chí cho biết, đây là vụ mùa thứ ba liên tiếp cà chua bị xuống giá một cách thê thảm. Giá bị rớt chỉ còn từ 500 đồng VN đến 1.500 đồng, tương đương chỉ vài ba xu lẻ nếu so với đồng euro.

Vận động hỗ trợ tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu

Các thân hữu biểu tình trước cổng trại giam ngày 22/10/2014 đòi trả tự do cho Đặng Xuân Diệu
Đăng ngày 22-10-2014

Sáng 22/10/2014, khoảng 50 người gồm các thân hữu, giáo dân và thân nhân đã đến trại giam số 5 ở Thanh Hóa đòi được thăm tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, một trong số 14 thanh niên Công giáo ở Vinh bị bắt cách đây ba năm và bị lãnh án 13 năm tù giam.

Là một trong ba tù nhân bị tuyên án nặng nhất, anh Đặng Xuân Diệu không nhận tội « âm mưu lật đổ chính quyền », không kháng án và từ chối mặc áo phạm nhân. Bị giam ở nhà tù số 5, Yên Định, Thanh Hóa, Đặng Xuân Diệu không được gặp gia đình và phải chịu đựng các điều kiện tệ hại như nhiều lần bị biệt giam. Theo các thân hữu, anh Diệu trước khi bị bắt là một người năng động tham gia công tác xã hội như giúp trẻ khuyết tật, chương trình khuyến học…

mardi 21 octobre 2014

Phóng viên Không biên giới chúc mừng Điếu Cày được trả tự do

Đăng ngày 21-10-2014

Thông cáo của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đưa ra tối 21/10/2014 cho biết vui mừng trước việc nhà báo công dân Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày được trả tự do hôm nay. RSF nhắc lại rằng vẫn còn có 26 nhà báo công dân khác đang bị giam giữ tại Việt Nam.
Ông Benjamin Ismaïl, phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Phóng viên Không biên giới tuyên bố : « Chúng tôi vui mừng được biết Điếu Cày được trả tự do và không còn phải lo ngại về sức khỏe, đã bị tổn hại rất nhiều vì bị đối xử tệ hại trong tù. Tuy vậy chúng tôi hy vọng ông sẽ không bị ngăn cách với gia đình, và sẽ tìm được giải pháp để ông có thể gặp lại những người thân đã can đảm chờ đợi ông từ hơn sáu năm qua ».

Hồng Kông : Sinh viên bi quan về đối thoại đầu tiên với chính quyền

Đăng ngày 21-10-2014

Sinh viên Hồng Kông, mũi nhọn của phong trào đấu tranh dân chủ ngày21/10/2014 gặp gỡ chính quyền lần đầu tiên, sau hơn ba tuần lễ biểu tình. Một cuộc đối thoại mà ít có quan sát viên nào tin rằng sẽ giúp kết thúc cuộc khủng hoảng, và giới sinh viên cũng thế. 
Từ ba tuần qua, sinh viên chiếm lĩnh ba khu phố của trung tâm tài chính Châu Á. Giao thông công cộng, việc di chuyển của xe cộ và hoạt động kinh tế bị trở ngại đáng kể bởi các cuộc biểu tình ngồi. Tại Mongkok, các sinh viên đã củng cố các rào cản bằng những thanh gỗ, thùng carton và hàng rào, trên đó cắm đầy những chiếc dù đã trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng. Sợ rằng cảnh sát sẽ tấn công lần nữa, những người biểu tình bắt đầu dự trữ nón bảo hộ, khẩu trang và mút xốp dùng để đỡ những cú gậy của cảnh sát.

Chủ tịch Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Total tử nạn

Đăng ngày 21-10-2014 Sửa đổi ngày 21-10-2014 16:37

Christophe de Margerie, 63 tuổi, Chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Total và là khuôn mặt nổi tiếng trong giới chủ Pháp, đã tử nạn máy bay tối ngày 20 rạng sáng 21/10/2014 tại Nga. Cái chết bất ngờ này đã khiến tập đoàn có doanh số lớn nhất nước Pháp bỗng chốc trở nên « rắn mất đầu ». Nước Nga, đang bị châu Âu cấm vận, cũng mất đi một đồng minh quan trọng.
Thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường thuật từ Matxcơva :

« Gần như là đã nửa đêm khi chiếc Falcon 50 của ông Christophe de Margerie lăn bánh vào đường băng để cất cánh. Đúng lúc đó chiếc máy bay đụng phải một xe dọn tuyết chạy ngang phi đạo.
Người ta không hiểu tại sao lại xảy ra sự cố này, khi tối qua tuyết không rơi tại Matxcơva. Nhưng theo ủy ban điều tra, người lái chiếc xe xúc tuyết, sống sót sau tai nạn, lúc đó đang trong tình trạng say rượu. 

Oscar Pistorius lãnh 5 năm tù giam vì sát hại bạn gái

Đăng ngày 21-10-2014

Nhà vô địch Olympic dành cho người khuyết tật Oscar Pistorius hôm nay 21/10/2014 bị lãnh án 5 năm tù giam vì đã sát hại bạn gái Reeva Steenkamp năm 2013. Pistorius bị dẫn giải ngay lập tức về trại giam sau khi tòa tuyên án – một phiên tòa chấn động kéo dài gần tám tháng qua.
Chủ tọa tuyên bố : « Bị cáo bị kết án ở mức tối đa là 5 năm tù giam ». Hồi tháng Chín, tòa đã công nhận Pistorius tội « ngộ sát » vì đã bắn bốn phát đạn vào cô bạn gái, siêu mẫu Reeva Steenkamp ngay trong buổi tối Ngày tình nhân Valentin 2013. Khi bản án được tuyên, người thanh niên 27 tuổi ngồi sững, đầu cúi xuống như chờ đợi bị trừng phạt ; sau đó được đưa về nhà tù Kgosi Mampuru ở Pretoria.

Chính quyền Việt Nam thả blogger Điếu Cày

Đăng ngày 21-10-2014

Ba Lan: Putin muốn chia chác Ukraina từ năm 2008


Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk

(Reuters 20/10/2014) Từ năm 2008, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị với Thủ tướng Ba Lan thời đó là Donald Tusk để cùng chia nhau Ukraina. Chủ tịch Quốc hội Ba Lan, Radoslaw Sikorski, khi trả lời tờ báo Mỹ Politico đã khẳng định như trên.

Theo ông Sikorski, người mà cho đến tháng trước vẫn là Ngoại trưởng Ba Lan, ông Vladimir Putin đã đưa ra đề nghị trên nhân chuyến thăm Matxcơva của ông Donald Tusk cách đây sáu năm.

lundi 20 octobre 2014

Việt Nam và Vatican tái khẳng định mục tiêu đặt quan hệ ngoại giao

Đức Giáo hoàng Phanxicô trong thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, 05/10/2014.
Đăng ngày 18-10-2014

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 18/10/2014 lần đầu tiên được Đức Giáo hoàng Phanxicô tiếp kiến. Việt Nam và Tòa Thánh cùng tái khẳng định mục tiêu nhằm đạt đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện.

Theo thông cáo báo chí của Tòa Thánh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ Đức Giáo hoàng Phanxicô và Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh – người theo dõi chặt chẽ hồ sơ này, và Đức Tổng giám mục Dominique Mamberti, Ngoại trưởng tháp tùng.

Trên 150 trí thức Đức yêu cầu bà Merkel đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 15/10/2014.
Đăng ngày 18-10-2014

Nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công du Berlin, 158 trí thức Đức vào tuần trước đã gởi thư cho bà Angela Merkel, yêu cầu Thủ tướng Đức lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân, đồng thời đặt vấn đề về việc chính quyền Saigon giải tỏa các cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm.
Lá thư đề nghị Thủ tướng Đức Angela Merkel nêu ra trường hợp luật sư Lê Quốc Quân khi hội kiến với người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Giáo sư Johannes Kals thay mặt cho tập thể 158 trí thức Đức đề nghị bà Merkel mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Lê Quốc Quân.

Biển Đông : Trung Quốc hoàn tất sân bay vũ trụ trên đảo Hải Nam

Đăng ngày 18-10-2014

Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao.

Trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) nằm xa nhất ở phía Nam so với các trung tâm khác, có thể gởi lên những vệ tinh địa tĩnh mà quỹ đạo nằm trên đường xích đạo. Vị trí khu vực xích đạo cũng giúp gia tăng đáng kể trọng tải được phóng đi. Đây là yếu tố mấu chốt cho những chương trình vũ trụ có phi hành gia, các phi vụ thám hiểm ở khoảng cách thật xa, và việc xây dựng các trạm vũ trụ - mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc.

Liên Hiệp Quốc : Thiếu tương trợ, thế giới đang thua cuộc trước Ebola

Đăng ngày 18-10-2014

Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới hôm nay 18/10/2014 cảnh báo, cộng đồng quốc tế thiếu sự tương trợ đối với các quốc gia châu Phi bị dịch Ebola - nạn dịch đã giết hại 4.555 người, và cổ vũ cho việc hiện thực hóa những lời hứa viện trợ tài chính và nhân đạo. Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi không nên rơi vào tâm trạng hoảng loạn.

« Chúng ta đang thua cuộc chiến » chống lại virus Ebola. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim nhận xét như trên trong cuộc họp báo tại Paris. Theo ông : « Một số nước chỉ quan tâm đến việc bảo vệ biên giới của mình, đây là một điều rất đáng quan ngại. Chúng ta vẫn chưa ý thức được sự tương trợ cần thiết ».

Các luật sư tẩy chay phiên tòa thứ hai xử các lãnh đạo Khmer Đỏ

Đăng ngày 18-10-2014

Các luật sư của hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ hôm nay 18/10/2014 thông báo họ sẽ tẩy chay các phiên tòa mới về tội diệt chủng, với lý do cần có thời gian kháng cáo bản án chung thân trước đó. Sự kiện này có thể kéo dài thêm trình tự xét xử vốn đã quá dài.

Đã bị lãnh án chung thân hồi tháng Tám vì tội ác chống nhân loại tại tòa án Phnom Penh được Liên Hiệp Quốc bảo trợ, hai bị cáo Nuon Chea, 88 tuổi, nhà tư tưởng của chế độ Khmer Đỏ và Khieu Samphan, 83 tuổi, nguyên chủ tịch nước « Campuchia Dân chủ », nay sẽ phải trả lời trước tòa về tội ác diệt chủng, phạm từ năm 1975 đến 1979.

Syria : Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tăng cường áp lực lên người Kurdistan ở Kobané

Đăng ngày 18-10-2014

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (EI) hôm nay 18/10/2014 đã gởi quân tăng viện đến vùng Kobané ở Syria, và tung ra một đợt tấn công mới vào lực lượng Kurdistan, dù liên minh quốc tế vẫn đang oanh kích hàng ngày.

Quân thánh chiến tập trung nỗ lực vào thành phố này, vì nếu chiếm được thì EI sẽ kiểm soát cả một dải đất liên tục tại biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm nay Cơ quan Quan sát Nhân quyền Syria (OSDH) cho biết trong những tiếng đồng hồ vừa qua, EI đã lại nhận thêm quân tăng viện cũng như đạn dược, trang thiết bị từ tỉnh Alep và Raqa, thành trì của phe sunni cực đoan này ở Syria.

Tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Senkaku

Đăng ngày 18-10-2014

Các tàu hải cảnh của Trung Quốc hôm nay 18/10/2014 lại tiến vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết như trên. Sự kiện này diễn ra một hôm sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gây giận dữ cho Bắc Kinh vì gởi đồ cúng tế đến ngôi đền Yasukuni.

Theo tuần duyên Nhật, ba tàu Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý vào khoảng sau 10 giờ sáng (1 giờ GMT).

Ân xá Quốc tế : Trấn áp người biểu tình ôn hòa là vi phạm luật quốc tế và của chính Hồng Kông

Cảnh sát chống bạo động đối đầu với người biểu tình đòi dân chủ tại khu Mongkok, Hồng Kông, 18/10/2014.
Đăng ngày 17-10-2014

Cuộc cách mạng những chiếc dù đang diễn ra tại Hồng Kông thu hút sự chú ý của toàn thế giới, và tất nhiên là được các tổ chức quốc tế đấu tranh cho nhân quyền theo dõi chặt chẽ. Trong đó có Amnesty International đã nhiều lần lên tiếng phản đối các vụ trấn áp người biểu tình ôn hòa.

RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với bà chào bà Nina Walch, tổ chức Amnesty International phụ trách hồ sơ các cuộc khủng hoảng.

RFI : Xin chào bà Nina Walch, rất cảm ơn bà đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Thưa bà, vừa rồi Ân xá Quốc tế đã ra thông cáo phản đối việc trấn áp người biểu tình ở Hồng Kông phải không ạ ?

mardi 14 octobre 2014

Thế hệ Hồng Kông



(Harold Thibault, L’Express 8-14/10/2014) Kết quả như thế nào không quan trọng…Tại cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Trung Quốc, phong trào đòi dân chủ, hai mươi lăm năm sau Thiên An Môn, đã phát lộ sự trỗi dậy của một lớp trẻ gan dạ và quyết tâm giành cho được tự do. Một thách thức cho quyền lực Bắc Kinh.

Chris Lau đã kiệt sức. Suốt cả một tuần, anh sinh viên khoa Lý mỗi đêm đều ngủ trên mặt đường nhựa của một trong những tuyến giao thông xe cộ đông đảo nhất vào lúc bình thường, tại trung tâm tài chính châu Á. Đó là cái giá phải trả cho cuộc chiến đấu của tuổi trẻ Hồng Kông.

Mệt nhoài và bất định về lối thoát của phong trào, anh để rơi vài giọt lệ. Tại cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Trung Quốc, ở tuổi hai mươi, anh đã đối đầu với quyền lực Bắc Kinh. Chris và hàng chục ngàn thanh niên khác đòi hỏi điều mà cha mẹ họ chưa bao giờ đạt được : bầu ra trực tiếp và một cách dân chủ người đại diện cao nhất của mình.

samedi 11 octobre 2014

Phạm Chí Dũng: Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) và người đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington ngày 02/10/2014.
Đăng ngày 08-10-2014

Cuộc hội kiến đã được chờ đợi từ lâu và có lúc tưởng chừng như không thành, giữa Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng nhiệm Hoa Kỳ John Kerry rốt cuộc cũng đã diễn ra tại Washington ngày 02/10/2014.Chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh có ý nghĩa gì, và sắp tới quan hệ Việt-Mỹ liệu có những tiến triển đủ nhanh và đủ mạnh?
Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

“Về nhà”

RFI : Thân chào anh Phạm Chí Dũng. Cảm nhận của anh sau cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10 năm nay như thế nào ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Nói thực lòng, tôi có cảm giác ông Phạm Bình Minh như được “về nhà”. Có một bài tường thuật cho biết trong một buổi nói chuyện kèm trả lời phỏng vấn, vào lúc ông Minh đang thao thao về Trung Quốc và cử tọa đang chăm chú nghe, bỗng cái micro đổ xuống bàn, gây một tiếng “ùm” rất to như bom nổ trong loa, làm cả hội trường giật thót mình (trước đó khi nói về kinh tế và tình hình trong nước thì micro chẳng sao cả). Thế nhưng ông Phạm Bình Minh tỏ ra rất nhanh trí và còn nói đùa rằng nói đến Trung Quốc nên “nó” thế đấy, làm hội trường cười ồ và khiến cho “bi kịch” về câu chuyện micro mau chóng trôi qua.