Affichage des articles dont le libellé est xã hội chủ nghĩa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est xã hội chủ nghĩa. Afficher tous les articles

mardi 26 décembre 2023

Huy Đức - Vinashin và sự phản bội công cuộc cải cách theo hướng thị trường

 

Sáng 01-01-2010, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: Vinashin thực sự đã sụp đổ mặc dù “có thể dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình”.

Theo ông: Sự sụp đổ đó “đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỉ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1.000 tỉ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi...”.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã trân trọng đề nghị: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra”.

lundi 25 décembre 2023

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (3)

 

Miền Bắc, sống ở nông thôn, người ta uống nước vối quanh năm suốt tháng. Nếu mua được gói chè “ngon” loại 2, loại 3 như chè Đại Đồng, Phú Thọ chẳng hạn thì phải để dành phòng khi có khách.

Vối sẵn, hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất một cây, góc vườn hoặc bờ ao. Uống lá tươi, cây nhiều lá quá thì bẻ cả cành vặt lá phơi nỏ cho vào bao uống dần. Nụ vối uống rất ngon, nghe nói chữa được cả bệnh liên quan tới thận, lợi tiểu, hợp với người bị bệnh đái dắt.

Hồi tôi còn bé thường ăn quả vối chín, chua chua ngòn ngọt, “xơi” xong mồm miệng trông cứ như hộp đựng thuốc vẽ, lòe loẹt xanh đỏ tím vàng. Trẻ con nhà quê thứ chi cũng ăn, quả thèn đen, quả mây, quả sắn, quả bom bóp… chẳng bổ béo gì nhưng bớt được sự thèm bánh kẹo.

jeudi 21 décembre 2023

Lưu Trọng Văn - Kính phục dân phố cổ Hà Nội

 

Gã lọt vào phố cổ Hà Nội đặt lưng bốn đêm.

Ngõ Tạm Thương cắt phố Yên Thái, người bảo thuộc phường Cửa Đông, người bảo thuộc phường Hàng Gai, oai vệ cặp loa trắng toát, miệng loa bằng cái lồng bàn. Căn phòng gã thuê trọ vinh dự được hứng trọn bản tin phường theo quy trình chặt chẽ: Không cho chúng nó thoát.

Và thế là boong đúng giờ, loa phát. Rất tiến bộ, không có nhạc hiệu, không lời chào dài dòng, vào thẳng ngay vấn đề nóng hổi: Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm, hiện nay nắng nóng và mưa sẽ tạo điều kiện cho lăng quăng…

vendredi 15 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Bắt quan dễ ợt

 

Vụ bắt ông Lê Đức Thọ dự là cũng khá giống vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng, kiểu giương đông bắt tây!

Vụ này báo đăng đọc khá buồn cười. Đại khái là đăng tin bắt ông Thọ, thấy liên quan đến vụ Xuyên Việt Oil. Nhưng liên quan thế nào thì tuyệt nhiên không nói!

Mình hiểu là do Ủy ban Kiểm tra thấy là ông này có quá nhiều tiền, lại không chịu khai trung thực. Chắc tiền kiếm từ hồi còn làm chủ tịch Viettinbank, nhưng khó mà có bằng chứng gì từ hồi đó. Thế nhưng quan chức mà có quá nhiều tiền lộ liễu thế thì phải bắt rồi. Nên Bộ Công an phải tìm ra tội của ông này liên quan đến một công ty ất ơ để có cớ bắt!

vendredi 8 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Nghệ sĩ nhân dân

 

Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân nó là sản phẩm xã hội chủ nghĩa, đại khái cũng gần như huân huy chương cho sự nghiệp cống hiến. Các nghệ sĩ miền Bắc đa phần có biên chế cơ quan nhà nước, hay sáng tác theo lề, thì rất thích.

Anh em cũng cần hiểu tâm tư của những người làm nhà nước lâu năm, não người ta tư duy theo lề. Đến ngày đến tháng, với cống hiến như thế là phải được phong danh hiệu như thế. Tự nhiên không được là người ta ấm ức, bị đồng nghiệp dị nghị: Phải thế nào thì mới không được phong chứ !

Thế nên anh gì mới hậm hực như vậy, nhất là khi vợ còn được rồi! Nhưng mình đọc CV thấy ảnh có giai đoạn làm công chức và làm sếp, lại thấy bảo bị có đơn...nên chắc bị tố cáo tội gì đó mà công chức, cán bộ hay dính?

Ann Đỗ - Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú được hưởng quyền lợi gì?

Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Chính sách cũng quy định mức thưởng cho các tên tuổi đoạt Nghệ sĩ Nhân dân là 18,6 triệu đồng mỗi người (gấp 12,5 lần mức lương cơ sở), với Nghệ sĩ Ưu tú là 13,41 triệu đồng mỗi người (gấp 9 lần mức lương cơ sở).

Theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội năm 2022, Nghệ sĩ Nhân dân được hỗ trợ thêm 80.000 đồng, Nghệ sĩ Ưu tú được thêm 40.000 đồng/buổi tập, tương đương mức bồi dưỡng của diễn viên chính trong vở diễn sân khấu, opera, ballet, ca sĩ hát chính, nhạc công độc tấu.

dimanche 27 août 2023

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (5)

 

Miền Bắc sau 1975. Đồng hồ Orient 4 đinh được chuộng nhất. Loại này to, dày, chết tên 4 đinh bởi có 4 mấu nhô lên 4 góc, màu tím nhạt hoặc xanh ngọc, kim dạ quang sáng ngời. Đeo chiếc Orient 4 đinh, thiên hạ lác mắt, đi tới đâu cũng nhận được những cái nhìn thèm khát và sự trầm trồ thán phục.

Lớp tôi có anh Hoàng Thanh Chương người Quảng Trị. Ngay sau tháng 4.1975, Chương xin phép nghỉ học vài tuần về thăm quê. Khi y trở ra, đem cả đài (radio) National và đồng hồ, rất oách. Y đeo chiếc Orient tự động, 2 cửa sổ, tôi lại gần chiêm ngưỡng. Cha mẹ ôi, sao có thứ đồng hồ hiện đại, khiếp thế không biết. Đeo đồng hồ ấy, con gái chạy theo rần rần.

Cũng loại Orient còn có thứ hàng độc nhất vô nhị, dân chơi gọi là Orient thủy quân lục chiến. Chỉ những tay chơi máu mặt mới dám sắm Orient thủy quân lục chiến.

samedi 26 août 2023

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (4)

 

Như đã kể ở bài trước, sau tháng 4.1975, hàng hóa lũ lượt từ miền Nam trẩy ra Bắc, tinh những thứ của bọn tư bản giãy chết. Nào tivi, tủ lạnh, xe máy, cát xét, xe đạp, radio, vải vóc, quần áo, thậm chí cả cục xà phòng, hộp kem đánh răng…, tất nhiên trong đó có đủ loại đồng hồ.

Chỉ có nhà cửa, biệt thự không đào đi được, chứ nếu được cũng đem tuốt. Lại nhớ người ta nhại câu hát của Lưu Hữu Phước, “Tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà mặt tiền; tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà thật to”.

Trước 30 tháng 4, ngay cả những nhà giàu nhất Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, rồi cả những gia đình ông to bà nhớn cốp sộp, cũng chỉ dùng hàng phe xã hội chủ nghĩa. Hàng có xuất xứ giãy chết, chỉ những anh Vosco, từ thuyền trưởng tới anh nấu bếp trên tuyến đi Nhật, đi Hồng Kông may ra mới sắm được. Đám Vosco là thứ đẳng cấp kinh tế cao nhất thời bấy giờ, ai cũng phải nể vì, ao ước, và… ghen ghét. Giờ thì Nam Bắc thống nhất, nguồn hàng vừa gần vừa phong phú, khiến miền Bắc thay đổi nhanh, choáng ngợp. Nhiều món đồ, trước kia người ta chưa từng biết, chưa từng ao ước, nay được sờ tận tay.

vendredi 7 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (5)

 

Vẫn chuyện dạy văn học văn của ròng rã mấy chục năm, từ thập niên 50 đến thập niên 90 thế kỷ trước.

Như nhà cháu đã kể, môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa chả khác gì môn chính trị. Giá trị văn học bị xem nhẹ, thậm chí tước bỏ, để thay vào đó những nội dung, chủ đề, đề tài mang màu sắc chính trị, phục vụ chính trị. Ai đời, tác phẩm văn chương được đưa vào sách giáo khoa lại là thứ chả văn chương chút nào.

Kiểu như “Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, “Đau khổ chi bằng mất tự do/Đến buồn đi ỉa cũng không cho”, “Em ơi ra mà xem kìa mây bay/Lớp lớp trên nền trời đuổi giặc/Tốp đi đầu in hình quân xâm lược…/Chiến tranh nhân dân là vô địch/Sẽ đi vào quần chúng học thuyết ta”, “Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá/Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô”, “Ngói mới trăm nơi cùng cửa sổ/Xây lên không khí những tòa gương”, v.v...

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (4)

 

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước?

Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa... chẳng hạn.

Nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu... thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (3)

 

Thời tôi đi học, kể từ cấp 1 đã nghe người nhớn nói với nhau “văn dĩ tải đạo”, còn bé nên chả hiểu. Tới lúc nhớn thì lờ mờ rằng đó là thứ quan điểm về văn chương của người xưa.

Đại loại văn để chở đạo, còn đạo là gì thì rộng lắm. Thày tôi bảo lớn rồi hiểu. Lên cấp 2, học lớp 7, hỏi thầy Phất, thầy nói đạo không phải chỉ những lời dạy của Khổng tử, Mạnh tử đâu, mà bất cứ cái gì vì con người, bênh vực con người đều đạo cả. Văn chứa những thứ ấy mới là văn. Tôi về hỏi lại thày, thày gật.

Nhưng trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại khác. Suốt mấy chục năm (còn bây giờ thế nào thì tôi không rõ lắm) người ta chỉ nhét vào môn văn (cả ở trường học lẫn xã hội) thứ đạo chính trị, đạo cộng sản. Những tác phẩm nào phù hợp với đạo này thì được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học trò.

Nguyễn Thông - Chuyện học văn làm văn (2)

 

Tôi gắn bó với môn văn của chế độ này đã lẩu lầu lâu nên quá rành về nó. Kể từ khi học cấp 2 rồi cấp 3 (hệ 10 năm), tiếp đó mài đũng quần ở khoa Văn 4 năm rưỡi, rồi dính ngay nghề dạy học gần hai chục năm nữa, còn gì mà chẳng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Những ai ở miền Bắc trước năm 1975 trải qua các cấp học phổ thông (hồi ấy, từ cấp 1 tới cấp 3, tức từ lớp 1 đến hết lớp 10, gọi chung là hệ phổ thông, để phân biệt với hệ bổ túc văn hóa; cũng như đại học có hệ chính quy, khác với hệ tại chức, chuyên tu) đều hiểu môn văn trong nhà trường nó là thứ văn gì.

Sau nhiều năm thời thế thay đổi, cho tới nay, về cơ bản môn văn vẫn vậy. Nói ngắn gọn thì, không có văn chương đúng nghĩa trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà chỉ có văn học cách mạng, văn học chính trị. Một thứ văn học què quặt, thiển cận, phiến diện, méo mó, phi nghệ thuật, bị chính trị chi phối đến mức thảm hại. Một thứ văn học sống sượng phục vụ tuyên truyền, giết chết nghệ thuật.

Nguyễn Thông - Chuyện học văn làm văn (1)

 

Nhân chuyện thiên hạ đang lời ra tiếng vào về đề thi môn văn, về bài văn dài 22 trang... nhà cháu ngẩn ngơ nhớ lại chuyện dạy văn, học văn, làm văn, thi văn những năm chưa xa.

Trong các môn học ở nhà trường, văn luôn được coi là môn chính, cùng với toán. Thậm chí ngày xưa, xưa xửa xừa xưa, chỉ học mỗn môn văn. Bắt đầu từ “nhất là một, nhị là hai” rồi tam tự kinh, rồi đến tứ thư ngũ kinh. Cứ thuộc kinh sách như cháo, xôi kinh nấu sử thật nhừ là có thể đi thi, giành lấy cái bảng vàng trạng nguyên bảng nhỡn. Chả cần toán lý hóa sinh siếc gì cho mệt.

Văn mặc nhiên được coi là thứ tiêu chuẩn để đánh giá con người, cả về tri thức và đạo đức. Hồi xưa khen nhau, ai đó được xếp vào hạng “văn hay chữ tốt” không khác gì bây giờ được phong giáo sư tiến sĩ, anh hùng, huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu nhân dân này nọ.

mardi 20 décembre 2022

Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả (3) Nhưng đủ sức tạo dựng và tàn phá bóng đá

 

(Tiếp theo)

Giải World Cup 2022 đã chỉ rõ sức mạnh của đồng tiền ở hai trường hợp: Bóng đá Đông Á và Đông Âu.

Qatar hy vọng dùng tiền để nâng đội bóng của mình lên tầm thế giới, như họ đã làm trong hàng không, vũ trụ, truyền hình, giáo dục đại học, dầu khí v.v... Nhưng bóng đá khó hơn nhiều.

Một nước với gần một triệu công dân và chỉ có 6.000 người biết đá bóng thì khó thể hy vọng vào một nền bóng đá mạnh. Có chăng chỉ là một nền bóng đá gà nòi. Các nước nhỏ như Croatia vẫn có thể có nền bóng đá mà ai cũng nể, vì đằng sau đó là cả một dân tộc hâm mộ.

mercredi 2 novembre 2022

Huy Đức - Định hướng "xã hội chủ nghĩa" nào

Tôi không hề định kiến với "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Nhưng tôi muốn biết, nhà nước ta đang định hướng "kinh tế thị trường" theo loại xã hội chủ nghĩa nào.

Nếu chúng ta để xăng (hàng hóa) vận hành theo đúng kinh tế thị trường, giá có thể tăng thêm một lít vài nghìn đồng (và có thể giảm hơn), nhưng chắc chắn xã hội, nền kinh tế, không phải chi phí rất lớn cho việc "xếp hàng cả ngày". Chưa kể những tổn thất khi những ngành kinh tế khác không thể vận hành vì xăng thiếu.

Vài tuần trước, khi đọc bài phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, tôi cứ băn khoăn. Sau 30 năm kể từ Hiến pháp 1992, bộ trưởng của ta vẫn muốn làm tư lệnh, làm CEO hay muốn làm chính khách. Bộ trưởng là người làm chính sách cho cả một ngành vận hành hay bộ trưởng muốn đứng ra điều hành từng công việc từ địa phương, cơ sở.

vendredi 24 juin 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Tâm thế thấp thì vị thế thấp

 

1. QUAN HỆ GIỮA CÁC QUỐC GIA KHÔNG PHẢI LÀ QUAN HỆ ANH EM

Không nhớ năm chính xác. Nhưng bắt đầu ở thập niên 50 của thế kỷ 20, không biết xuất phát từ đâu, lại khoác cho Liên Xô là “anh cả”, Trung Quốc là “anh hai”, tự nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là “em”. 

Nếu biện minh rằng đó là cách ví von, thì đó là cách ví von không đúng, hơn nữa rất có hại.

Bởi vì quan hệ bang giao giữa các nước, có thể  bị cai trị, bị phụ thuộc, là chư hầu, phải cống nạp… nhưng không bao giờ là quan hệ “anh em”.

mercredi 1 décembre 2021

Võ Xuân Sơn - Hồn nhiên vô tội

Nhiều người bức xúc với việc cô hoa hậu nào đó chơi đàn t’rưng bài Cô gái vót chông cho các khách Mỹ nghe, trong khi họ hỗ trợ chúng ta hơn 20 triệu liều vaccin. Có bạn còn nặng lời theo kiểu cô ấy làm vậy là vô văn hóa.

Thực ra thì cô hoa hậu đâu có ý gì đâu mà các bạn phê phán cô ấy. Giặc Mỹ cọp beo thì đã sao nào? Xiên thây quân cướp thì đã sao nào? Cô hoa hậu chỉ chơi một bản nhạc.

Tôi cá là cô ấy còn chẳng nhớ hết được lời bài hát “Cô gái vót chông” đó, cũng như cô ấy chẳng thể tưởng tượng là có những cô gái ngoài đời thực có thể ngồi vót những cái chông nhọn hoắt để xiên người, và reo vui mừng khi mũi chông của cô ta xiên được ai đó.

lundi 29 novembre 2021

Mạc Văn Trang - Kiến nghị một biện pháp giáo dục góp phần góp phần « khai phóng »

 

Ý tưởng này nảy ra khi nhà giáo Thái Hạo cho biết, tình cờ thấy “một cô bé lớp 3 có ba mẹ là lao động chân tay, chứ không phải trí thức văn nghệ sĩ gì” vẽ bức tranh “lạ".

Và nhà giáo viết: “Tôi cũng không phải dân hội họa, không sành về tranh nhưng bằng cảm nhận thuần túy trực giác tôi thấy bức tranh có hồn và đẹp. Tôi nghĩ về giáo dục Việt Nam, đứa bé này có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của nó với một núi bài tập, với môn chính môn phụ, với thi cử thành tích…?”

Từ những năm 1980, nhiều người đã phê phán nền giáo dục “xã hội chủ nghĩa" mang tính áp đặt, “đúc khuôn", “bình quân về nhân cách"... Nền giáo dục đó đặt ra mục tiêu cho mẫu con người mới xã hội chủ nghĩa, rèn luyện từ Tiểu học trở đi theo khuôn khổ quy định và quy trình được thiết kế để đạt tới mục tiêu đã định.