Affichage des articles dont le libellé est Văn chương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn chương. Afficher tous les articles

dimanche 18 février 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Quần đảo Gulag và tội ác của Putin

 

Chiều nay, tôi vào nhà sách quen thuộc trên phố để tìm sách. Thật là một sự ngẫu nhiên, hay một sự tình cờ khi tôi thấy cuốn L'Archipel du Goulag, cinquante ans après, 1973-2023 ( Quần đảo Gulag, 50 năm sau, 1973-2023) của nhà văn Nga nổi tiếng Alexandre Issaïévitch Soljénitsyne.

Để đánh dấu 50 năm sinh nhật khi cuốn sách này được phát hành đầu tiên tại châu Âu, nhà xuất bản Fayard (Pháp) đã tái bản tác phẩm lừng danh của Soljénitsyne.

Tôi đã đọc và đã từng hình dung sự tàn bạo của hệ thống trại giam Gulag thời Liên Xô. Soljénitsyne đã gây chấn động cho dư luận toàn cầu khi đưa ra một “quả bom” tố cáo tội ác của độc tài toàn trị. Một sự thật chính xác đến từng chi tiết qua lời kể của hàng trăm nhân chứng của hệ thống trại giam và lao động cải tạo tại Liên Xô.

jeudi 15 février 2024

Thanh Thảo - Ngày Tết, đọc thơ Tô Thùy Yên

Tạ Duy Anh giới thiệu : Sau Tết nhà thơ Thanh Thảo gửi cho tôi bài này và nói thêm: "Đ. có báo nào nó dám in chú ạ, khốn nạn thế chứ". Tôi bảo ông : Thông cảm cho họ đi, để chú nó đăng.

Thơ Tô Thùy Yên lặng lẽ. Dù ông viết dài hay viết ngắn, thì thơ ấy vẫn lặng lẽ. Người đọc đồng cảm với thơ ấy, cũng trong lặng lẽ. Đó là thơ của Chim kêu bãi quạnh, hắt hiu và đau đớn:

“Cởi đôi giày vẹt, tấm áo tã

Xót xa như lột một lần da” (Chim kêu bãi quạnh)

mercredi 14 février 2024

Thích Thanh Thắng - Bói Kiều

Mùng 3 Tết, có bạn nhắn tin hỏi: -Thưa thầy, thầy tin “bói Kiều” à?

Tôi hỏi vui: Thưa bạn, tin bói Kiều có “nguy hiểm” cho mùa Xuân này lắm không? - À không! - Tôi tin chứ. Tin vì truyện Kiều là một bức tranh quá đẹp để yêu và “bói” chỉ là cách yêu không giống với những người quá tỉnh, vậy thôi.

Bạn ấy hỏi tiếp: Tỉnh quá thì không yêu say đắm được đúng không thưa thầy? Tôi cười và hỏi lại bạn ấy: Bạn đã yêu ai và yêu điều gì say đắm mà thấy mình vẫn “tỉnh” không? Chúng tôi cùng cười, rồi thay đổi chủ đề và cảm ơn Xuân mới có thêm bạn mới.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Đình Bổn - Chúng tôi đã từng yêu Hà Nội

Tôi tin rằng những người miền Nam lứa tuổi sinh từ 5x, 6x đều đã từng yêu Hà Nội khi học tại nhà trường và đọc văn chương những người gốc Bắc.

Hà Nội trong văn Thạch Lam rất nhân bản và hiền lành. Hà Nội trong Vũ Bằng, Khái Hưng, Huy Cận, Thâm Tâm, Tô Hoài... hồn hậu và lãng mạn, Hà Nội, Hà Nam trong hồi tưởng Duyên Anh tràn đầy kỷ niệm yêu thương.

Và do văn chương miền Nam không phân biệt chính trị, Hà Nội trong thơ Quang Dũng thật hào sảng.

lundi 12 février 2024

Jimmy Nguyen Nguyen - Mồng 2 đi chùa

 

Như tục lệ, ngày mồng 2 là bà con đi thăm các chùa, nhiều chừng nào tốt chừng ấy, Tết năm nay rơi trúng ngày cuối tuần nên thật trọn vẹn.

Ờ ! đến chùa để sám hối, để tưởng nhớ người đã mất, để cầu nguyện cho một tương lai...Nhưng cái chính là để... chụp hình. Tui cũng là "nhiếp ảnh gia" có hạng. Đổ tiền mua máy và ống kính khá nhiều. Máy mắc tiền, mua là nghèo, chụp vẫn thua iPhone hay Samsung. Giờ bỏ hết, xách điện thoại cho nhẹ nhàng.

Đi chụp cho mấy nàng mình còn phải xách thêm "đạo cụ" như dù, các loại mũ nón...   Tiếc rằng "thợ chụp" kỳ này mắt không thấy đường, ra nắng là hoa mắt, bởi dzậy chụp mấy trăm tấm chỉ lấy được…mấy tấm.

mercredi 7 février 2024

Nguyễn Ngọc Chính - Năm mới chúc nhau

 

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

lundi 5 février 2024

Nguyễn Đông Thức - Những tấm hình kỷ niệm phim “Ngọc trong đá”

 

Truyện dài “Ngọc trong đá” được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản Tháng 3-1986, kỷ niệm 10 năm thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố. Đây cũng là truyện dài đầu tiên Nhà xuất bản này làm, khi được tách ra từ Nhà xuất bản Măng Non.

Truyện tạo được tiếng vang nên đã lọt vào tầm ngắm của vài hãng phim. Hãng phim Nguyễn Đinh Chiểu với đạo diễn Lê Mộng Hoàng tới đặt vấn đề đầu tiên. Dĩ nhiên là tôi rất hoan hỉ.

Lúc đó thủ tục làm phim rất khó khăn. Kịch bản phải được đưa ra Bộ Văn hóa duyệt. Ông Thứ trường Nguyễn Đình Quang (ông này học vị giáo sư tiến sĩ, học bên Tàu rồi bên Đông Đức về, từng là đạo diễn sân khấu, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu lý luận sân khấu…). Đọc xong, trong đợt vào Nam công tác ông cho gọi tôi và ông đạo diễn tới Văn phòng 2 của Bộ:

Lưu Trọng Văn - Nên đọc cho biết

 

Lướt mạng, ấn tượng bài viết cô đọng và sâu sắc này của ông bạn Trần Ngọc Vương mà nhóm Phạm Lưu Vũ, Nguyễn Thế Hùng, Ngô Quốc Kỳ, Kim Quang Minh thường gọi là giáo sư Vương.

NHẤT QUỐC LƯỠNG CHẾ

- Tuyệt đại đa số các thuật ngữ Hán tự về triết học Đức, Kinh tế Anh, Dân chủ Pháp...đều không phải là Hán ngữ Hoa Hạ mà là Hòa Hán, nghĩa là do Nhật (Hòa) sáng tạo ra rồi Trung Hoa du nhập vào thành của mình. Vì vậy phân tích ngữ nghĩa và tư duy những chuyện này mà dùng kiểu Nho gia có lẽ không thuận.

samedi 3 février 2024

Đặng Chương Ngạn - Thiếu vắng phê bình văn học

Hôm qua, ngồi trong quán cà phê với một nhà văn lớn tuổi.

Bất ngờ, cụ thở dài:

"Cả năm, tìm không ra một bài phê bình văn học !"

Tôi giật mình, trấn an cụ:

"Tại cụ mắt kém nên ít đọc chứ mỗi ngày ít nhất cũng có một, hai bài phê bình văn học mới đấy ạ".

mercredi 31 janvier 2024

Huy Đức - Những chuyện không chính trị của con trai Lê Duẩn

Cho dù ông Dũng Hội gọi anh Lê Kiên Thành là “nhà văn chẻ” tôi nghĩ rằng, văn chỉ là phương tiện; khi mua một cuốn sách, cái bạn đọc cần là câu chuyện.

Lê Kiên Thành là con trai của tổng bí thư Lê Duẩn và “người vợ miền Nam” của ông. “Những khoảnh khắc SỐNG” trong đây đều là những câu chuyện thú vị. Anh Lê Kiên Thành lại có lối kể chuyện dung dị, không bị áp lực văn chương, nên vừa dễ đọc vừa gần gũi.

Sáng nay, trong bài viết trên Facebook, anh Lê Kiên Thành "tiết lộ" tôi là “người không thân thiện lắm” với anh và gia đình. Hôm qua, việc tôi có mặt ở đó, phải nói là một quyết định rất cân nhắc của cả tôi và anh.

mardi 30 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Bi hài chuyện biên tập sách

 

Không thể nhớ đã có bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt xảy ra trong thời gian 20 năm làm biên tập sách của tôi, chỉ xin kể ba chuyện.

CHUYỆN THỨ NHẤT

Qua người bạn vong niên, tôi quen nhưng không thân với một nhà văn tên là ... Ngay từ lần gặp đầu tiên tôi đã không thấy có thiện cảm với ông ta. Nước da mai mái, luôn quan trọng hóa bản thân, khiến tôi linh cảm ông ta là một người nhiều toan tính nhỏ nhặt.

Bắt đầu bằng màn bốc thơm tôi lên mây xanh. Sau đó ông ta nói về bản thân, chủ yếu khoe chiến tích nghề nghiệp. Cuối cùng lộ ra ý đồ khá dễ thương, hoàn toàn bình thường nhưng với tôi, rất khó chấp nhận: Ông ta muốn tôi đứng tên biên tập và viết lời giới thiệu cho cuốn sách của ông ta.

lundi 29 janvier 2024

Trần Thanh Cảnh - Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa"

 

Phải nói luôn là tôi mất khoảng hai tháng, vật vã mới đọc xong cuốn sách này.

Một cuốn hoàn toàn khác phong cách hấp dẫn của Tạ Chí Đại Trường trong "Lịch sử nội chiến Việt Nam" "Chuyện phiếm Sử học", những cuốn mà tôi thích.

Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa", có lúc cảm thấy như đang đọc "Bất khuất" xưa của Nguyễn Đức Thuận: những mô tả về trại cải tạo không khác gì mấy những trang về "địa ngục trần gian Côn Đảo" khi xưa. Lại nữa, đọc sách ông Trường, thấy có cả tuổi trẻ của mình bị bỏ đói, rét khốn khổ vật lộn kiếm miếng ăn thêm trên miền biên viễn để mà tồn tại.

Võ Khánh Tuyên - Ngày tàn cuộc

 

Nhà thơ Trần Dzạ Lữ ( tên thật Trần Văn Duận, sinh năm 1949 tại Huế). Như bao thanh niên trai tráng thời tao loạn, ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngành Truyền tin với cấp bậc Chuẩn úy. Nhiều bài thơ của ông trước 1975 đã được xuất bản và được nhiều người yêu mến.

Năm 1974, ông viết bài thơ tặng thi sĩ Vũ Hữu Định Ngày tàn cuộc:

NGÀY TÀN CUỘC

*Gửi hương hồn Vũ Hữu Định

Ngày tàn cuc người v thăm quê quán

đng c mng đón vó nga hng xưa

chuyn chiến tranh coi như là dĩ vãng

sông Thanh Bình tp np bến đò đưa

samedi 27 janvier 2024

Đỗ Duy Ngọc - Lãng mạn như tác giả « Thơ tình viết trên bao thuốc lá »

(Đỗ Duy Ngọc viết về tập thơ của nhà thơ Trần Dzạ Lữ)

Trần Dzạ Lữ làm thơ đã lâu. Thơ anh xuất hiện các tạp chí ở miền Nam từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Thơ anh hiền lành như con người anh. Trần Dzạ Lữ là nhà thơ lầm lũi và lận đận. Anh đã có ba tập thơ ra đời trong nhiều khốn khó.

Đó là các tập: Hát dạo bên trời (NXB Trẻ. 1995), Gọi tình bên sông (NXB Trẻ. 1997) và mới đây nhất Thơ tình viết trên bao thuốc lá (NXB Hội Nhà Văn 2014).

Trần Dzạ Lữ gốc Huế. Và là người mang đậm nét Huế từ giọng nói cho đến dáng đi. Khoan thai, chậm rãi và hiền từ. Và dĩ nhiên Huế đậm đặc trong cách nói năng.

Nguyễn Đình Bổn - Nhà thơ Trần Dzạ Lữ đã đi xa !

Có lần vì một việc gì đó tôi gọi anh muốn gặp, anh nói "Bổn đến trước cổng chợ Trần Hữu Trang, mình giữ xe ở đó".

Tôi đến, nắng giữa chiều Sài Gòn bạo liệt, anh mặc cái áo cũ màu chàm, đội nón lá, cười với tôi nhưng tay quệt mồ hôi. Hình như anh có vài chục năm giữ xe ở đây. Trong hàng trăm ngàn người đến ngôi chợ thuộc Phú Nhuận đó, có ai biết người đàn ông dong dỏng cao, có nụ cười tươi, dắt xe cho khách kia là một nhà thơ đã nổi tiếng tại miền Nam từ trước biến cố 1975 !

"Mười năm ch không tri k

Ta đng thu thân mt ni bun

Sáng bnh mt ra ngi đc m

Chiu v tra vn ly lương tâm

vendredi 26 janvier 2024

Ngô Nhân Dụng - Sách

Xin thú thật, tôi không theo được gương cụ Nguyễn Hiến Lê và một nhà văn Pháp, Anatole France. Trên tủ sách ở nhà tôi hồi còn ở Sài Gòn, tôi đã viết một câu của France: “Đừng bao giờ cho mượn sách! Hãy coi gương tôi, trong tủ sách của tôi toàn là sách đi mượn!”

Tôi gặp một người quen biết từ lâu nhưng không nhớ tên, không biết ông làm gì mà cũng không nhớ đã gặp ở đâu. Trong lúc chờ đèn xanh để đi bộ qua đường, ông nói:

- Tôi mới thấy cuốn sách của anh, trong tiệm Tự Lực.

mercredi 17 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Chết thử (3)

 

(Phần cuối)

Suốt cả ngày hôm sau không có thêm chuyện gì mới. Ba anh em Đắc, Lợi, Lạc vẫn cùng ăn sáng, uống trà như hôm trước. Nhưng hôm nay họ chỉ kể chuyện làm ăn, chuyện mánh mung, chuyện vụ án này vụ án khác, chuyện ông nọ bà kia, chuyện tình hình sắp tới... Đúng ra chỉ có Lợi và Lạc nói, còn Đắc ngồi nghe, lòng vẫn rối như mớ bòng bong về chuyện lão Thủ. Mãi lúc sắp vào thăm bố, Lợi mới nói nhỏ:

- Này, thời tiết đẹp quá. Cả năm có một tháng thời tiết như thế này thôi. Cụ khôn thật nếu quả đúng là cụ định chết vào tháng này.

- Hôm qua em lau quan tài bác Đắc mua cho bố, em phát hiện ra có một lỗ tròn như đồng xu ở phía đặt đầu, có phải bố dặn bác như vậy không?

mardi 16 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Chết thử (2)

 

(Tiếp theo)

Sau đây là kế hoạch chết thử chi tiết của lão Thủ:

Tuần đầu tiên - sau khi thông báo cho Đắc ý muốn - lão vẫn đi lại ăn uống bình thường, chủ yếu để nghe ngóng trong nhà. Lão muốn tận mắt thấy công việc chuẩn bị của con lão, không được có một chi tiết nào mà lão không kiểm soát được. Lão sẽ bổ sung những gì cần thiết, sửa chỗ nào sai sót, sao cho khi nằm một chỗ mọi thứ diễn ra hoàn toàn như ý lão.

Tuần tiếp theo - để cho vấn đề logic, lão sẽ tỏ ra mệt mỏi, nằm nhiều hơn tiến tới nằm liệt một chỗ. Khó khăn nhất là làm sao để Đắc tin là lão chết thật. Nghĩ mãi cuối cùng lão quyết định trước khi “chết” một ngày sẽ tự nằm vào quan tài sau khi ngậm một lát sâm. Với lão một ngày nhịn đói sau đó cũng không thành vấn đề.

Tạ Duy Anh - Chết thử (1)

Lời tác giả : Truyện ngắn này tôi viết đã 14 năm và đã đăng trên báo Tiền Phong (Có bạn nhắn tôi là đăng trên Văn nghệ quân đội?), in lại trong các tập truyện "Lãng du" (NXB Thời Đại năm 2011) và được trao giải Văn học Thủ đô 2012; "Bước qua lời nguyền và những truyện khác" (NXB Hội Nhà văn năm 2014. Nó là chuyện xảy ra trong một gia đình. Tôi phải nói rõ như vậy để loại trừ trước mọi suy diễn ! Nay xin đăng lại hầu bạn đọc.

Một hôm, có lẽ sau nhiều ngày mất ngủ suy nghĩ khiến tròng mắt trũng xuống, lão Thủ quyết định gọi thằng con trai trưởng vào phòng trà của lão nói chuyện.

Con trai lão là Đắc, ở với lão, vốn là dân làm ăn nên thường lảng tránh bố trong những buổi trà dư tửu hậu, tại đó lão Thủ thường kể lể về cuộc đời lão, nghe nhức hết cả đầu. Mỗi thời mỗi khác. Mỗi thời có cái khổ và cái sướng riêng của nó. Đắc nghĩ như vậy. Bản tính anh cũng hiền lành, không thích bàn luận những chuyện trên trời dưới bể. Vì thế lần này anh cũng định tìm cớ bận việc hàng họ để thoái thác. Nhưng chính lão Thủ nghiêm mặt báo trước cho anh là lần này khác. Lần này không phải chuyện tán róc, không phải chuyện làm ăn tầm thường, mà rất hệ trọng liên quan đến danh dự của cả Đắc và con cháu anh sau này.

samedi 13 janvier 2024

Nguyễn Thông - Trích hồi thứ tám mươi nhăm Tam quốc diễn nghĩa

 

Lưu tiên chủ viết chiếu gửi con côi.

"Đây nói, tiên chủ từ khi nghỉ lại trong cung Vĩnh An bị bệnh nặng lắm. Đến tháng Tư, năm Chương Vũ thứ ba, tiên chủ biết bệnh mình đã nguy rồi, lại thêm thương khóc Quan, Trương, cho nên bệnh mỗi ngày một nặng thêm.

Tiên chủ mắt lờ đờ, không muốn cho thị vệ đứng cạnh, mới đuổi cả tả hữu ra ngoài, chỉ một mình nằm ở trên sập rồng. Bỗng dưng, một cơn gió lạnh lẽo nổi lên, ngọn đèn lập lòe, gần tắt lại sáng, rồi thấy có hai người thập thò đứng núp dưới bóng đen.