Affichage des articles dont le libellé est Triết lý. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Triết lý. Afficher tous les articles

lundi 11 mars 2024

Thái Hạo - Mưa dầm, ngồi kể chuyện trà

Năm 2016 tôi chuyển chỗ ở lần nữa, sau khi quyết định nghỉ dạy học, về vườn làm nông dân. Đó là một khu vườn ở ngoại ô, thưa vắng nhà, có cả cao su, hồ tiêu, cây trái và một “rừng” trúc hoang sơ đẹp như mộng.

Trong khu vườn ấy còn có hai chiếc ao, một ao đáy đá ong, nước trong xanh có thể vo gạo, rửa rau; ao còn lại thì bùn sâu, lội xuống ngập quá đùi. Dưới cái ao thứ hai này là súng, những bông súng to lớn, tối đến là bung nở như hàng trăm chiếc đèn hoa đăng, lung linh dưới trăng sao.

Tôi trồng thêm sen, có cả thảy ba giống, sen ta và “sen tây”, sen hồng và sen trắng, cánh đơn và cánh kép. Chẳng mấy chốc, sen đã mọc kín mặt ao, hoa lừng lững mọc lên, kiêu hãnh nở tràn. Tôi bắc một cây cầu vươn ra gần giữa ao, làm sạp để ngồi, dưới tán sung sum suê xanh mướt.

samedi 9 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Tâm Bụt, tâm Phật

Kinh thành xưa thái tử Tất Đạt Đa họ Thích Ca sinh ra và lớn lên hầu như không còn nữa. Cổng thành gạch nung nơi thái tử từ bỏ ngai vàng, cung điện, quần thần, kẻ hầu người hạ ra đi giờ hầu như chẳng còn dấu tích gì.

Cuộc ra đi này có nặng nề không? Theo gã là rất nhẹ nhàng, vì cái mà ngài cần không có trong những gì ngài có. Vậy cái gì Ngài cần? Sự Công bằng? Tự do? Lý tưởng? Con đường- Đạo? Hay bộ mặt thật của trẻ thơ?

Gã luôn thích tưởng tượng ra ông Bụt của riêng mình. Tuổi thơ của gã biết và thích ông Bụt trước khi biết ông Phật, mà đâu biết rằng Phật chính là Bụt của người nhà quê xứ Việt gắn với chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa xứ Việt. Gã như nhiều đứa trẻ Việt lớn lên với lời người nhớn, khi thấy ai đó tử tế, thương người thì cho là: Có tâm Bụt- có tâm Phật.

jeudi 15 février 2024

Thanh Thảo - Ngày Tết, đọc thơ Tô Thùy Yên

Tạ Duy Anh giới thiệu : Sau Tết nhà thơ Thanh Thảo gửi cho tôi bài này và nói thêm: "Đ. có báo nào nó dám in chú ạ, khốn nạn thế chứ". Tôi bảo ông : Thông cảm cho họ đi, để chú nó đăng.

Thơ Tô Thùy Yên lặng lẽ. Dù ông viết dài hay viết ngắn, thì thơ ấy vẫn lặng lẽ. Người đọc đồng cảm với thơ ấy, cũng trong lặng lẽ. Đó là thơ của Chim kêu bãi quạnh, hắt hiu và đau đớn:

“Cởi đôi giày vẹt, tấm áo tã

Xót xa như lột một lần da” (Chim kêu bãi quạnh)

lundi 15 janvier 2024

Nguyễn Tiến Tường - Nghèo sinh con là bất lương ?

Câu nói của MC Đức Bảo bị phản ứng mạnh mẽ vì chữ "lương thiện" đã nâng vấn đề lên một cách hàm hồ. Bởi không ai nói nghèo sinh con là bất lương.

Nghèo thì không nên sinh con, đó là một quan điểm, nhất là quan điểm phổ biến của người trẻ đô thị.

Sinh ra một đứa con, ít nhất phải cung cấp cho nó điều kiện tối thiểu, có nơi ăn chốn ở cơ hội học hành đàng hoàng, bệnh tật ốm đau không phải chạy vạy thuốc thang.

dimanche 14 janvier 2024

Võ Khánh Tuyên - Tiện tay mượn triết lý

 

Để ý là chơi mạng xã hội, nhiều người đang có khuynh hướng phải nhả ngọc phun châu lời hay ý đẹp, triết lý ra vẻ....như là một thứ trang sức cần có. Đặc biệt là với giới sô chậu, người mẫu, MC gì gì đó.

Như cậu MC này chẳng hạn. Cái câu cậu tương lên chình ình, xét một cách thực tế thì khó phân định đúng hay sai. Bởi nó tùy thuộc vào góc nhìn, quan điểm của mỗi người.

Tôi biết có những gia đình giàu có nhưng sinh con ra phá gia chi tử, phá hoại xã hội, và cũng có những đứa con vươn lên từ sự nghèo khó của cha mẹ. Ở chiều ngược lại cũng không ít ví dụ thuyết phục. Nhưng gán ghép sự lương thiện gắn liền với hành vi không sinh con xem ra là điều hơi hỗn.

dimanche 21 août 2022

Thái Hạo - Nhận diện Phật giáo

 

Khi ma đạo và tà sư hoành hành làm mê muội nhân tâm, không gì cần kíp và chính đáng bằng trả lại chân tủy cốt yếu của giáo pháp để thức tỉnh nhau. Và ở đây, câu hỏi sẽ là “Phật giáo là gì?”.

Có thể bỏ qua tất cả, quên đi tất cả, vứt đi tất cả, nhưng bốn chữ này phải nhớ để nhận biết đâu là Phật giáo, đâu là tà giáo: KHỔ - TẬP - DIỆT - ĐẠO (Sự khổ - Nguyên nhân của sự khổ - Trạng thái hết khổ - Con đường để đạt tới hết khổ). Đây được gọi là “Tứ diệu đế”, tức bốn sự thật căn bản, cao quý.

Bản chất của đời sống là khổ, cái khổ của sinh - già - bệnh - chết là lẽ đương nhiên; nhưng cái khổ do dính mắc vì suy nghĩ sai lầm mới là nguy hiểm nhất, nó đày đọa con người.

lundi 28 mars 2022

Trần Đức Anh Sơn - Đọc và nghĩ

 

Đang biên tập cuốn Cội Rễ (Roots: The Saga of an American Family) của Alex Haley, thì gặp mấy đoạn văn sau ở chương XXIV, chương viết về những đứa trẻ trong độ tuổi 15 ở Gambia phải tham gia một “khóa huấn luyện” trong 4 tháng bởi các kintango (huấn luyện viên bản địa) để trở thành người lớn.

Đây là lời của các kintango giảng cho bọn trẻ:

1. “Các con biết người Mandinka chỉ chiến đấu nếu những kẻ khác là hiếu chiến”. “Nhưng nếu bị dồn đến chỗ phải chiến đấu thì chúng ta sẽ là những chiến binh cừ nhất”.

2. “Đừng bao giờ vây kín kẻ địch hoàn toàn. Hãy để cho chúng một lối thoát nào đó, vì nếu bị hãm cùng đường, chúng càng liều mạng chiến đấu”.

samedi 22 janvier 2022

Song Chi - Xã hội tha hóa vì triết lý sống sai lệch trong thể chế độc tài


Mô hình thể chế chính trị độc tài toàn trị, không có một cơ chế tam quyền phân lập để kiểm soát và cân bằng quyền lực.

Không có đảng đối lập, không có báo chí tự do, không có các tổ chức dân sự xã hội có thể hoạt động độc lập với chính quyền. Và cuối cùng là người dân không có quyền “mở miệng” cũng như có quyền bỏ phiếu tự chọn hay bãi nhiệm một cá nhân hay đảng cầm quyền v.v…

Đó là nguyên nhân vì sao tham nhũng càng chống càng nhiều, vì sao tội ác các loại, những biểu hiện vô liêm sỉ, thiếu tự trọng…các kiểu (như “gạ tình đổi điểm”, chạy bằng chạy chức, “đạo” văn, “ “đạo” luận văn v.v…) diễn ra nhan nhản khắp nơi ở Việt Nam.

vendredi 10 décembre 2021

Nguyễn Quang Thiều - Đau đớn có phải là một món quà ?


Mấy đêm nay tôi xem bộ phim Mỹ có tên Ám sát Tổng thống J. Kennedy dài 8 tập. Phim kể về một chàng trai trở lại quá khứ để ngăn chặn vụ ám sát tổng thống Kennedy.

Ở quá khứ, anh gặp một người đàn ông đau khổ, khuyên anh không nên quay lại quá khứ vì sẽ chẳng thay đổi được gì. Người đàn ông đó cũng trở lại quá khứ để tìm cách cứu đứa con gái bốn tuổi của mình bị chết đuối. Chỉ lãng đi mấy phút mà để mất đứa con, ông đau đớn tột độ và liên tục trở lại quá khứ để hy vọng thay đổi. Nhưng ông không thể nào thay đổi được.

Chàng trai quyết tâm và ngăn được vụ ám sát tổng thống Kennedy. Sau đó Kennedy làm tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ.

mercredi 13 octobre 2021

Hà Quang Minh - Cám ơn ông Park Hang Seo

 

Vậy là đã tròn 4 năm ông Park Hang Seo trở thành huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển bóng đá nam Việt Nam. Đó là 4 năm rất đẹp đối với người hâm mộ, những người đã đợi rất lâu rồi để được tận hưởng những tấm huy chương ở khu vực và châu lục.

Họ thần tượng ông, điều đó là tất nhiên. Thậm chí, họ gọi ông bằng “thầy Park”, cách gọi của những cầu thủ đội tuyển quốc gia dành cho ông. Và rất có thể ông Park sẽ còn gắn bó thêm với bóng đá Việt Nam vài năm nữa (ít nhất là vậy), đủ để trở thành vị HLV trưởng có “triều đại” kéo dài nhất lịch sử đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Trong các bình luận của tôi, ở cương vị một “chém gió viên bóng đá”, có một câu hỏi tôi thường được hỏi rất nhiều lần. Đó là “Theo anh, triết lý của bóng đá Việt Nam là gì?”. Trước những câu hỏi ấy, tôi chỉ cười (bằng một icon). Kể ra, nếu triết lý mà là một nụ cười, hoặc đem lại nụ cười, đó cũng là thứ triết lý đáng giá.

samedi 8 mai 2021

Lưu Trọng Văn - Triết lý « dân tộc, nhân bản, khai phóng » của VNCH và cách mạng giáo dục Việt Nam


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong cuộc làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thừa nhận sự thực quan trọng nhất của ngành giáo dục hiện nay đó là: ‘’chưa hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo...".

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn không né tránh ngành giáo dục hiện nay "phải đổi mới căn bản, toàn diện". Thực chất của "đổi mới căn bản toàn diện" không thể bằng các cuộc Cải cách giáo dục như tít mù vòng quanh bấy lâu nay nữa mà phải bằng cuộc Cách mạng giáo dục triệt để.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tỏ ra đồng tình với cách nhìn mang tính thực chất này, nên ông nhấn mạnh 5 điểm mấu chốt làm trụ cho cuộc Cách mạng giáo dục cần có.

vendredi 9 octobre 2020

Chu Mộng Long - Ngụ ngôn không phải là truyện cho trẻ em

Vừa trả lời phỏng vấn nhanh của báo Thanh Niên về vấn đề sách Tiếng Việt 1 cải cách có quá nhiều truyện ngụ ngôn. Đăng lại ở đây. Nay mai xong một số việc đang cần gấp gáp, tôi sẽ viết đầy đủ, rõ ràng hơn.

Khi biên soạn giáo trình Văn học cho thiếu nhi, phần văn học dân gian, tôi có nói đến thể loại ngụ ngôn. Nhưng tôi cũng rào trước, rằng ngụ ngôn không là folklore đích thực. Ngụ ngôn mang tính trí tuệ hàn lâm hơn là tính chất bình dân.

Về nguồn gốc, thể loại này ra đời từ các triết gia cổ đại nhưng khuyết danh hoặc mang danh một ông nào đó kể lại.

dimanche 27 octobre 2019

Nguyễn Quang Duy - Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?


Cổ động bầu cử thời Việt Nam Cộng Hòa.

Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Lời mở đầu Hiến pháp 1956 ghi rõ: “…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.”

Còn Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Con người làm gốc

mardi 27 novembre 2018

Đỗ Ngà - Giáo dục nát



Nền giáo dục Việt Nam hiện nay như là anh mù đi tìm vàng. Thật sự, nếu hỏi bất kỳ người lãnh đạo CS nào họ cũng không thể nào nói được triết lý giáo dục Việt Nam là gì. Có người nói đó là "tiên học lễ hậu học văn", nhưng không phải, đó chỉ là khẩu hiệu. Có người lại nói "học phải đi đôi với hành", đấy cũng không phải là triết lý gì cả, mà đó chỉ là câu nói của ông Hồ Chí Minh chính quyền nầy hay nhắc đi nhắc lại, nhằm mục đích tuyên truyền tô vẽ cho bản thân ông ấy mà thôi.

Triết lý giáo dục thường được cô đọng trong một câu gọn ghẽ, nó thể hiện mục đích cuối cùng mà nền giáo dục đó nhắm đến. Trước 1975, miền nam đề ra triết lý giáo dục rõ ràng "nhân bản - dân tộc - khai phóng". Từ đó, tự do học thuật được tôn trọng, tức nhà nước không thọc quá sâu vào giáo dục. Chính nhờ vậy, giáo dục không hề bị nhồi sọ bởi thế lực chính trị nào cả như thế học sinh được vun đắp để làm làm người, để biết yêu dân tộc, và biết lĩnh những điều giá trị thuộc về văn minh tiến bộ chứ không làm công cụ cho một tổ chức chính trị nào cả.

mercredi 4 juillet 2018

Lê Phú Khải - Hạ Đình Nguyên, Jean-Paul Sartre của Việt Nam


Ông Hạ Đình Nguyên. Ảnh Trần Bang.

(Bauxite Việt Nam 04/07/2018) Hạ Đình Nguyên sinh năm 1943 tại Quảng Nam. Trước 1975, anh là sinh viên Ban Triết của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, đầy ước mơ và lãng mạn, như một tổ chức sinh viên thời ấy có tên là “Bừng sống”.
 
Hạ Đình Nguyên đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng yêu nước, mơ đến ngày đất nước thống nhất, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, xóa bỏ đi chế độ Sài Gòn tham nhũng, xóa bỏ chế độ bầu cử độc diễn không sòng phẳng của các chính khách Sài Gòn... Nguyên cùng những bạn sinh viên thời ấy hòa mình vào đoàn quân náo nhiệt bãi khóa, tuyệt thực, xuống đường biểu tình, tấn công vào hàng rào kẽm gai và cảnh sát...