Affichage des articles dont le libellé est Trịnh Công Sơn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trịnh Công Sơn. Afficher tous les articles

vendredi 1 juillet 2022

Lê Nguyễn Duy Hậu - Về việc ca sĩ Khánh Ly hát Gia Tài Của Mẹ ở Đà Lạt

 

Có vài ý về pháp lý thế này:

1. Từ năm 2020, Việt Nam đã bỏ quy định các ca khúc sáng tác trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam thì cần phải được xin cấp phép lưu hành, phổ biến. Quy định này xuất hiện sau nhiều phản đối từ xã hội, liên quan đến việc cơ quan nhà nước khá lúng túng và tùy tiện khi cấp phép lưu hành bài hát, chẳng hạn như vụ cấm lưu hành bài "Con Đường Xưa Em Đi".

2. Điều đó có nghĩa là bài Gia Tài Của Mẹ của Trịnh Công Sơn không phải là bài hát bị "cấm lưu hành" vì không còn có khái niệm đó nữa. Tuy nhiên, nếu ca sĩ hát bài hát có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, ví dụ như kích động bạo lực, xuyên tạc lịch sử v.v... thì cơ quan Nhà nước có thể phạt hành chính. Tức là cơ quan Nhà nước không cấm bài hát, nhưng ai hát thì sẽ bị phạt.

jeudi 30 juin 2022

Phan Hân - Những khoảnh khắc với nhạc Trịnh


Tôi không hứng thú xem phim vì nhiều lý do. Tôi cũng không quá mê nhạc Trịnh như đa số bạn bè cùng lứa. Nhưng có ba thời khắc trong đời mà không hiểu sao đến giờ tôi vẫn không thể nào quên, gắn liền với nhạc Trịnh.

Lần đầu là hồi khoảng cuối năm 2 đại học. Một đứa ở nhà nhiều hơn tới lớp như tôi bỗng dưng nổi hứng đi chơi với các bạn cùng lớp nhân một buổi học được nghỉ đột xuất. Nhớ là đi về quê một bạn trai gầy gầy rất lanh miệng. Nhà không xa Sài Gòn, đi trong ngày là về nhưng vẫn phải qua một con đò.

Giờ không nhớ rõ đó là đâu nhưng nhớ cả đám mấy chục đứa lên tới bờ bên kia đi vô một khu vườn măng cụt thì trời đổ mưa. Tất cả vội tìm chỗ trú. Mưa buổi trưa nặng, ẩm thấp. Cười giỡn lát cũng mệt, mạnh đứa nào đứa nấy ướt sũng lạnh run đứng dưới mấy tàng cây.

Bông Lau - Sao mắt mẹ chưa vui

 

Nhạc phẩm này do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, bị nhà cầm quyền Việt Cộng cấm không cho hát.

Bài này nói về cái nền “hòa bình” lừa lọc giả dối sau Hiệp Định Paris năm 1973. Mỹ rút quân và sau đó cộng sản Bắc Việt xua quân thôn tính miền Nam. Thêm hàng trăm ngàn người ngã gục nữa vì tham vọng chiếm đoạt vơ vét.

Bài hát còn thấm thía xót xa hơn, vì cái gọi là “hòa bình” sau năm 1975 khiến hàng triệu người miền Nam bị lùa vào trại tù cải tạo và mấy triệu người khác vượt biên tìm tự do, hàng trăm ngàn người bỏ thây trong lòng đại dương. Vợ mất chồng, con mất cha.

Hoàng Quốc Dũng - Tại sao lại cấm Gia tài của mẹ?

 

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu,

Một trăm năm đô hộ giặc Tây”

Hai câu này sai quá.

“Hai mươi năm nội chiến từng ngày”

Lưu Trọng Văn - Gia tài của mẹ : Một nước Việt buồn ?


Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát tại Đà Lạt ca khúc "Gia tài của mẹ" bị các nhà quản lý văn hóa phản ứng đã lại dội sóng dư luận.

Muốn Dân tộc hòa giải thì phải cùng mở lòng chia sẻ và cùng biết tiệm cận sự thật.

"Gia tài của mẹ" là bài ca sự thật.

lundi 27 juin 2022

Tuấn Khanh - Làm phim và "quyền" tự do sáng tạo

Bộ phim về Trịnh Công Sơn được xem là phim tiểu sử, có nhiều chi tiết được liệt kê, nhiều nhân vật được đề cập, nhưng có vài cái tên quan trọng bị tránh không nhắc đến.

Trong cuộc đời của ông Trịnh Công Sơn, nhân vật Lưu Kim Cương (1933-1968) là điểm phản bác lại những quan điểm mà nhiều người hay gọi ông là Việt Cộng nằm vùng. Mà từ đó để nhận ra rằng bản chất nghệ sĩ của Trịnh Công Sơn là một người la cà bè bạn, sống tùy cảm xúc và cuối cùng chỉ loay hoay chọn cách tồn tại an toàn ở quê nhà.

Phim "Em và Trịnh" nhấn mạnh về nhân vật Ngô Kha, bạn của Trịnh Công Sơn. Cũng phải thôi, vì Ngô Kha được coi là người của phía cách mạng. Mặc dù chuyện phong liệt sĩ cho Ngô Kha cũng đã từng vật vã tranh cãi ở Huế. Cho đến năm 1981, vượt qua các lời phản bác, ông Ngô Kha mới được phong tặng liệt sĩ. Có thể thấy cách chú trọng dựng một không khí riêng “Ngô Kha” trong phim, là một phần để làm đẹp lòng những người kiểm duyệt.

Đỗ Duy Ngọc - Đôi lời về phim Em và Trịnh

Hổm rày báo chí và mạng xã hội bàn nhiều về phim Em và Trịnh. Yêu cũng có mà ghét cũng nhiều.

Lắm người xúi tui viết một bài bày tỏ ý kiến, tui bảo người trong và ngoài cuộc viết nhiều rồi, tui viết thêm cũng bằng thừa. Nhưng rồi nhiều người xúi giục, tui cũng xin viết vài câu ngăn ngắn thế này.

Nhạc của ông thì người ta nghe nhiều quá rồi nên không nói về nhạc mà chỉ nói về phim. Chỉ nói thêm một chút như có người đã từng nêu là bài hát Tiến thoái lưỡng nan là bài đúng tâm trạng và tính cách của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người đứng hàng hai. Và theo tôi, một trong những bài ca dở nhất của ông là bài Em ở nông trường, em ra biên giới. Bài hát có mùi xu thời là bài Huyền thoại mẹ.

Hồng Hải - Về bộ phim Em và Trịnh. Và Khánh Ly

 

Đó là một bộ phim có âm nhạc hay và hình ảnh khá đẹp, đậm chất thơ (trừ những cơn mưa giả trân).

Kịch bản thì…chắc cũng không thể đòi hỏi gì hơn. Chỉ là sự dàn trải lướt qua những mối tình (hay thứ gì đó tương tự vậy) bởi cái tên phim đã nói lên rồi. Nhưng theo tôi, Các Em và Trịnh có lẽ sẽ đủ đầy hơn hehe.

Nói chung, bộ phim ổn. Trừ dàn diễn viên. Đã từng có dịp ngồi với anh Sơn, ấn tượng sâu đậm nhất của tôi là một người đàn ông điềm đạm, nho nhã và hiền từ. Nhưng tất cả những tính cách nổi bật nhất này, cả hai nam diễn viên thể hiện anh lúc trẻ lẫn khi về già, đều không lột tả được.

dimanche 4 avril 2021

Lê Học Lãnh Vân - Tiếng tâm tư


Nhà Việt Nam (Maison du Vietnam) là một địa chỉ tại nơi phồn hoa đô hội của Paris, nơi nhiều người Việt tại Pháp lui tới. Nửa cuối thập niên 1980 nơi đây thường tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa Việt, như hội thảo một đề tài về lịch sử, về văn học, về nghệ thuật.

Lúc đó là vài năm trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa, có vẻ là nước mở cửa thoáng nhất trong khối các nước xã hội chủ nghĩa thời đó.

Ngày kia, trước khi vào xem thuyết trình và triển lãm một số tranh, ảnh về Huế, bỗng nghe một tiếng hát vừa xa xôi vừa gần gũi. Cảm giác đầu tiên của Vương là phảng phất ý vị liêu trai, dù đang ban ngày và không vắng người. Ngồi góc phòng, giữa vài người lắng tai nghe, cô gái đang thả hồn theo tiếng hát của chính mình…

lundi 17 août 2020

Khánh Ly - Đừng đánh mất nụ cười



(VnExpress 15/08/2020) Tôi đã định về Việt Nam một lần thôi, “để nhìn cho biết”. Đi xuyên đất nước một lần, thăm tất cả, thế là đủ. Dầu mình không bao giờ trở lại nữa thì trong lòng vẫn yên.
Đó là tôi tự nhủ đã lâu lắm rồi, rất nhiều lần. Tôi là người không định đi khỏi Việt Nam và cũng không định về. Ngày đi hay về đều không chuẩn bị. Nhưng, người ta có cái số rồi. Khi nào rời cố hương là rời, quy cố hương là quy.
Lần đầu, khi những suy nghĩ "về Việt Nam" đến, tôi vẫn tự nhủ "có khi nào mình trở lại nơi mình bắt đầu, biết là không tìm được gì đâu". Lúc đó chồng tôi đồng ý, các con lớn rồi, có gia đình đầm ấm rồi, mình có vắng một thời gian cũng không sao cả. Rồi chồng tôi mất, ý định không về nữa càng lớn hơn. Vì trước kia đi đâu cũng có chồng tôi lo mọi thứ, không có anh thì tôi về làm gì nữa. Vì nhiều năm, tôi cũng coi mình là người ngoài lề của thời cuộc.

mercredi 1 avril 2020

Lưu Trọng Văn - Trịnh Công Sơn ơi, đến giờ...



Gã không thuộc nhóm bạn thường xuyên quây quần bên Trịnh Công Sơn. Nhưng thỉnh thoảng gặp thì xoắn chuyện. 

Một lần duy nhất Sơn rủ gã đến nhà ở Duy Tân. Trước mặt Sơn là cái ca tút đạn đại bác bằng đồng. Sơn hút thuốc và gạt tàn vào đó. Thấy gã ngạc nhiên, Sơn lấy ngón út hất gọng kính lên như để lên... giọng rồi hát:

"Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. "

vendredi 21 février 2020

Đỗ Duy Ngọc - Sao lại cười vui khi trình bày những bài hát đau thương về Mậu Thân ?


Thời gian gần đây, trên mạng xã hội có nhiều bài ca ngợi một giọng ca trẻ là Hoàng Trang với những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 

Tò mò tìm xem thì đúng là cô ca sĩ trẻ này có giọng ca vang, khỏe, hồn nhiên, có nội lực, lại mộc mạc rất phù hợp với dòng nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, phát âm lại tròn vành rõ chữ. Nói chung là một giọng hát khá hay và lạ trong thị trường bát nháo của âm nhạc hiện nay.

Tuy nhiên, khi xem cô trình bày một số bài hát trong Ca khúc da vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà đặc biệt là những bài hát viết về nỗi đau Mậu Thân 1968 ở Huế, thì tui hơi thất vọng. Đơn cử như bài Hát trên những xác người Bài ca dành cho những xác người. Đây là hai bài hát thể hiện nỗi đau tột cùng của người dân Huế trong biến cố Mậu Thân, người chết, người trốn chạy tên bay đạn lạc và cũng có người mẹ, người chị điên loạn trước cái chết của người thân:

HÁT TRÊN NHỮNG XÁC NGƯỜI

mardi 6 février 2018

Ký ức Trịnh Công Sơn - Huế hôm nay



Một cửa sổ của căn phòng bẩn thỉu nơi tôi đang sống đã nhìn ra phía ngoài một góc thành phố đông đúc. Trong một buổi chiều, tôi nằm dài yên lặng trên ghế bố, nhìn ra ngoài cửa và tôi nhớ Huế.

Từ cửa sổ ngó ra, Huế, là hai cây bông bụt đỏ ối, những làn mưa nghiêng nghiêng trong một bầu trời ảm đạm.

Mỗi năm vào tháng này, tôi đi Huế. Đi ở đây, có nghĩa là trở về với những cái gì tầm thường như quý giá: một căn nhà chật hẹp, một tô bún bò gạo giã, bạn bè tại những quán cà phê nhỏ Mệ Tồn và giữ Huế trong tay suốt mùa hạ.