Affichage des articles dont le libellé est Trương Nhân Tuấn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trương Nhân Tuấn. Afficher tous les articles

samedi 20 janvier 2024

Trương Nhân Tuấn - Loạt bài Hoàng Sa nhằm đâm sau lưng Việt Nam ?

 

Trên BBC có đăng một loạt bài nói về chủ đề 50 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa. Nhiều người Việt khen "hay", riêng tôi thì thấy "đắng cay thế nào"!

Họ khen hay vì họ không thấy con dao găm pháp lý mà BBC đang đâm sau lưng Việt Nam.

Về sự kiện "ai nổ súng trước" ?

samedi 5 novembre 2022

Trương Nhân Tuấn - Bản Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc 2022 có điểm gì đáng chú ý ?

 

Bản Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc kỳ này nội dung có vài điểm mới, mang tính mấu chốt, đánh dấu sự chuyển mình của Trung Quốc trong thế trận cạnh tranh với Mỹ và Tây phương về ý thức hệ và mô hình phát triển.

1/ Sự lãnh đạo của (các) đảng cộng sản trở thành "quy luật". Các đảng cộng sản có mục tiêu, lý tưởng và sứ mệnh: vì hạnh phúc nhân dân, vì tiến bộ nhân loại.

2/ Phô trương (hay phóng đại) mô hình phát triển của Trung Quốc "thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là thực tiễn sinh động, kinh nghiệm quý báu" để các quốc gia đang phát triển tham khảo.

vendredi 28 octobre 2022

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc muốn gì khi khoe vũ khí nhiệt hạch để chống lại Starlink ?

 

Đọc báo nước ngoài sáng nay thấy có bài nói về Starlink lên tiếng báo động việc Trung Quốc lên kế hoạch thí nghiệm vũ khí nhiệt hạch để tiêu diệt hệ thống vệ tinh của Elon Musk.

Bài báo nói rằng Trung Quốc đã theo dõi kỹ chiến tranh Ukraine và ý thức được sự lợi hại của hệ thống vệ tinh Starlink đã giúp cho quân Ukraine áp đảo quân Nga như thế nào. Lo ngại của Trung Quốc là Starlink có thể làm việc tương tự để giúp cho Đài Loan (trong trường hợp Đài Loan bị phong tỏa, đường cáp quang internet nối với thế giới bên ngoài bị cắt đứt).

Trung Quốc dự trù sẽ cho nổ một trái bom nhiệt hạch (thermonucléaire) tầm công phá khoảng 10 Mt (tương đương mười triệu tấn TNT), ở tầng khí quyển có độ cao khoảng 80 km.

mercredi 5 octobre 2022

Trương Nhân Tuấn - Putin không dám bấm nút hạt nhân

Công cuộc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga xem như hoàn tất, trên phương diện pháp lý của Nga.

Tòa Bảo hiến Nga phán rằng các hiệp ước về sáp nhập là "hợp hiến", đồng thời Quốc hội Nga cũng đã phê chuẩn các hiệp ước và thông qua. Các hiệp ước sáp nhập có hiệu lực từ ngày 03 tháng 10 năm 2022. Trên "nguyên tắc", 4 vùng lãnh thổ Donetsk, Lugansk, Zaporijjia và Kherson từ ngày này là "lãnh thổ của nước Nga".

Putin và các cộng sự diều hâu từ đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" đã nói đi nói lại rằng Nga sử dụng mọi thứ vũ khí hiện có để bảo vệ lãnh thổ của mình. Mọi người đều hiểu lời hăm dọa này bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

dimanche 2 octobre 2022

Trương Nhân Tuấn - Ukraine và cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Đúng như tôi dự đoán vài hôm trước, Putin làm thủ tục sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga, sau đó lên tiếng đề nghị ngừng bắn và đàm phán.

Đây là một thủ thuật "cổ điển" của Nga. Nhiều  "enclave" của Nga (Transnistrie, Ossétie...) đã chiếm được bằng phương cách tương tự như vậy.

Cuộc bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kết quả biết trước vì Nga sẽ bỏ phiếu "Veto". Ấn độ và Trung Quốc bỏ phiếu trắng, nhưng ý kiến của hai cường quốc này lại quan trọng. Ấn Độ chủ trương "hai bên ngừng bắn và đối thoại". Trung Quốc cũng có ý kiến tương tự.

vendredi 30 septembre 2022

Trương Nhân Tuấn - Lằn ranh đỏ

Từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" bắt đầu (24-02-2022) Putin đã lớn tiếng hăm dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu các quốc gia NATO can thiệp quân sự. Putin trong chừng mực đã vạch ra một "lằn ranh đỏ",  không cho phép các quốc gia thuộc khối NATO vượt qua.

Trên thực tế, ta thấy (dường như) Mỹ và EU "tuân thủ" không vượt qua lằn ranh đỏ của Putin. NATO không trực tiếp can thiệp, tức gởi quân lính vào chiến trường Ukraine. NATO đã không viện trợ các thứ vũ khí "tấn công" cho Ukraine.

Các quốc gia NATO (Mỹ, EU...) chỉ viện trợ các thứ vũ khí cần thiết để quân Ukraine "tự vệ", như các loại vũ khí chống chiến xa và hỏa tiễn phòng không cầm tay. Thật vậy, các thứ như chiến xa, chiến đấu cơ... ban đầu NATO không chuyển giao cho quân Ukraine.

dimanche 25 septembre 2022

Trương Nhân Tuấn - Thừa thắng xông lên hay hòa bình bằng mọi giá ?

 

Báo chí nước ngoài đăng nhiều bài phỏng vấn các chuyên gia về "ý đồ của Putin là gì", sau các việc "động viên từng phần" (mobilisation partielle) được ban bố (đi kèm với lời lẽ đe dọa sử dụng bom hạt nhân), và các cuộc trưng cầu dân ý ở các vùng đông và đông nam Ukraine.

Nhiều ý kiến đã đưa ra. Theo tôi quan trọng là ý kiến cho rằng Putin muốn làm áp lực với Ukraine (và các quốc gia Mỹ và EU), để các bên đàm phán chấm dứt chiến tranh.

Tôi ủng hộ ý kiến này. Putin với tư thế "chí phèo", đe dọa Mỹ và EU "chén đất đụng chén kiểu coi ai chết ai sống". Nga muốn Mỹ và EU ngưng, hay ít ra hạn chế bớt vũ khí viện trợ cho Ukraine. Chỉ khi nào Mỹ và EU giảm bớt sự ủng hộ thì Zelensky mới ngồi vào bàn đàm phán.

Trương Nhân Tuấn - Putin qua sông đục thuyền, nước Nga hiện hữu hay sẽ bị tiêu diệt ?

 

Putin ban bố lịnh "động viên từng phần", mục đích gom đủ 300 ngàn quân (trừ bị) để bổ sung vào chiến trường Ukraine, đồng thời đe dọa sử dụng bom hạt nhân nếu lãnh thổ Nga bị xâm phạm.

Vấn đề là ngày thứ Sáu 23.09.2022 các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở các vùng Đông và Đông Nam Ukraine nhằm sáp nhập các vùng lãnh thổ (mà Nga chiếm trong chiến dịch) vào nước Nga. Tức là "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Putin, kể từ ngày thứ Bảy 24.09 trở thành cuộc chiến "vệ quốc", bảo vệ lãnh thổ.

Báo chí hai ngày qua đã đăng nhiều bài phân tích, bình luận về tính "thuyết phục" trong sự răn đe hạt nhân của Putin.

mardi 11 août 2020

Trương Nhân Tuấn - Đám tang Lê Khả Phiêu, hàn thử biểu đo lường quan hệ Việt-Trung ?



(Tác giả viết bài này lúc chưa có tin tổ chức quốc tang cho ông Lê Khả Phiêu trong hai ngày 14-15/08/2020.)

Không biết lễ tang của ông Lê Khả Phiêu sẽ được đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tổ chức thế nào? 

Đến lúc viết những giòng chữ này thì vẫn không thấy báo chí Việt Nam cho biết ông Phiêu có được "quốc táng", với nghi thức dành cho những người "có công" với "đảng" hay với "tố quốc" hay không ? Điều này cho thấy có sự "giằng co" các phe trong đảng CSVN. 

Dĩ nhiên phe thân Võ Văn Kiệt có lý do để phản đối một đám tang rình rang cho Phiêu. Làm sao những người thân ông Kiệt có thể quên lúc ông Phiêu "mắng" ông Kiệt là "người hai mặt".

samedi 18 juillet 2020

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc có thèm khát dầu khí đến mức phải ép Việt Nam ?



BBC có các bài viết liên quan tình trạng "bi đát" trong lãnh vực khai thác dầu khí của Việt Nam. 

Hôm trước Bill Hayton có bài nói là Việt Nam phải bồi thường một tỉ đô la cho các công ty khai thác dầu khí Repsol (Tây Ban Nha) và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tác giả nói rằng do "sức ép" của Trung Quốc mà Việt Nam phải hủy hợp đồng với các đối tác này và chấp nhận bồi thường (một tỉ đô) cho họ. 

Hôm qua lại thêm tin "bi đát" khác là công ty hợp doanh Ấn Độ-Nga-VN Rosneft cũng hủy hợp đồng với giàn khoan Noble Corporation. Lý do, từ miệng đại diện ngành dầu khí và năng lượng Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh: "Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép". 

Trung Quốc thèm khát dầu khí đến mức (phải ép Việt Nam) như vậy hay sao ?

mardi 3 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Làm thế nào để "cứu" Đồng bằng sông Cửu Long ?



Nói chung là làm thế nào để "cứu" Nam kỳ lục tỉnh khỏi nạn "thiếu nước ngọt, hạn, mặn, nước biển xâm thực" ? Nam kỳ lục tỉnh gồm hai lưu vực: lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Đồng Nai. Sông Cửu Long "cạn dòng" nhưng hệ thống sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn. 

Nguyên nhân "hạn, mặn" ở miền Nam có hai nguyên nhân: 1/ thiên tai và 2/ nhân họa. 

Thiên tai là do biến đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến các con sông cạn nước. Trong khi nước biển ngày càng dâng cao, gây ra nạn "nhiễm mặn". 

lundi 2 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (2)


Nam kỳ "lục tỉnh" không hẳn chỉ có hệ thống sông "Cửu Long" bị "cạn dòng" (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các "học giả dân tộc chủ nghĩa". Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v...) hiện thời cũng "tơi tả" vì hạn, mặn. Nhứt là lưu vực sông Vàm Cỏ.

Lưu vực hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền Giang bồi đắp lên dải đất gọi là "miệt vườn", nơi ruộng lúa phì nhiêu nhứt miền Nam và cây trái thơm ngọt cung cấp cho cả nước.

Báo Long An "báo cáo" tình hình hạn mặn đất "miệt vườn" như sau:

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (1)


Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải "cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng" lên đem bán. Nguyên nhân hạn hán và "ngập mặn" khiến người dân không trồng trọt được cái gì trên những cánh đồng này.

Nguyên nhân do đâu ? Do biến đổi khí hậu (gây hạn hán) ? Do hiện tượng nước biển dâng cao khiến đồng bằng ngập mặn ? Hay do nước ở thượng nguồn sống Cửu Long (Mêkông) bị chặn lại do việc xây dựng các con đập thủy điện (hàng chục và tương lai là hàng trăm cái, rải rác từ Trung Quốc qua Lào và Campuchia...) ?

Bất kỳ nguyên nhân đến từ đâu, ĐBSCL bị đe dọa đến sự "hiện hữu" từ ngàn năm qua của nó. Hiển nhiên hàng chục triệu dân Việt Nam sống ở vùng đồng bằng trù phú này cũng có cùng số phận. Khi người dân phải đào đất ruộng đem bán là tình hình phải nói là "nguy kịch". Ngôi nhà "Đồng bằng sông Cửu Long" đang bị tháo giỡ từng cây kèo, từng viên ngói...

mercredi 12 février 2020

Trương Nhân Tuấn - Bảy định luật về « không gian sinh tồn » của Trung Quốc


Bắc Kinh thò vòi bạch tuộc bao trùm Biển Đông và gọi đó là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Chiến lược về “không gian sinh tồn” của Trung Quốc đã có từ rất sớm so với các quốc gia Châu Á, do Tưởng Giới Thạch khởi xướng. Dĩ nhiên chiến lược này “lấy hứng” từ các học thuyết “địa chính trị” của các học giả Tây phương, cũng như các mô hình “đế quốc” trong lịch sử. 

Tập sách “Không gian sinh tồn” (L’Espace Vital, Lebensraum), tác phẩm nghiên cứu về “địa lý chính trị” (géopolitique) nổi tiếng của Friedrich Ratzel xuất bản năm 1902 là một thí dụ điển hình. Cốt lõi tập sách này đề cập đến sự thành hình của một đại cường quốc, đặt nền tảng trên 7 định luật:

1. Không gian (sinh tồn) của một dân tộc được mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn.

Trương Nhân Tuấn - Virus Vũ Hán, đồng minh của Donald Trump và Thái Anh Văn


Sân bay Vũ Hán giờ chỉ còn phục vụ những chuyến bay di tản. Ảnh Edward Wang.
Khủng hoảng do cúm Vũ Hán gây ra đang là một thách thức lớn lao về chính trị-xã hội cho cá nhân Tập Cận Bình. Virus cúm Vũ Hán nguy hiểm nhiều lần hơn ông Trump trong cuộc "chiến tranh thương mại" kéo dài (từ tháng Ba năm 2018, tạm thời ngưng chiến 15 tháng Giêng 2020). 

Nhiều chuyên gia cho rằng, cho đến khi thỏa thuận về "hưu chiến" có hiệu lực, Trung Quốc không thua trong chiến tranh thương mại. 

Những yêu sách "cốt lõi" của Mỹ như vấn đề "ăn cắp" sở hữu trí tuệ hay việc can thiệp của nhà nước Trung Quốc vào các hoạt động kinh tế... vẫn còn là dấu chấm hỏi. Không thấy dấu hiệu nào Tập Cận Bình sẽ nhượng bộ Trump trong vấn đề này. 

mardi 4 février 2020

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc cô lập vì virus : Khó thể trụ quá 6 tháng


Thủ đô Trung Quốc vắng vẻ, 03/02/2020.
Chỉ cần kéo dài thêm vài ba tháng mà không có biện pháp ngăn chận hữu hiệu, rất có thể virus Vũ Hán sẽ gây một cuộc khủng hoảng sâu xa về y tế xã hội trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Xã hội có thể bị rối loạn, mà việc này sẽ đe dọa tính chính thống của chế độ đồng thời thách thức tư thế "độc tôn" của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Tổ chức Y tế Quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc vừa ra báo động "tình trạng khẩn cấp toàn cầu" đối với virus corona. Điều này có nghĩa là từ nay các quốc gia có thể đơn phương "đóng cửa biên giới" mà không cần chiếu theo nội dung các cam kết ngoại giao song phương với Trung Quốc. Trung Quốc hầu như đã bị "cô lập" với các "đối tác" lớn như Mỹ, các quốc gia Châu Âu, Nhật...

Khủng hoảng y tế kéo dài chừng 6 tháng thì xã hội Trung Quốc rối loạn. Nền kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào "xuất khẩu". Công nhân Trung Quốc cần đến các nhà máy để điều hành và sản xuất. Mọi trở ngại đến với công nhân đồng nghĩa với sự bế tắc trong sản xuất.

vendredi 17 janvier 2020

Trương Nhân Tuấn - Nhân ngày 17 tháng Giêng, nói về trách nhiệm làm mất Hoàng Sa


Ngày 17 đến 19 tháng Giêng năm 1974 Trung Quốc đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam, được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ thời vua Gia Long triều nhà Nguyễn, với những thủ tục phù hợp với tập quán quốc tế thời đó. Các đời vua tiếp theo, như Minh Mạng, đã dựng bia, trồng cây trên các đảo hoang khác thuộc Hoàng Sa để mở rộng bờ cõi. Đến thời thuộc Pháp, nhà nước bảo hộ đã tuyên bố trước cộng đồng quốc tế, sáp nhập Hoàng Sa vào Việt Nam, chiếu theo thủ tục đưa một vùng dất của đế quốc Đại Nam vào trách nhiệm bảo hộ của Pháp, theo các điều ước của Hiệp ước 1874.

Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc từ ngày 19 tháng Giêng năm 1974. Luật sư Hoàng Duy Hùng ở Houston (Texas) cho rằng trách nhiệm việc làm mất Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

samedi 4 janvier 2020

Trương Nhân Tuấn - Đồng minh phải ở lại


Quassem Soleimani.

Vậy là Mỹ phải đổ quân vô trở lại Trung Đông. Báo chí đăng tải Sư đoàn 82 nhảy dù Mỹ vừa được tăng cường 3.000 đến 3.500 quân để củng cố thêm số quân hiện thời (khoảng 5.000 quân). Tuần trước Mỹ đã đổ thêm 700 quân ở Koweit, sau khi Tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad bị "dân biểu tình tấn công".

Lời kêu gọi "báo thù" của lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, "máu đòi nợ máu", sau khi Trump hạ lệnh không kích giết chết tướng Soleimani là điều phải "cảnh giác". Dân Mỹ ở Irak được lệnh rút đi. Quân Mỹ có thể "sa lầy" thêm lần nữa ở "chiến trường" Trung Đông.

Kỳ này Mỹ có thể cùng Do Thái đánh Iran. Nhưng câu hỏi (báo chí đã đặt ra) Trump giết tướng Soleimani có "phù hợp với luật pháp quốc tế" hay không ? Mỹ cho rằng Iran là "quốc gia khủng bố" trong khi đại diện Iran tại Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Mỹ với những lý lẽ tương tự.

vendredi 27 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Đâu là tính chính danh của quyền lực ?


Quyền lực trong xã hội con người, từ cổ đại đến nay, đều đặt nền tảng trên sự « chính danh - légitime ». Không có chính danh thì nói không ai nghe.

Quyền lực (power – pouvoir) ở đây được hiểu như là « quyền lực » của « quyền lực chính trị », tức là « thẩm quyền » áp đặt những nguyên tắc luật lệ mà mọi người trong xã hội (thuộc một vùng lãnh thổ nhứt định) phải tuân thủ.

Sự « chính danh » trong chính trị có thể có thể được hiểu như là điều « hợp pháp » hay « hợp hiến ». « Légitime » nguyên thủy bắt nguồn từ Latin « legitimus », có nghĩa là « xác định bằng luật », « phù hợp với luật lệ ».

Trương Nhân Tuấn - Vấn đề “thoát Trung” và “thân Mỹ”


Chống Trung Quốc không hề là một "chứng minh thư" về lòng yêu nước. Cũng như việc chống Nho giáo không hề là động lực nhằm thúc đẩy dân chủ. Lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy không phải lúc nào Việt Nam cũng "lệ thuộc" vào Trung Quốc, và cũng không phải lúc nào Việt Nam cũng "chống" Trung Quốc. Những khoản thời gian Việt Nam phát triển thường trùng hợp với các giai đoạn Việt Nam"độc lập" với Trung Quốc.

Nếu ta hiểu "Trung Quốc" bao gồm dân số 1 tỉ 400 triệu người với tổng sản lượng quốc gia 12.362 tỉ đô la, việc chống Trung Quốc đồng nghĩa với việc lao đầu vào đá. Hiển nhiên đây không phải là công việc của người Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là Việt Nam làm thế nào để giữ "độc lập" trước một Trung Quốc giàu mạnh, đang lột xác trở thành một "đế quốc bành trướng"?