Affichage des articles dont le libellé est Thẩm phán. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thẩm phán. Afficher tous les articles

jeudi 22 février 2024

Ngô Nhân Dụng - Ai dám mua một vị Thẩm phán Tối cao?

Trên ti vi, John Oliver đã đưa ra một “bản hợp đồng” để mời Thẩm phán Thomas ký và cho biết chính ông sẽ chi tiền túi của mình ra, “Tôi không lấy tiền của chương trình HBO, chính tôi là người chịu trách nhiệm..."

Ông John Oliver công khai nói trên đài truyền hình, đề nghị mua Thẩm phán Clarence Thomas với giá một triệu đô la một năm, trả từ nay cho đến khi một trong hai người qua đời. Đổi lại, ông Thomas tự ý rút lui khỏi Tối cao Pháp viện. Thẩm phán Thomas có thể sống rất lâu, giá mua sẽ lên tới vài chục triệu mỹ kim!

John Oliver là một nhà hài hước, đưa đề nghị này trong chương trình ti vi HBO, cho nên ông Thomas có thể coi đây chỉ là chuyện đùa. Nhưng Oliver nói rất nghiêm trang: “Thẩm phán Clarence Thomas ảnh hưởng mạnh nhất trong Tòa Tối cao hiện nay và ông có vẻ không thích công việc đó. Ông từng nói, ‘Không bõ với nỗi mệt nhọc phải chịu.’ Bây giờ, ông nghĩ sao nếu có thể vẫn được hưởng những thứ đang có mà không phải mệt nhọc nữa?”

jeudi 4 janvier 2024

Ngô Nhân Dụng - Thẩm phán độc lập với tổng thống

Quy chế bổ nhiệm các Thẩm phán Tối cao suốt đời có thể là một yếu tố bảo vệ vai trò độc lập của ngành tư pháp; bảo vệ quy tắc ba quyền phân biệt để cân bằng, kiểm soát lẫn nhau.

Tối cao Pháp viện Colorado đã tuyên bố cựu Tổng thống Donald Trump không được ứng cử sơ bộ trong đảng Cộng Hòa ở tiểu bang này. Tòa dựa trên Tu chính án số 14 hiến pháp Mỹ.

Điều số 3 trong tu chính án nói rằng ai đã tuyên thệ trung thành với hiến pháp mà lại tham dự một vụ nổi loạn thì không được giữ chức vụ nào nữa. Bản án nói ngày 6 tháng 1 năm 2021 ông Trump đã “kêu gọi nổi loạn.” Luật sư của cựu Tổng thống Trump đã kiện; và Tối cao Pháp viện liên bang sẽ xét xử, cùng với một quyết định tương tự của tiểu bang Maine.

samedi 17 juin 2023

Ngô Nhân Dụng - Thẩm phán Aileen Cannon trước thử thách mới: Xử vụ cựu Tổng Thống Trump


Bà Aileen Cannon sanh năm 1981 tại Cali, nước Colombia; được người mẹ đưa qua Cuba khi còn nhỏ; sau đó chạy trốn chế độ độc tài của Fidel Castro, qua Mỹ năm bà lên bảy tuổi. Bà tốt nghiệp Đại học Duke University năm 2003.

Các luật sư của cựu Tổng thống Donald Trump chắc sẽ tìm cách trì hoãn phiên tòa xử vụ lưu giữ các tài liệu tối mật ở nhà riêng sau khi đã rời Tòa Bạch Ốc. Họ có thể xin tòa án bác bỏ đơn khởi tố của thẩm phán Jack Smith, người điều tra vụ này, đưa ra các luận cứ chứng tỏ cuộc điều tra không theo đúng luật. Nếu không được, họ sẽ yêu cầu quan tòa bác bỏ những chứng cớ được nêu lên và các nhân chứng được đưa ra.

Họ sẽ tìm cách trì hoãn cho đến sau ngày dân Mỹ đi bỏ phiếu, đầu tháng 11 năm 2024. Vì nếu phiên tòa diễn ra trước hay trong mùa tranh cử, ông Trump sẽ bất lợi. Nếu đề tài chính trong cuộc tranh cử là phê phán thành tích cai trị của Tổng thống Joe Biden thì ông Trump được lợi. Nếu vụ ông Trump ra toà được dư luận chú ý nhất, thì những nhược điểm của cá nhân ông sẽ bị phơi bày trong các bản tin hàng ngày.

jeudi 1 avril 2021

Nhà nước pháp quyền : Bruxelles kiện Ba Lan trước Tòa án Công lý Liên hiệp Châu Âu


Đăng ngày:

Độc lập tư pháp tại Ba Lan là chủ đề được các nước châu Âu quan ngại kể từ khi đảng bảo thủ Luật pháp và Công lý (PiS) lên nắm quyền năm 2015. Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet tường trình :

« Trong Liên hiệp Châu Âu, Ủy ban Châu Âu là định chế bảo đảm các hiệp ước sao cho tất cả các quốc gia thành viên phải tôn trọng, có nghĩa là người canh gác Nhà nước pháp quyền.

mercredi 27 janvier 2021

Bông Lau - Bãi mìn định hướng


Hiến Pháp Hoa Kỳ rất quái chiêu nhưng vô cùng hay.

Tổng Thống Joe Biden ký mấy chục sắc lịnh hành pháp (executive order) hay còn gọi là chỉ thị liên bang (federal directive). Nhưng hôm nay một ông Thẩm Phán Liên Bang cắc ké cấp huyện ở tiểu bang Texas đã phủ quyết (block) sắc lịnh ghê gớm của Tổng Thống Hoa Kỳ.

Lịch sử đang lập lại những gì mà Cựu Tổng Thống Donald Trump đã điêu đứng ngất ngư bốn năm qua với mấy ông quan tòa cấp tiến ở các quận huyện xa xôi hẻo lánh.

mardi 15 décembre 2020

Lưu Trọng Văn - Từ cái nắm cánh tay thân thiện của ngài chánh án...


Tại Hà Nội đã diễn ra phiên tòa xét xử kín ông Nguyễn Đức Chung, nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội, do thẩm phán Trương Việt Toàn ngồi ghế chủ tọa.

Sau phiên xử, thẩm phán Trương Việt Toàn đi xuống bắt tay và tỏ thái độ thân thiện với Nguyễn Đức Chung, một tội phạm mà ngài quan tòa vừa tuyên án 5 năm tù.

Trao đổi với Báo Người Lao Động về vấn đề này, "Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau, Tiến sĩ luật học), cho rằng khi xét xử, Thẩm phán được nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải vô tư khách quan.

samedi 28 novembre 2020

Đặng Sơn Duân - Về đại cử tri Pennsylvania : Một quyết định ít được chú ý


Hôm nay Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 3 bác kháng cáo từ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump về những sai phạm trong thủ tục xử lý phiếu bầu qua thư ở Pennsylvania.

Tin tức này chắc chắn được quảng bá rầm rộ như một thất bại lớn nữa giáng vào nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm lội ngược dòng.

Dẫu vậy, diễn biến này không quá ngạc nhiên và có vẻ nó không nằm ngoài dự định của các luật sư bên phía Trump, những người xác định con đường của họ phải đi đến Tối cao Pháp viện.

samedi 17 octobre 2020

Bông Lau - Cái ôm định mệnh


Nạn nhân đầu tiên của cuộc điều trần của bà Thẩm Phán Amy Coney Barrett mấy ngày qua ở Thượng Viện Hoa Kỳ lại chính là thượng nghị sĩ (TNS) Dianne Feinstein của đảng Dân Chủ thuộc tiểu bang cấp tiến California.

Bà Dianne Feinstein là một chính khách kỳ cựu 87 tuổi, thuộc khuynh hướng cấp tiến “Liberal” và đã từng giữ chức Thị Trưởng của San Francisco. TNS Dianne Feinstein cũng rất nổi tiếng trong nỗ lực tịch thu các loại súng trường tấn công như AR-15 và AK-47 khỏi thị trường dân sự. Những người cổ võ Tu Chính Thứ Hai của Hiến Pháp không thể thích được bà này.

Trong tiến trình thẩm tra Thẩm Phán Amy Coney Barrett, TNS Dianne Feinstein đã cố ép Thẩm Phán Barrett phải trả lời về quyết định sẽ hủy bỏ luật cho phép phá thai (Roe v. Wade) trong tương lai. Tuy nhiên Thẩm Phán Barrett từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi ấy, nói bà sẽ quyết định khi vụ án xảy ra và sẽ dựa vào luật pháp để phán xét.

mercredi 14 octobre 2020

Bông Lau - Người đàn bà thông minh


Hoa Kỳ có những nữ khoa học gia, nữ phi hành gia, nữ phi công tác chiến lỗi lạc không thua kém nam đồng nghiệp. Lần này thế giới được biết thêm một phụ nữ Mỹ uyên thâm về ngành luật.

Hai hôm nay dân Mỹ chứng kiến thủ tục phê chuẩn (confirmation) bà Thẩm Phán Amy Coney Barrett ở Thượng Viện Hoa Kỳ vào chức vụ Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện.

Vị trí Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện của bà Amy Barrett sẽ làm thiên lệch cán cân “bảo thủ - cấp tiến” 6/3 và bà lại được Tổng Thống Donald Trump tiến cử ở thời gian cuối cùng trước ngày bầu cử, nên sóng gió đùng đùng nổi lên. Đảng Dân Chủ ở Thượng Viện Hoa Kỳ huy động toàn thể lực lượng và trí tuệ của họ, hầu chặn đứng một người phụ nữ mà họ cho rằng đó là một “âm mưu bí mật” (scheme) của đảng Cộng Hòa.

jeudi 24 septembre 2020

Mỹ : Đảng Dân Chủ cố gắng ngăn chận đề cử thẩm phán mới ở Tối cao Pháp viện


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki gởi về bài tường trình :

« Phe Dân Chủ rõ ràng đã chuyển sang thế tiến công, trên các mạng xã hội, trên truyền thông và qua các thông cáo…Mục đích là chiếm lĩnh sân khấu, nhằm gây áp lực với đảng Cộng Hòa và thúc giục các cử tri hành động tương tự.

dimanche 20 septembre 2020

Bông Lau - Nhân văn


Ai cũng biết xin lỗi là văn hóa của người Mỹ vì đó là lịch sự lễ độ. Đi ngoài đường đụng nhau chút xíu mà đã xin lỗi rối rít.

Thấy bạn bè gặp chuyện buồn thì cũng rầu rĩ xin lỗi “sorry”. Cha mẹ lỡ nặng lời làm con trẻ buồn lòng thì phải chân thành xin lỗi để con không bị mặc cảm mất tự tin chớ hổng nạt nộ như phong tục Á Châu “đồ ngu, con nít biết gì mà nói”.

Nhưng văn hóa xin lỗi rất ít xảy ra nơi chính trường Mỹ vì xin lỗi có thể hiểu là sai lầm chính sách, đạo lý v.v… Một nhận định của chính khách mà sai lầm thì thôi rồi. Chính khách Mỹ đa số là những luật sư siêu phàm và kiêu ngạo sẽ không thể nhận lỗi một cách dễ dàng. Họ ngụy biện cãi chày cãi cối giống như người Việt. Lúc nào cũng muốn mình thắng.

lundi 15 juin 2020

Huy Đức - Có nên tiếp tục « sinh sản thẩm phán cận huyết »



Sau phát biểu của Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND TC) Nguyễn Trí Tuệ, nghe thêm ý kiến của Phó Chánh án Tòa cấp cao tại TPHCM Phạm Hồng Phong, tự hỏi, sao lên đến những vị trí cao vậy mà các vị ấy vẫn phát ngôn rất vô chính trị. 

Không rõ, hai ông tòa này có nằm trong số 1.116 thẩm phán mà "ngành đã 'vơ vét', tận dụng... và bổ nhiệm thêm" từ "các thẩm phán chưa đạt yêu cầu" như Chánh án TAND TC Nguyễn Văn Hiện nói trước Quốc hội năm 2006.

Một lần ghé một thẩm phán về hưu ở Thủ Đức. Ông kể, năm rồi tình cờ gặp lại người thư ký cũ, hỏi làm gì thì cậu ấy bảo đang là Phó Chánh án TAND TC. "Hậu sinh khả úy" là bình thường, nhưng rất ít người trong ngành biết anh ấy đã ngồi xử những vụ án nào, trong khi quá nhiều người biết anh ấy có mặt với tư cách "rót rượu" ở những đám giỗ nào ở nhà những người đồng hương quyền lực.

samedi 30 mai 2020

Đoàn Kiên Giang - Sau những bản án ở Bình Phước, người nhảy lầu, người dùng dao tự sát



Sáng 29/5, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Bình Phước tuyên án phúc thẩm đối với bị cáo Lương Hữu Phước (SN 1965, phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài) y án sơ thẩm với mức án 3 năm tù về tội danh “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện...”.

Đến chiều cùng ngày ông Phước vào trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, lên lầu 2 và nhảy xuống tự sát.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt ông Phước 3 năm tù giam, sau đó ông kháng cáo. Lên phiên xét xử phúc thẩm, HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm vì chưa làm rõ nhiều vấn đề, kết tội chưa có cơ sở.

vendredi 29 mai 2020

Nguyễn Hồng Lam - Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải: Một cơ hội bị … bỏ lỡ?



Nguyễn Hồng Lam : Sau nhiều đắn đo, lần lữa, cuối cùng cũng có một tờ báo chịu đăng cái nhìn của tôi về vụ án Hồ Duy Hải, dưới góc độ một ca xử lý khủng hoảng truyền thông. Bài viết chỉ bị cắt ví dụ dẫn đề, phần còn lại biên tập vài ba chữ, nghĩa là tuy bị "kiểm duyệt" bỏ đi 1/3 nhưng...không làm thay đbi bản chất của bài báo (!).

Bài viết này tôi gửi cho Vũ Mạnh Hà, Phó tổng biên tập Báo Bảo vệ Pháp Luật. Cách đây chỉ hơn một năm, Hà vẫn còn đeo quân hàm Thượng tá, đồng cấp, đồng chức với tôi trong cùng một cơ quan - báo Công an Nhân dân. Tôi biết, để bài viết này có thể xuất hiện trên tờ báo của mình, Hà và Ban biên tập Báo Bảo vệ Pháp luật đã phải mất không ít thời gian để nhờ đọc, thẩm định, kiểm duyệt. Đó là thái độ nghiêm túc, cầu thị, quyết liệt và tích cực. Thiếu một chút can đảm thì người ta sẽ không chịu làm, hoặc không làm được. Tôi cảm ơn Ban biên tập Báo, Vũ Mạnh Hà và ông em Hương Trà Đồng (người đề nghị tôi viết) vì sự tử tế đó, với nghề.

Hai anh em trong cùng một cơ quan báo cũ, cùng trong ngành công an, cố gắng một chút để có thể nói lên tiếng nói trung thực, không ngại sự va chạm khó tránh. Không nhiều, nhưng tôi tin điều đó có ý nghĩa nhất định và không thể vô ích.

mercredi 27 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Hồ Duy Hải không hề khai nhận



Đây là chữ do thư ký phiên tòa ghi chép tại phiên sơ thẩm. Hồ Duy Hải không hề khai nhận, nhưng qua miệng 17 vị thẩm phán tối cao, thì họ nói Hải nhận hết.

Phiên tòa hỏi đáp nhiều, thư ký viết phải thật nhanh nên chữ không đẹp - nhưng tất cả ai biết chữ đều đọc được nội dung.

Có lẽ, chỉ có 17 anh tối cao và đám dư luận viên kêu gào "Mặc dù không có chứng cứ nhưng Hải nhận tội".

Tạ Duy Anh - Hoan nghênh ông Nguyễn Thế Kỷ



Lúc 18 giờ kém ngày 24 tháng 5 năm 2020, VOV Giao thông của ông Nguyễn Thế Kỷ phát một chương trình phải nói là rất nặng ký về án oan, kéo dài chừng 30 phút. 

Điều đáng kể nhất là bản tin đã tường trình chi tiết về quá trình các tử tù như Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn…bị nhục hình, bức cung trong hầm tối, bởi những tên cán bộ điều tra ác quỷ, đến mức để giữ mạng sống ra tòa đòi công lý, họ đã phải nhận tội giết người.

Hoanh Nghênh ông Nguyễn Thế Kỷ.

Bản tin vừa nêu đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh phiên tòa Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải đang là tâm điểm của dư luận, phản ánh sự xộc xệch, nhem nhuốc của nền tư pháp Việt Nam. 

samedi 23 mai 2020

Vũ Hữu Sự - Ông Nguyễn Hòa Bình không phải là thẩm phán ?



Thẩm phán là một nghề đặc biệt. Đó là những người cầm cán cân công lý, có thẩm quyền xét xử các vụ án và quyết định hình phạt, mà hình phạt cao nhất là tước đoạt mạng sống đối với những người vi phạm pháp luật, bị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) truy tố và bị kết luận là có tội sau quá trình xét xử. 

Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 điều 67 luật tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND), thì thẩm phán phải là những người “trung thành với tổ quốc và hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực”. 

Có rất nhiều tiêu chuẩn mà một cử nhân luật phải đáp ứng để được trở thành thẩm phán. Nhưng điều quan trọng nhất, theo quy định tại khoản 1 điều 65 luật tổ chức TAND, làphải được chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử”. Không được chủ tịch nước bổ nhiệm, không thể trở thành thẩm phán và không được phép xét xử các vụ án, bất kể là vụ án thuộc loại nào, ở cấp tòa nào. 

mercredi 20 mai 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Cải cách tư pháp phải bắt đầu từ thẩm phán



I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP 

Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”. 

Nền tư pháp là “cái lồng nhốt quốc gia”. Quốc gia muốn lớn mạnh thì “chiếc lồng tư pháp” phải lớn nhanh hơn sự bành trướng của quốc gia. Hoàn thiện tư pháp là tiến trình song hành không tách rời đảm bảo cho sự tiến bộ mỗi quốc gia. Việt Nam muốn bay lên thì nền tư pháp Việt Nam phải bay lên cùng lúc.

Bởi thế, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam luôn quan tâm đến nền tư pháp. Trong các Văn kiện Đại hội Đảng (IX- XII) đều đề cập đến Cải cách Tư pháp (CCTP). Đặc biệt, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược CCTP đến năm 2020. 

mercredi 13 mai 2020

Nguyễn Thông - Đề nghị trả lời



Hội đồng Thẩm phán (17 người) là do Chủ tịch nước bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn. Mọi việc làm của họ đều liên quan tới Chủ tịch nước và Quốc hội, nơi đã "chọn mặt gửi...", đưa họ ra.

Đề nghị Hội đồng Thẩm phán, Quốc hội và Chủ tịch nước làm rõ vấn đề : Tại sao con dao và cái thớt, là tang chứng vật chứng mà hung thủ sử dụng trong vụ án Hồ Duy Hải lại biến mất ?

Đứa nào phi tang? Phi tang để làm gì? Cơ quan điều tra làm việc này hay ai, cơ quan nào?... 

Trương Châu Hữu Danh - Tấm lòng thẩm phán



Sau nhiều lần đề nghị chủ tọa phiên tòa Tòa án Nhân dân (TAND) Ninh Thuận xem xét lại vụ án vì có nhiều tình tiết không đúng sự thật, nhưng không được chấp thuận, bị cáo Loan (27 tuổi) đã uống thuốc sâu tự tử ngay tại tòa. 

Gia đình bị cáo thấy vậy khóc lóc và xin Hội đồng xét xử (HĐXX) cho mang bị cáo đi cấp cứu, nhưng HĐXX kiên quyết không cho và buộc bị cáo phải ngồi tại tòa. 

Do không được cứu chữa kịp thời, 24 giờ sau, chị Loan tắt thở.